Đánhgiá chung Kết quả hoạt động marketing trong đào tạo của Trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động marketing trong đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật tw dương xá gia lâm – hà nội (Trang 93)

4.1.7.1. Đánh giá SWOT

Môi trường bên trong Môi trường bên ngoài

Điểm mạnh (Strengths) 1. Là trường đầu ngành của LMHTXVN nên Trường nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ của Bộ, ngành. 2.Được kế thừa kinh nghiệm, CSVC từ Trường Trung cấp 3. Đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ, trình độ chuyên môn cao, có nhiệt huyết trong công tác giảng dạy và quản lý.

4. Là Trường công lập có nề nếp kỷ cương, môi trường giáo dục lành mạnh, sản phẩm của nhà trường được xã hội công nhận. Điểm yếu (Weaknesses) 1. Là Trường Cao đẳng mới thành lập. Trình độ cán bộ giảng viên còn chưa bài bản đồng đều, thiếu các học hàm, học vị cao trong chiến lược phát triển của nhà trường. 2. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy còn chậm so với nhu cầu. Công tác NCKH của Trường chưa có tính thực tế. 3. Các ngành nghề còn ít, việc nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo các chuyên ngành cho xã hội chậm. 4. Thương hiệu Trường còn mờ nhạt, người học còn ít biết đến trường, số lớp học ít, người học thuộc mảng HTX chuyên biệt của trường cũng ít. Cơ hội (opportunities) 1. Nghị quyết đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam đến năm 2020. 2. Kinh tế, chính trịổn định và đang tăng trưởng, dân số đông, nhu cầu học đa ngành nghề còn nhiều. 3. Các trường CĐ-ĐH khác trong cả nước ra đời nhiều là yếu tố tốt để Trường học hỏi, phát huy khả năng, nhiệm vụ. 4. Bùng nổ thông tin mạnh có lợi để Trường có điều kiện quảng bá hình ảnh 5. Là Trường đầu ngành của LMHTXVN nên được chú trọng phát triển quy mô đào tạo cũng như CSVC để đủ tầm trở thành học viện KT-KTTW vào những năm 2020. Thách thức (Threats)

1. Kinh nghiệm đào tạo còn yếu. Cơ cấu các ngành nghề còn chưa phù hợp với thị trường nhân lực, chưa bắt kip với thời đại mới. 2. CSVC của Trường vẫn còn lạc hậu. 3.Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, một số bộ phận cán bộ giảng viên trình độ đang có có xu hướng chuyển đi nơi khác, nơi có thu nhập cao hơn. 4.Cạnh tranh đào tạo quyết liệt, thị phần đào tạo của Trường có xu hướng giảm nhiều. 5.Các chính sách về đào tạo CĐ-ĐH bất lợi cho Trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

4.1.7.2. Đánh giá chung kết quả hoạt động marketing trong đào tạo

* Thành công đạt được

Nhận biết rõ ràng về sứ mệnh đào tạo của mình. Nhà trường đã có những động thái tích cực góp phần thực hiện tốt cho hoạt động marketing trong đào tạo. Đó là thực hiện nghiêm túc tất cả các hoạt động marketing mix cùng các yếu tố liên quan.

- Về tổ chức đào tạo. Trường được kế thừa một lịch sử đáng tự hào: 20 năm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và nhân lực cho Khu vực Kinh tế HTX và DN nhỏ. Dưới sự lãnh đạo của LMHTXVN, sự hỗ trợ và giúp đỡ của các Bộ, Ban, Ngành cùng với sự phối hợp của LMHTX các tỉnh, thành phố, trong cả nước tổ chức bồi dưỡng những kiến thức cơ bản vềđổi mới kinh tế, đổi mới tổ chức và quản lý HTX, những kiến thức chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, về điều hành và quản lý HTX. Từ năm 1993 đến tháng 8/2014 Trường đã bồi dưỡng cho 8731 cán bộ công chức nhà nước các cấp và 17047 cán bộ quản lý các HTX trong cả nước.

