Đặc điểm và vai trò của chính sách đào tạ o

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động marketing trong đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật tw dương xá gia lâm – hà nội (Trang 34)

2.2.1.1. Đặc điểm yêu cầu của đào tạo

Điều 20 Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 quy định: “Cấm lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội. Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vào mục đích vụ lợi”.

Như vậy, GD&ĐT là hoạt động không vụ lợi nhằm phục vụ lợi ích nhân dân, tiền lời thu được sau khi trang trải chi phí hoạt động phải được sử dụng nhằm mục đích ban đầu hoặc tái đầu tư hay đưa vào quỹ dự trữđể tiếp tục hoạt động giáo dục đào tạo.

Dịch vụ đào tạo là một “sản phẩm lao động”, có thể dùng để thoả mãn nhu cầu của con người. Vậy, nếu nó được “đi vào quá trình tiêu dùng thông qua trao đổi” thì nó là một hàng hoá. Hàng hoá ngày nay được hiểu rộng hơn và có hai đặc trưng bổ sung cho nhau, đó là: Mức độ công cộng và mức độ thị trường

Thế nên nó không chỉ là hàng hoá cá nhân thuần tuý do thị trường tự do cung cấp và tiêu dùng đó là có tính loại trừ nhau, mà còn là hàng hoá công thuần tuý do Nhà nước cung cấp (phúc lợi xã hội) và sự tiêu dùng ởđây là không loại trừ nhau- Tức là có trao đổi nhưng không có mua bán,vì “không loại trừ” được người hưởng thụ. Và trong đào tạo của hệ thống cao đẳng đại học thứ hàng hóa đó được gọi là dịch vụ trong đào tạo

Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Không một quốc gia nào có nền giáo dục thương mại hoàn toàn, vì giáo dục chính là tương lai của mỗi quốc gia. Với những nền giáo dục cung cấp sản phẩm chất lượng cao thì người hưởng thụ giáo dục phải đầu tư chi phí cao. Đó là khía cạnh thị trường”.

Khía cạnh thị trường trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay được thể hiện khác nhau ở các bậc học. Với giáo dục phổ thông thì chủ yếu là vì lợi ích công nhưng với dịch vụ giáo dục CĐ-ĐH không còn thuần tuý là lợi ích công. Nó vừa là lợi ích

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 công được cung cấp miễn phí cho các đối tượng chính sách và con em nghèo, vừa là một dịch vụ công được được cung ứng theo nguyên tắc lấy thu, bù chi không nhằm mục đích lợi nhuận. Bên cạnh đó ở một số trường CĐ-ĐH tư thục trong nước và một số cơ sở giáo dục nước nước ngoài tại Việt Nam thì dịch vụ giáo dục được coi là hàng hoá.

Việt Nam đang mở rộng cửa, nhất là lĩnh vực giáo dục đại học. Để có một “chuẩn thị trường” cần sựđịnh hướng mạnh mẽ của nhà nước. Theo đặc trưng mức độ thị trường, chi phí cho GD&ĐH thường được Nhà nước cung cấp một phần là do giáo dục đại học vẫn nằm trong “Quyền được học hành” của người dân, do truyền thống, do vai trò to lớn của GD&ĐH trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội chung của đất nước. Còn người học phải cung cấp một phần là do dịch vụ giáo dục không phải là hàng hoá công thuần tuý, giáo dục đại học còn chưa là giáo dục phổ cập, giáo dục đại học mới chỉ cung cấp được khoảng 20% tổng nhu cầu cho những người có năng lực hơn, đầu tư cho giáo dục đại học còn là loại đầu tư rất có hiệu quả của người học.

Khi coi dịch vụ giáo dục là hàng hoá, người học là khách hàng, cơ sở giáo dục là “nhà sản xuất” thì yêu cầu hoạt động marketing trong đào tạo là thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng, nhà sản xuất và các đối tác có liên quan nhằm thoả mãn mục tiêu của các thành viên này. Và như vậy, muốn nhấn mạnh cuối cùng thì sản phẩm ấy phải được sử dụng vào thị trường lao động trực tiếp hay gián tiếp, nó bị chi phối và bị điều tiết bởi quy luật thị trường. Hai thuộc tính trên vừa chếước nhau vừa thúc đẩy nhau.

