2.1.3.1. Các yếu tố bên trong
Mục tiêu, chiến lược phát triển trong đào tạo
* Mục tiêu: Dựa trên kết quảđánh giá và tuỳ theo các nguồn lực sẵn có mà các cơ sởđào tạo lựa chọn thị trường mục tiêu bằng các cách như tập trung vào một phân đoạn thị trường, chuyên môn hoá có chọn lọc, chuyên môn hoá sản phẩm, chuyên môn hoá thị trường hoặc đáp ứng toàn bộ thị trường. Mục đích để cơ sởđào
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 tạo tập trung mọi nguồn lực nhằm đáp ứng thị trường đó tốt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.
* Thiết kế và lựa chọn chiến lược marketing
Thiết kế và lựa chọn chiến lược marketing là khâu quan trọng và bao trùm nhất đối với một cơ sở đào tạo. Khi không có một chiến lược marketing rõ ràng, một tầm nhìn bao quát, chắc chắn cơ sởđào tạo sẽ lạc vào cái vòng luẩn quẩn, hao phí nguồn lực mà không mang lại hiệu quả gì.
Việc xây dựng và lựa chọn chiến lược marketing của một cơ sở đào tạo là vạch ra những gì mà trường muốn đạt được. Tuy nhiên, do mục đích của các loại hình trường khác nhau, nhân lực khác nhau nên mục tiêu cũng được xác định cụ thể khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, cơ sởđào tạo có thể sử dụng các chiến lược cụ thể:
- Marketing không phân biệt: Đó là có thể bỏ qua những khác biệt giữa các đoạn thị trường và hoạt động trong toàn bộ thị trường lớn chỉ bằng một chủng loại sản phẩm đào tạo. Cơ sởđào tạo tập trung vào những điểm đồng nhất trong nhu cầu hơn là những điểm khác biệt. Tuy vậy nó cũng có những hạn chế đáng kể. Bởi vì không dễ dàng cơ sởđào tạo đưa ra nhãn hiệu hay sản phẩm thu hút mội khách hàng. Khi có nhiều cơ sởđào tạo cùng áp dụng kiểu marketing không phân biệt sẽ làm việc cạnh tranh trở lên gay gắt hơn ở những đoạn thị trường có quy mô lớn.
Marketing phân biệt: Theo chiến lược này cơ sởđào tạo quyết định tham gia vào nhiều đoạn thị trường và soạn thảo những chương trình marketing riêng biệt cho từng đoạn. Thay vì cung ứng một loại sản phẩm đào tạo cho tất cả mọi khách hàng bằng việc cung ứng những sản phẩm khác nhau cho từng nhóm khách hàng riêng biệt.
- Marketing tập trung: Thay vì việc theo dõi những phần nhỏ trong thị trường lớn bằng việc tìm cách chiếm lấy tỉ phần thị trường lớn của một vài thậm chí một đoạn của thị trường.
Ưu thế của chiến lược này là ở chỗ qua việc dồn sức chỉ vào một khu vực thị trường, nên cơ sởĐT có thể dành một vị trí vững mạnh trên khu vực thị trường đó.
* Đánh giá lựa chọn chiến lược:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 bảo đảm tính khả thi, bảo đảm sự tương quan hợp lý giữa thoả mãn nhu cầu của người học với yêu cầu của công tác quản lý và mục tiêu của một trường. Trong điều kiện phạm vi cho phép của một trường thì nên đa dạng hoá các loại hình, phương thức, bậc, hệ đào tạo. Phải thể hiện được sự thích ứng với môi trường, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ và sự kết hợp hài hoà các yếu tố cấu thành marketing hỗn hợp và phải có được lợi thế so sánh với các trường khác.
* Tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá, điều chỉnh các chiến lược
Marketing đào tạo là việc phân tích, hoạch định, triển khai thực hiện và kiểm soát các chương trình đào tạo đã được xây dựng một cách khoa học.
Việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các chiến lược marketing phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ đảm bảo ở tất cả các công đoạn của quá trình thực hiện marketing. Kiểm tra đánh giá phải thực hiện suốt trong quá trình đào tạo bắt đầu từ khâu lập kế hoạch, tổ chức tuyển sinh đến triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy, thi, kiểm tra cũng như các điều kiện đảm bảo cho quá trình dạy học.
Tích cực nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
Hoạt động NCKH của một tổ chức là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Vì thứ nhất NCKH tạo dựng cho tổ chức một sự bảo đảm về khoa học công nghệ trong hoạt động của mình luôn có sự tìm tòi và sáng tạo. Thứ hai, hoạt động NCKH giúp cho tổ chức không bị lạc hậu, tiếp cận được kịp thời khoa học công nghệ mới. Thứ ba, NCKH giúp cho tổ chức đánh giá cũng như phát hiện được nhân tài. Từ đó có chính sách khuyến khích cũng như đãi ngộ kịp thời nhằm phát triển năng lực cá nhân và tập thể đó được tiến bộ hơn nữa. Thứ tư, NCKH sẽ giúp cho tổ chức đảm bảo được hoạt động tiến tới tiếp cận được khoa học công nghệ cao.
Chính vì những yếu tố tích cực của việc NCKH như trên. NCKH đóng một vị trí quan trọng đồng hành trong hoạt động đào tạo của mỗi trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, vì tính tự lập trong khả năng tìm tòi nghiên cứu chuyên môn, làm sáng tỏ các chân lý cũng như phương cách tốt hơn trong mọi hoạt động của đề tài, Nó phục vụđắc lực cho công cuộc GD- ĐT của Nhà trường nói chung và khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ của mỗi cán bộ giảng viên nói riêng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21
Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụđào tạo
Để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, các cơ sở giáo dục - đào tạo phải có chính sách tăng cường CSVC và phương tiện phục vụ GD&ĐT đảm bảo điều kiện tốt phục vụ cho dạy và học.
Các chính sách CSVC cần tập trung đầu tư xây dựng để trường, lớp có đủ diện tích quy mô theo quy định về hệ thống âm thanh ánh sáng, thông thoáng, không ồn gây ảnh hưởng đến quá trình dạy và học. Phải có phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm và thư viện, đảm bảo diện tích chỗ ở và sinh hoạt tối thiểu cho người học. Đầu tư mua sắm trang bị máy vi tính và các thiết bị ngoại vi kèm theo. Triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học vì chúng giúp tăng cường hứng thú cho người học, phát huy triệt để năng lực học tập của người học, mang lại cho họ môi trường học tập sáng tạo hơn. trở thành những con người hiện đại sáng tạo độc lập, người học truy cập dễ dàng tới các nguồn thông tin trực tuyến. Đối với cán bộ giảng viên, công nghệ thông tin còn là phương tiện dạy học và quản lý. Tuy nhiên, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong GD&ĐT không chỉ phụ thuộc vào việc trang bị máy tính, phần mềm và các thiết bị ngoại vi mà còn dựa vào kỹ năng cần thiết của người sử dụng.
Ngoài việc đầu tư xây CSVC, mua sắm trang thiết bị phương tiện phục vụ ĐT, cơ sở đào tạo phải hết sức quan tâm đến phương pháp giảng dạy. Bởi vì phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm theo mục tiêu xác định.
2.1.3.2. Các yếu tố bên ngoài
- Môi trường vĩ mô có tác động đến đào tạo.
+ Yếu tố về chính trị, pháp luật: Sựổn định về chính trị và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến GD&ĐT. Yếu tố này tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo cho hoạt động GD&ĐT đi đúng quỹđạo sẽđáp ứng mục tiêu của từng thời kỳ cụ thể.