Bám sát quá trình đổi mới kinh tế của đất nước và đòi hỏi thực tế của HTX, Trường thường xuyên hoàn chỉnh và đổi mới chương trình, giáo trình và bài giảng phục vụ người học. Trường đã tập hợp xây dựng ngân hàng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX từ khi thành lập trường đến nay.

Sau khi sáp nhập từ Trường trung cấp với Trường cao đẳng, các công tác về đào tạo của Nhà Trường đã được thực hiện tốt. Hàng năm Nhà trường đều cập nhật những chương trình đào tạo của các chuyên ngành phù hợp với tình hình thực tế của xã hội, người học đang được đào tạo theo các chương trình đào tạo mới nhất và được cập nhật liên tục.

Kế hoạch, tiến độ giảng dạy của Trường được xây dựng, duy trì và thực hiện tốt, Trường thường xuyên rà soát kiểm tra để điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với yêu cầu thực tế người học. Tổ chức tốt công tác quản lý, khai thác sổ lên lớp để nắm tình hình thực hiện kế hoạch giảng dạy và kết quả học tập cũng như ý thức chấp hành nội quy học tập của HSSV, đồng thời tổng hợp kết quả rèn luyện. Qua đó có các giải pháp thực hiện công tác quản lý và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với từng ngành học, môn học và nội dung thời gian theo quy định của Bộ.

Quá trình đào tạo. Nhà trường cũng đã bắt đầu lồng ghép thực hiện viết giáo trình, bài giảng nội bộ nhằm giúp cho HSSV của Trường có tài liệu học tập tham khảo, không phải học nhờ các giáo trình của các trường đại học khác. Nhà trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 đã có kế hoạch thực hiện viết các giáo trình nội bộ của các khoa chuyên môn để cho SV khóa 5,6 của Trường có tài liệu tham khảo. Đây là một tín hiệu tốt trong công tác đào tạo của Nhà trường.

- Số và chất lượng các đề tài NCKH, các sáng kiến cải tiến kinh nghiệm thời gian qua đã không ngừng gia tăng. Bên cạnh đó việc mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước cũng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ giảng viên, nâng cao uy tín của Nhà trường. Các kết quảđã đạt được là rất khả quan. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác NCKH, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Nhà trường, sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ giảng viên, đã đang và sẽ thúc đẩy hoạt động NCKH, hợp tác quốc tế ngày càng chất lượng, mở rộng quy mô và có chiều sâu, giúp người dạy có những phương pháp giảng mới nhất, có khả năng truyền đạt giúp người học nắm bắt nhanh kiến thức tốt nhất.

- CSVC của Nhà trường hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu học tập của người học. Phòng học khang trang, các phòng thực hành được nâng cấp để phục vụ những giờ học thực tế của HSSV đang ngày càng được chú trọng. Cảnh quan môi trường đảm bảo, đáp ứng nhu cầu cũng như tiêu chí sư phạm.

- Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp ra trường hàng năm đạt trên 90%. Nhờ sự kết nối tốt giữa Nhà trường và xã hội, SV cũ và mới nên tỷ lệ HSSV của Trường tìm được việc làm đúng với ngành nghềđào tạo là tương đối cao và được các đơn vị sử dụng đánh giá tốt về năng lực chất lượng đào tạo.