Thuộc tính hàng hóa yêu cầu hoạt động giáo dục phải tổ chức quá trình đào tạo chú ý đến hiệu ứng của thị trường, đặc biệt là thị trường sức lao động, phải tổ chức quá trình tạo ra động lực phát triển kinh tế trên cơ sở đào tạo làm đổi mới sức lao động và thúc đẩy sự sử dụng sức lao động có hiệu quả trong đời sống xã hội. Quá trình đào tạo phải bám sát với nhu cầu thị trường sức lao động, hoàn thiện cơ cấu lao động .

GD&ĐT được xếp vào khu vực kinh tế dịch vụ. Sản phẩm của giáo dục vừa mang thuộc tính hình thái ý thức xã hội vừa mang thuộc tính hàng hóa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 Khi coi sản phẩm giáo dục mang thuộc tính hình thái ý thức xã hội là muốn nhấn mạnh hoạt động giáo dục có tính chất xã hội, khẳng định mục đích cơ bản và phương hướng tác động của sản phẩm này chủ yếu vào đời sống tinh thần của xã hội.

Chỉ quan tâm đến thuộc tính hình thái ý thức xã hội mà coi nhẹ thuộc tính hàng hóa thì hệ thống GD&ĐT dễ trở lên khô cứng, không góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nếu quá quan tâm đến thuộc tính hàng hóa, không chú ý đúng mức thuộc tính hình thái ý thức xã hội thì giáo dục sẽ đẩy xã hội vào trạng thái phân biệt với những mối lo ngại vềổn định xã hội.

2.2.1.2. Vai trò của đào tạo

Phát triển toàn diện con người là tư tưởng giáo dục của thời đại, là mục tiêu tổng quát của nền giáo dục Việt Nam, là yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học- công nghệ của nền kinh tế tri thức. Chính vì vậy đào tạo CĐ-ĐH đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo ra những con người biết tôn trọng nhân phẩm và giúp cho người học hình thành hành vi, thái độ, năng lực, hành động cụ thể vì chính cá nhân họđể đối phó với những khó khăn và thách thức, tăng cường khả năng thích nghi cho một xã hội bền vững cả về kinh tế, môi trường và văn hóa.

GD&ĐT giúp người học hiểu được bản thân mình và những người khác, hiểu được sợi dây gắn kết giữa con người với môi trường tự nhiên- xã hội rộng lớn, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường và phát triển.

GD&ĐT là nền tảng của sự phát triển khoa học, trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày nay khi xem xét tiềm lực của mọi quốc gia, người ta dựa chủ yếu vào chất xám của đội ngũ lao động và khoa học - công nghệ. Tri thức và kỹ năng của đội ngũ lao động cùng với khoa học - công nghệ tiên tiến sẽ quyết định năng suất lao động và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Do đó, đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Với vai trò hết sức quan trọng như vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo sự nghiệp trồng người. Sinh thời, Hồ Chủ Tịch đã từng nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và từng căn dặn: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

2.2.1.3. Đặc điểm đào tạo tại trường cao đẳng

Ngày 20 tháng 5 năm 2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật giáo dục sửa đổi có ghi rõ: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên và các phương thức đào tạo: tập trung và không tập trung, chính quy và không chính quy, học từ xa.

Giáo dục chính quy: Là giáo dục theo một nội dung chương trình hoàn chỉnh, có hệ thống, có đủ kiến thức cơ bản, nhằm chuẩn bị cho người học không chỉ một năng lực cụ thể, trước mắt mà còn chuẩn bị cho họ một tiềm năng phát triển lâu dài, vươn dần lên các đỉnh cao. Với cách hiểu hiện hành thì giáo dục chính quy đòi hỏi hai điều kiện: phương thức học là tập trung, nội dung học là có hệ thống. Nếu không thỏa mãn cả hai điều kiện đó thì gọi là “phi chính quy”.

Đào tạo CĐ-ĐH mang đến cho người học một tầm nhìn mới và một nghề chuyên nghiệp, đồng thời là nơi rèn rũa cho các em kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp.

- Đào tạo CĐ-ĐH giúp cho nhà nước và các tổ chức có nguồn lực lao động có trình độ cao phù hợp với thực tế công việc.

Điều 39 Luật Giáo dục 2005 đã ghi: Mục tiêu của đào tạo cao đẳng mang trọng trách là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 - Đào tạo trình độ cao đẳng giúp SV có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo, giúp SV nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động marketing trong đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật tw dương xá gia lâm – hà nội (Trang 34)