+ Yếu tố về kinh tế: Sự phát triển về kinh tế là tiền đề cho sự phát triển giáo dục - đào tạo. Hội nhập kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự gia tăng nhu cầu học tập. Ở các vùng có sự phát triển kinh tế khác nhau, sự nhận thức xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu lao động và trình độ dân trí khác nhau thì yêu cầu và nhu cầu GD&ĐT cũng khác nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 + Yếu tố về địa lý: Điều kiện địa lý, thời tiết, khí hậu, cơ sở hạ tầng như đường xá, phương tiện giao thông cũng ảnh hưởng đến đào tạo của trường đó.
+ Mật độ dân cư, cơ cấu dân cư, trình độ văn hoá, mặt bằng dân trí, tập quán học tập và truyền thống văn hoá cũng mang đến sựảnh hưởng đến GD&ĐT của mỗi vùng miền.
- Môi trường vi mô: Là môi trường trong giáo dục - đào tạo, môi trường này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động marketing và hoạt động GD&ĐT gồm ngân quỹ phục vụ, các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác, đối thủ cạnh tranh, phụ huynh, người học, các tổ chức sử dụng lao động... Sự phân tích, đánh giá dự báo những tác động tích cực và những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố này là cơ sở quan trọng để một cơ sởđào tạo đưa ra các quyết định, những mục tiêu marketing cho từng đối tượng.
Nhu cầu của người học
Nhu cầu về đào tạo là những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của từng chuyên ngành mà nhóm khách hàng muốn có được trong một thời gian đào tạo với một môi trường và nội dung chương trình đào tạo nhất định.
Việc dự báo nhu cầu đào tạo được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp xác định chính thường sử dụng gồm:
- Điều tra ý định học và nguyện vọng học của khách hàng: Thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra đã được soạn sẵn để lấy ý kiến khách hàng về nhu cầu được đào tạo của họ.
- Tổng hợp ý kiến của các cơ quan quản lý, các cơ sở sử dụng khách hàng. Đây cũng là một trong những phương pháp khá phổ biến do các cơ quan này là người trực tiếp tiếp xúc, quản lý khách hàng nên họ hiểu rõ hơn về nhu cầu đào tạo của khách hàng.
- Phân tích, thống kê nhu cầu: Là biện pháp nhằm phát hiện ra những yếu tố thực tế quan trọng nhất có tác động đến mức đào tạo và ảnh hưởng tương đối của chúng, phương pháp này thường được áp dụng nhiều.
- Tham khảo ý kiến các chuyên gia: Là dựa vào ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo về nhu cầu đào tạo của khách hàng. Bằng kinh nghiệm và trình độ của mình, các chuyên gia có thể cho những lời khuyên về nhu cầu hay cách xác định nhu cầu đào tạo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23
Sự cạnh tranh - phân đoạn thị trường
Tuỳ theo đặc tính của sản phẩm đào tạo, khách hàng, đối thủ canh tranh mà có thể phân đoạn thị trường theo những tiêu thức khác nhau như: Vị trí địa lý, tâm lý, cách ứng xử, giới tính, độ tuổi, hành vi của người học... tuỳ theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Việc phân đoạn thị trường nhằm giúp phát hiện và tập hợp được những nhóm khách hàng có chung một hoặc một số yếu tố nào đó lại với nhau nhằm phục vụđược tốt hơn, mục tiêu giữa các thành viên đạt được một cách hiệu quả hơn.
Các tiêu thức phân đoạn thị trường thường sử dụng gồm:
- Phân đoạn thị trường theo yếu tốđịa lý: Là việc phân chia thị trường thành những khách hàng thành các đơn vị khác nhau theo vị trí địa lý để nghiên cứu những sự khác biệt về các nhu cầu của người học tại từng vùng địa lý đó.