- Từng bước khẳng định được thương hiệu của mình trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của LMHTXVN, Bộ GD&ĐT giao phó. Theo khảo sát (của phòng khảo thí &kiểm định chất lượng) thì số SV cao đẳng tốt nghiệp ra trường khoá 1,2,3, cho thấy có tới trên 90% SV ra trường đều tìm được việc làm ổn định, và đa phần các em có nguyện vọng học liên thông lên CĐ-ĐH, điều này cho thấy sản phẩm đào tạo của nhà trường có vị thế trên thị trường. Tuy vậy HS trung cấp chính quy tỷ lệ có việc làm mới chỉ chiếm 37%, song còn lại trên 60% các em chưa đi làm đều có nguyện vọng học liên thông lên Cao đẳng ngay tại Trường, đây được coi là nguồn lực tốt và là niềm động viên cho Nhà trường trong việc tích cực giảng dạy và tuyển sinh khó khăn như hiện nay. Việc HS tham gia học liên thông ngay tại Trường cho thấy nội dung, chương trình đào tạo của nhà trường đã phù hợp với yêu cầu của xã hội, được xã hội thừa nhận. Ít nhiều đã tạo lên một thương hiệu về sản phẩm đào tạo của mình, thoả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 mãn nhu cầu của người học cũng như các tổ chức sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường vốn đã có tiếng từ khi còn là một trường trung cấp chuyên nghiệp.

* Nhng tn ti, hn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được. Nhà trường còn tồn đọng một số vấn đề: - Sản phẩm dịch vụ của Trường còn ít và còn chưa nhạy bén với thời cuộc. Việc cải tiến giáo trình cũng như phương pháp giảng dạy diễn ra còn chậm.

- Chất lượng giảng dạy ở một số môn học chưa được tốt, do một số môn học còn quá chú trọng đến lý thuyết và rất ít có thực tế. Nguyên nhân chủ yếu là do Nhà trường tính số giờ thực hành so với lý thuyết chênh lệch nhau, chưa phù hợp dẫn đến các giảng viên chỉ thích dạy lý thuyết. Các giờ học trên lớp không gây được hứng thú cho SV. Chính vì vậy công tác nâng cao chất lượng cũng như trình độ cán bộ giảng viên trong Trường là yếu tố cấp thiết. Công tác quản lý đào tạo của Trường cũng còn nhiều hạn chế.

- Những năm qua Nhà trường cũng có nhiều đề tài NCKH. Song các đề tài này chưa có tính thực tế, chưa có tính khả thi, còn mang tính nhỏ hẹp, mới chỉ tập trung trong khía cạnh Nhà trường. Các đề tài NCKH này không phải là các đơn đặt hàng của các Doanh nghiệp & HTX nghiên cứu một lĩnh vực nào đó và chuyển giao cho họ, nên đây cũng là một hạn chế rất lớn để có thể tiến tới thực hiện liên kết và tìm kiếm nguồn tài trợ từ các Doanh nghiệp & HTX.

Ngoài ra, các hoạt động NCKH mới chỉ dừng lại ở bộ phận cán bộ giảng viên Nhà trường, còn bộ phận người học chưa thực hiện được những NCKH, mặc dù những nghiên cứu đó có thể chỉ áp dụng hoặc không áp dụng được trong Nhà trường. Và Trường cũng chưa xây dựng được một quy chuẩn về NCKH nào cho HSSV, làm cho hoạt động này đối với người học còn bị bỏ ngỏ, lãng phí trong các ý tưởng xây dựng Trường.

- Thư viện của Nhà Trường hiện nay các đầu sách tham khảo vẫn còn ít, giáo trình phục vụ cho việc học tập của HSSV còn nhiều hạn chế.

- Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT thay đổi liên tục nên Trường đã gặp nhiều khó khăn trong khâu tuyển sinh đầu vào. Thực tế cho thấy, lượng HSSV của Trường trong 2 năm gần đây rất thấp kéo theo nhiều hệ lụy trong công tác đào tạo của Nhà trường, cũng như tư tưởng không nhiệt huyết, không gắn kết cũng như đời sống cán bộ giảng viên bịảnh hưởng nhiều.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 - Chất lượng thiết bị của một số phòng học, tầng học khi không có SV học đã bắt đầu xuống cấp. An ninh ký túc dành cho SV còn chưa tốt, tình trạng mất cắp vẫn còn xảy ra. Sân bóng đá cỏ nhân tạo là tốt cho phong trào thể thao của Trường, xong ngoài ra còn có dịch vụ cho thuê nên người lạ bên ngoài vào còn tự do chưa kiểm soát được kỹ. Sự bố trí ký túc xá dành cho SV và giảng viên hay những người thuê, chưa có sự sắp xếp hợp lý, cần phải điều chỉnh lại.

