Mức độ giảng viên liên hệ với thực tế khi giảng bài

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động marketing trong đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật tw dương xá gia lâm – hà nội (Trang 59)

Nguồn: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng

Như vậy, thực tế cho thấy các phương pháp giảng dạy mà giảng viên áp dụng hiện nay chưa phát huy đươc hiệu quả, để SV có thể phát huy tích cực vai trò nguời học của mình.

Nắm bắt đươc tình hình. Nhà trường cũng đã thường xuyên tổ chức những hội thảo nhằm trao đổi nâng cao phương pháp giảng dạy của giảng viên, giúp các giảng viên có những phương pháp giảng dạy mới nhất, có khả năng truyền đạt giúp HSSV tiếp thu những kiến thức tốt và nhanh hơn nhất.

4.1.1.5. Phương pháp đánh giá kết quả học tập

- Đánh giá kết quả học tập của HSSV. Hiện nay Trường còn đang áp dụng cả hai hệ thống đào tạo niên chế và đào tạo tín chỉ:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 đẳng theo quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chếđào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ. Cùng với việc ban hành kèm theo QĐ 389/CĐKTKTTW ngày 20/08/2013 của Hiệu trưởng trường CĐKT-KTTW quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một sốđiều của Quy chếđào tạo cao đẳng hệ chính quy.

Tùy tính chất học phần, việc đánh giá học phần có thể căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm thành phần. Mỗi học phần có thể có nhiều kỳ kiểm tra nhưng chỉ tổ chức một kỳ kiểm tra chính vào giữa học kỳ và một kỳ thi kết thúc học phần vào cuối học kỳ. Không có kỳ kiểm tra lại hoặc kỳ thi lại cho những SV đã dự thi không đạt yêu cầu hoặc vắng thi.

Kết quả học tập một học phần được đánh giá theo quá trình học tập, thể hiện bởi các điểm thành phần. Số lượng quy định cụ thể trong đề cương chi tiết của từng học phần. Điểm thành phần được làm tròn đến 1 chữ số (ví dụ: 5,0). Thông thường điểm thành phần được đánh giá gồm:

- Điểm chuyên cần: trọng số 10% điểm học phần,

- Điểm đánh giá giữa học phần: trọng số là 20% gồm các điểm:( Điểm kiểm tra bài cũ, kiểm tra các chương hoặc phần, điểm kiểm tra giữa kỳ phải có ít nhất 1 bài, điểm Semina, điểm bài tập…)

- Điểm thi hết học phần: Có trọng số là 70% điểm học phần, cụ thể như sau: - Học phần thực tập cuối khoá (Thực tập tốt nghiệp) là học phần bắt buộc được bố trí vào học kỳ cuối (Học kỳ 6) của chương trình đào tạo, kết thúc thực tập tốt nghiệp SV phải hoàn thiện và nộp cho Nhà trường “Báo cáo Thực tập tốt nghiệp”. Điểm báo cáo thực tập này có khối lượng 3 tín chỉ. Học phần thực tập cuối khóa có thể là điều kiện tiên quyết đối với SV đểđược làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp. Việc hướng dẫn báo cáo thưc tập cho SV còn làm cơ sởđể tăng cường hơn nữa trong việc đánh giá trách nhiệm, tay nghề của giáo viên, từđó kiểm định được chất lượng là hình thức báo cáo kết quả học tập của SV ra trường.

+ Đào tạo theo niên chế cho cao đẳng chính quy và liên thông.

Đối với HS trung cấp chính quy nhà trường thực hiện theo quy chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp ban hành theo quyết định số 40/2007/QĐ-

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 BGD ngày 01/8/2007 của Bộ GD&ĐT. Và Thông tư 22 mới của Bộ GD&ĐT đối với HS trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức học niên chế.

Tới đây đối với SV cao đẳng hệ liên thông nhà trường sẽ thực hiện quy chế 36/2007/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 28/6/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng vừa làm vừa học

- Kết quả học tập, cấp bằng và chứng chỉ tốt nghiệp

+ Để đạt kết quả thi tốt nghiệp cao 99% (Bảng 4.3)Nhà trường thực hiện đồng bộ hóa các giải pháp như: củng cố ngân hàng đề thi sát với chương trình bài giảng. Tổ chức hệ thống ôn thi tập trung, giải đáp những vấn đề HSSV chưa rõ, đề thi được chọn nằm trong hệ thống ngân hàng ở mức vừa phải, công tác coi thi nghiêm túc và được thực hiện an toàn không có sai sót, sai phạm.