- Phân đoạn thị trường theo yếu tố chuyên ngành đào tạo: Là phân chia thị trường thành những nhóm khách hàng dựa vào nhu cầu học các chuyên ngành khác nhau. Việc phân đoạn thị trường theo các chuyên ngành đào tạo, tạo nên các ngành và chuyên ngành đào tạo khác nhau, mang tính chuyên môn cao.
- Phân đoạn thị trường theo yếu tố tâm lý: Là phân chia thị trường thành những nhóm khách hàng dựa vào tâm lý khách hàng và các đối tác có quyền và nghĩa vụ liên quan. Khách hàng thường có tâm lý muốn được học tại các trường công lập, trường có danh tiếng, trường điểm, trường của quốc gia...Đểđánh giá được các phân đoạn này, thường dựa vào 2 yếu tố chủ yếu là:
+ Một là quy mô tuyển sinh và mức tăng trưởng của đoạn thị trường đểđo lường sự phát triển của thị trường có phù hợp với nguồn lực của cơ sởđào tạo hay không.
+ Hai là mức độ hấp dẫn của từng đoạn thị trường: Là đo lường tiềm năng phát triển của một chuyên ngành đào tạo của một trường trên một đoạn thị trường, đó là do cường độ cạnh tranh, cũng như các kênh phân phối hiện có của một trường trên một đoạn thị trường. Dựa vào sự phân tích mức độ cạnh tranh của thị trường do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh có từ lâu đời, hay của các đối thủ cạnh tranh mới xâm nhập, mối đe doạ về những sản phẩm thay thế, mức độ thích ứng với thị trường đối với mục tiêu lâu dài và nguồn lực của cơ sởđào tạo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
Cơ chế chính sách của Nhà nước, Bộ ngành
- Các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách Nhà nước cũng như Bộ ngành có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động của các trường trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo. Đó chính là hành lang pháp lý làm kim chỉ nam cho các hoạt động của trường, đó còn là cơ hội cũng như là rào cản để các trường thực hiện. Ví như: Nghị quyết Trung ương 7 năm 2008 cũng chỉ rõ lao động trong lĩnh vực nông thôn hiện nay chiếm gần 60% tổng lao động của toàn xã hội. Tuy nhiên, số lao động trong nông nông được đào tạo chưa tới 10%. Nghị quyết cũng đề cập mục tiêu là phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiêp thì số lao động nông thôn được đào tạo phải đạt 50%. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các Trường có cơ sở huy động các nguồn lực phục vụ nhu cầu đào tạo của xã hội.
- Mọi quyết sách của các đơn vị chủ quản như Bộ GD&ĐT đều ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động đào tạo của mỗi trường CĐ-ĐH, như chính sách thi, chỉ tiêu tuyển sinh, xét tuyển theo điểm sàn, chính sách tín dụng ưu đãi cho HSSV, thực hiện chính sách miễn giảm học phí, đào tạo theo địa chỉ, theo đề án, chương trình.
- Chính sách kinh tế của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là thực hiện CNH- HĐH đất nước, theo đó việc phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế nhà nước nói chung cũng như các DN tư doanh đang rất cần có lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao. Vì thế việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho quá trình CNH- HĐH được coi là quốc sách hàng đầu đối với một nền kinh tế cũng như một hệ thống chính trị. Đây là vấn đềảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến hoạt động của cả ngành giáo dục đào tạo nói chung, đối với các trường CĐ- ĐH nói riêng vì:
+ Nếu nền kinh tế của chúng ta kém phát triển thì hoạt động chi ngân sách của nhà nước cũng như của hộ gia đình cho hoạt động giáo dục đào tạo sẽ bị hạn chế.
+ Còn rõ ràng nền kinh tế phát triển thì sẽ cần nhân lực nhiều hơn với trình độ chất lượng cao cho tiến trình CNH-HĐH thì tất yếu hoạt động đầu tư cho việc học hành nâng cao trình độ sẽ nhiều hơn kể cả cá nhân hộ gia đình cũng như nhu cầu nhân lực