- Việc quảng bá xúc tiến thương hiệu của Trường đã có nhiều cố gắng trong các động hoạt động nhưng hiệu quả không cao. Khảo sát thương hiệu cho thấy người học vẫn không có hình dung được Trường CĐKT-KTTW thuộc LMHTXVN là đào tạo những ngành gì và kết quả sử dụng để làm ở những lĩnh vực nào hay chỉ dành cho khối HTX. Hiện nay do kinh phí hạn hẹp, việc thống kê phân đoạn thị trường để quảng cáo truyền thông đến người học còn khó khăn, mặc dù Trường đã ý thức rõ được vấn đề này, nhưng việc chú trọng còn nhiều nan giải. Tuy nhiên tới đây, việc tạo dựng hình ảnh thế nào để uy tín đào tạo dựa vào việc quảng bá những cả thành quả trong quá khứ cũng như hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho người học tập và rèn luyện tại môi trường CĐKT-KTTW sẽ là điểm thu hút lý tưởng để đến được với người học.

- Việc liên kết đào tạo cũng quá ít và kém hiệu quả. Mối tương tác giữa giảng viên HSSV và người sử dụng lao động cần được lập kế hoạch cụ thể. Mỗi đợt đi thực tế của giảng viên cần được xác định mục tiêu rõ hơn, đợt sau phải kế thừa những kết quả của đợt trước. Mục tiêu của mỗi đợt đi thực tế cần đo lường bằng những kiến thức, kỹ năng thu được chứ không chỉ là thời gian thực tập.

- Phần lớn HSSV không có định hướng trong việc lựa chọn ngành nghềđào tạo trước khi vào Trường. Trừ một số thí sinh giỏi, khả năng thi đỗ cao đẳng cao có quan tâm lựa chọn ngành nghề, còn đa số ít chú ý đến lựa chọn ngành nghề đào tạo cho tương lai. Những thí sinh này về nhập trường thường là những trường có điểm chuẩn không cao. Cùng với việc thành lập nhiều trường cao đẳng với năng lực đào tạo thấp, số thí sinh loại này vào cao đẳng ngày càng nhiều, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc sản phẩm đào tạo không đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động.

Đầu vào của người học kém như vậy, nên một số HSSV có ý thức rất kém trong quá trình tham gia học tập tại Nhà trường, chính vì thế những SV này sau khi ra trường rất khó có được các việc làm phù hợp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 - Chương trình đào tạo của nhà trường còn thiếu sự cân đối giữa hàm lượng lý thuyết và thực hành, phương pháp đào tạo lạc hậu, chậm đổi mới. HSSV ít được va chạm thực tế, chương trình thực tập ngắn, đề tài thực tập chưa mang tính thực tiễn. Có thể nói rằng, cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự gắn kết giữa đào tạo với thưc tế xã hội đã có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, sản phẩm đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội, của các nhà tuyển dụng. Điều đó đã cho thấy chất lượng đào tạo còn chưa cao chưa sát với thực tế.

Việc tìm kiếm các DN&HTX, các trung tâm để Nhà trường liên kết đào tạo cũng gặp nhiều khó khăn do Trường mới thành lập, địa bàn hoạt động của Nhà trường không phải trong trung tâm thành phố Hà Nội, nên việc các DN & HTX tìm đến Nhà Trường cũng không thuận lợi.

Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy, Nhà trường đã có rất nhiều nỗ lực, và đã thử nghiệm đủ các phương thức, hình thức marketing đào tạo. Để thực hiện các hoạt động marketing ấy được tốt, ngay từ bây giờ Nhà trường cần phải có môt chiến lược, một định hướng rõ ràng để tìm kiếm được những yếu tố marketing cho đào tạo phù hợp nhằm giúp Trường phát triển hơn, nhanh chóng ổn định hơn, nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động marketing trong đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật tw dương xá gia lâm – hà nội (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)