Bảng 4.3 Kết quả tốt nghiệp của HSSV chính quy qua 3 năm

Loại hình Năm TN Tổng Số Kết quảđỗ Khá, giỏi Trung bình khá Số SV Tỷ lệ % Số SV Tỷ lệ % Số SV Tỷ lệ % 1.Cao đẳng 2.500 2.475 99 927 37.45 1447 58.46 - Khóa 3 2012 1.200 1.193 99,4 429 36,0 716 60,1 - Khóa 4 2013 900 889 98,8 333 37,5 515 58,0 - Khóa 5 2014 400 393 98,3 165 42,2 216 55,0 2.Trung cấp 1.665 1.657 99,5 632 38.14 954 57,5 - Khóa 26 2012 880 876 99,5 311 35,6 502 57,3 - Khóa 27 2013 500 500 100 195 39,0 298 60,0 - Khóa 28 2014 285 281 98,6 126 44,8 154 54,5 Nguồn: Phòng Đào tạo

+ Khi tham gia học tập ở Nhà trường, các SV luôn được đánh giá kết quả học tập sau mỗi môn học. Theo chương trình đào tạo các HSSV cuối khóa sẽ phải làm báo cáo tốt nghiệp sau khi đi thực tập về, tùy theo từng khoa chuyên ngành các SV sẽ phải thực hiện báo cáo của mình trước Hội đồng khoa gồm các giảng viên của Khoa. Sau khi SV hoàn thiện tất cả chương trình học của mình sẽ được Nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp hoặc nếu SV nào không hoàn thiện hết chương trình học thì sẽ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 được Trường cấp chứng chỉđã theo học tại Nhà Trường.

Đánh giá học tập, cấp bằng và chứng chỉ tốt nghiệp 38% 40% 11% 11% Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Biểu đồ 4.6 Đánh giá học tập, cấp bằng và chứng chỉ tốt nghiệp Nguồn: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng

Với kết quảđiều tra như trên, thì đã có 38% SV hoàn toàn đánh giá tốt việc đánh giá kết quả học tập và cấp bằng của Nhà trường, 40% SV tương đối hài lòng với việc đánh giá và cấp bằng của Nhà trường. Như vậy, việc tổ chức thi và cấp bằng hiện nay của Nhà Trường là hoàn toàn đáp ứng được sự hài lòng của người học. Tuy nhiên thời gian cấp bằng cho SV cũng nên rút ngắn để các em nhanh chóng nhận được bằng tốt nghiệp của mình.

Xu hướng tới nhà trường sẽ từng bước chuyển sang đào tạo và đánh giá kết quả việc học tập của SV thông qua thực hiện đánh giá theo hệ thống tín chỉ. Qua kết quả đánh giá cho thấy, nhà trường đã thực hiện chặt chẽ, đúng quy chế, đánh giá tương đối chính xác học lực của HSSV, vì vậy chất lượng đào tạo của trường đang từng ngày được giữ vững, được xã hội thừa nhận

4.1.2. Phí dch vđào to

Trường được ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Hiện nay Trường vẫn đang thực hiện đào tạo theo hai hình thức niên chế và tín chỉ. Việc xác định học phí cho người học đang được áp dụng đúng theo các quy định của một trường công lập.

Căn cứ Nghịđịnh số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và NĐ74/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ quy định về việc miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2010-2015. Căn cứ Thông tư số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 14/2009/TT- Bộ GD-ĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường Cao đẳng.

Căn cứ vào các Quyết định số 2414/BGD&ĐT-QĐ ngày 19/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập trường CĐKT-KTTW trên cơ sở Trường Cán bộ HTX và DN nhỏ, QĐ số 37/CĐKT-KTTW ngày 22/2/2012 của Hiệu trưởng trường CĐKT-KTTW về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trường, QĐ48/QĐ- CĐKT-KTTW thống nhất về việc xây dựng mức đóng học phí cho các em HSSV năm học 2014-2015 như sau:

- Đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ áp dụng cho cao đẳng chính quy khóa 6 và cao đẳng liên thông khóa 3 là.

Học phí tín chỉ = tổng học phí toàn khóa/ Tổng số tín chỉ toàn khóa. Trong đó:

Tổng học phí toàn khóa = Mức thu học phí 1 sinh viên x 10 tháng x số năm 1 tháng Bảng 4.4 Bảng tính học phí trên một tín chỉ năm học 2014-2015 STT Hệđào tạo Học phí 1SV / 1 tháng Số tháng thu Số năm Số tín chỉ Học phí/ 1 Tín chỉ 1 Cao đẳng chính quy 1.1 Khối ngành kinh tế 440.000 10 3 102 129.411 1.2 Khối ngành kỹ thuật 520.000 10 3. 102 152.941

2 Cao đẳng liên thông

2.1 Khối ngành kinh tế 440.000 10 1.5 45 146.666 2.2 Khối ngành kỹ thuật 520.000 10 1.5 45 173.333

Nguồn: Phòng Tài chính -Kế toán Trường

- Đối với hình thức đào tạo theo niên chế áp dụng cho cao đẳng chính quy khóa 4, 5 và các lớp hệ trung cấp chuyên nghiệp. Riêng đào tạo ngoài giờ, mỗi tháng cộng thêm 30.000đồng/ tháng chung cho các ngành đào tạo.Ta có bảng cụ thể:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 Bảng 4.5 Học phí một học kỳ theo niên chế 2014-2015 STT Hệđào tạo Học phí 1 tháng Số tháng thu Học phí 1 học kỳ (Đv: đồng) I Các lớp cao đẳng chính quy 1 Khối ngành kinh tế 440.000 5 2.200.000 2 Khối ngành kỹ thuật 520.000 5 2.600.000 II Các lớp trung cấp chuyên nghiệp

1 Khối ngành kinh tế 1.1 Trong giờ hành chính 385.000 5 1.925.000 1.2 Ngoài giờ hành chính 415.000 5 2.075.000 2 Khối ngành kỹ thuật 2.1 Trong giờ hành chính 455.000 5 2.275.000 2.2 Ngoài giờ hành chính 485.000 5 2.425.000

Nguồn: Phòng Tài chính -Kế toán Trường - Đối với hoạt động của các Trung tâm trực thuộc trường cũng như các cơ

sở liên kết.

Hàng năm có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà trường tối thiểu 10% trên số thu được để lại tại Trung tâm. Riêng với Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải đóng góp 20% trên số thu học phí được để lại do sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường. Từ năm học 2014-2015 Trường lại bắt đầu đẩy mạnh việc tìm và liên kết đào tạo với một số cơ sở trung tâm giáo dục ngoài trường. Nên mảng đào tạo này nhà trường con đang trong quá trình kết hợp với họ để nghiên cứu xây dựng mức đóng góp phù hợp của HSSV cũng như lợi ích tốt nhất cho cả hai phía nhà trường và cơ sở đào tạo ( Hiện mức đóng góp của HSSV đang theo mức phí của trung tâm trực tiếp quản lý thu và Trường mới chỉ thu phần trăm đào tạo nhưđã nói ở trên). Để giữ vững mối quan hệ lâu dài cũng như thương hiệu của nhà trường trong những năm tới, nếu số thu học phí về trường chỉ vừa đủ bù đắp chi phí thường xuyên cho khóa học, thì nhà trường vẫn đáp ứng yêu cầu của các sơ sở liên kết đào tạo và người học để duy trì tình trạng tuyển sinh khó khăn trước mắt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 Nhìn vào cách áp dụng và cách tính hoạt động học phí như trên. Ta thấy Trường CĐKT-KTTW đã đang thực hiện chính sách học phí phân biệt cho các khối chuyên ngành khác nhau, cho thời gian học tập của các đối tượng người học. Đây cũng là cách thu hút động viên người học, tăng nguồn thu, thiết lập duy trì và củng cố các mối quan hệ với người học, đồng thời khai thác được nguồn lực của mình, vừa thực hiện được chính sách của nhà nước trong GD&ĐT, vừa tạo điều kiện học hành và giảng dạy cho các giảng viên cũng như người học được phù hợp với điều kiện của mình.

Nội dung của chính sách học phí phân biệt còn có tính ưu việt ở mục miễn, giảm học phí cho người học thuộc diện chính sách có công với cách mạng, giảm học phí cho cho HSSV thuộc diện con nhà nghèo có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa. Nhà trường đều thực hiện nghiêm túc hỗ trợ cho các em. Bảng 4.4 Thu học phí HSSV chính quy dưới đây áp dụng cho kỳ II năm học 2013-2014 là một thực tế thực tế. Theo danh sách miễn giảm theo QĐ số 344/QĐ của Trường có tỷ lệ miễn giảm chiếm khoảng 1,35% trên tổng số HSSV đang theo học .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

Bảng 4.8 Tổng hợp các lớp tập huấn doanh nghiệp, HTX do Nhà trường tổ chức

Năm 2013 2014

Nội dung

- Đoàn tình nguyện viên Công ty Samsung tới trường tổ chức hướng nghiệp đưa SV của Trường tới thăm nhà máy Samsung ở Bắc Ninh

- Khoa quản trị kinh doanh tổ chức hội thảo hướng nghiệp dành cho SV khóa 3 của mình, hội thảo kéo dài trong 3 giờ và nội dung là hướng dẫn cho các SV sắp tốt nghiệp định ra cho mình một mục tiêu cụ thể và phải làm gì để có thể đạt được mục tiêu đó. cuộc thi “Ươm mầm nhà quản trị”...

- Các khoa tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn SV đi thực tập.

- Đoàn tình nguyện viên Công ty Samsung quay trở lại mở các lớp học hướng nghiệp cho SV.

- Khoa quản trị kinh doanh tổ chức buổi hội thảo hướng dẫn, thực hành viết CV xin việc, trả lời phỏng vấn... - Phòng NCKH tổ chức buổi hội thảo hướng nghiệp cho SV. ....

Nguồn: Phòng Khoa học công nghệ & Hợp tác Quốc tế

Theo (Bảng 4.8) Các phòng, khoa có tổ chức cho HSSV nhưng mật độ còn ít. Thực tế là hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho người học chưa đồng bộ, số lượng và chất lượng chưa cao. Hiện nay Nhà trường đã có Ban tuyển sinh và tư vấn việc làm nhưng chưa được khai thác nhiều. Có thể thấy rằng nguyên nhân quan trọng của vấn đề này là chúng ta đang rất thiếu lực lượng tư vấn hướng nghiệp cho SV, và chúng ta cũng chưa xây dựng được một khung chuẩn cho công tác giáo dục hướng nghiệp.

Hộp 4.2 Em mong có nhiều lớp học như thế...

Em rất thích các lớp học về tin học văn phòng, kỹ năng mềm, các buổi hội thảo. Em mong có nhiều lớp học như thế để sinh viên chúng em được tiếp cận với thực tiễn. Đúng là đi một ngày đàng, học một sàng khôn cô ạ!

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 Kết quả phỏng vấn mức độ liên kết với DN: cho thấy trong 20 DN, có 14 DN không bao giờ tham gia tư vấn hướng nghiệp cho SV, 5 DN rất ít tham gia tư vấn hướng nghiệp, và chỉ 1 DN thỉnh thoảng tham gia công tác này. Điều này cho thấy các các DN hiện nay chưa chú trọng đến công tác tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm của các Trường cho SV. Nguyên nhân chính trong việc này có thể là họ chỉ chú trọng phát triển trong ngắn hạn, tập trung nâng cao doanh số của mình, chưa chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của người lao động.

Các HTX cũng nói rằng, họ sẵn sàng nhận SV thực tập nhưng lại thiếu thông tin và không chủđộng tìm kiếm nguồn này.

Hộp 4.3 HTX chúng tôi sẵn sàng cho sinh viên đến thực tập...

Tôi mong muốn HTX ngày càng phát triển, công việc được ổn định. HTX chúng tôi sẵn sàng cho sinh viên đến thực tập. Nhưng những năm vừa qua, rất ít

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động marketing trong đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật tw dương xá gia lâm – hà nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)