4.1.1. Dịch vụđào tạo
4.1.1.1. Cơ cấu dịch vụđào tạo
Dịch vụ của Trường chính là các HSSV học và tốt nghiệp các bậc đào tạo ở các hệ đào tạo và các chuyên ngành đào tạo khác nhau. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực với nhu cầu của người học. Trường CĐKT-KTTW đã xác định phát triển cơ cấu dịch vụđào tạo như sau:
Bảng 4.1: Cơ cấu dịch vụđào tạo của Trường 2009-2020 TT Hệ Dịch vụđào tạo Năm TT Hệ Dịch vụđào tạo Năm 2009-2012 2013-2015 2016-2020 1 Cao đẳng chính quy
1- Kế toán- Kiểm toán x x x
2- Tài chính- Ngân hàng x x
3- Quản trị kinh doanh x x x
4- Công nghệ thông tin x x x
5- Công nghệ kỹ thuật điện- điện tử x x x
6- Công nghệ may- thời trang x x
7- Kinh tế hợp tác x
8- Kinh tế môi trường x
9- Chế biến thực phẩm x 10- Cơ khí hóa x 11- Môi trường x 12- Công nghệ sinh học x 2 Trung cấp chính quy
1- Kế toán doanh nghiệp x x x
2- Kế toán tin x x x
3- Kỹ thuật viên tin học x x x
4- Quản lý doanh nghiệp x x x
5- Kỹ thuật điện x x x 6- Công nghệ may x x x 7- Hành chính văn thư x x 3 Cao đẳng liên thông 1- Kế toán x x 2- Kỹ thuật điện x x
3- Quản trị kinh doanh x x
4- Công nghệ thông tin x x
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 - Cao đẳng chính quy: Đối tượng tuyển sinh là các HS tốt nghiệp PTTH, bổ túc văn hoá và có kết quả theo hình thức thi 3 chung của Bộ GD được tổ chức thi trực tiếp vào trường hoặc xét tuyển nguyện vọng. SV tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cán bộ xã phường hoặc có thể học liên thông lên đại học.
- Trung cấp hệ chính quy: Gồm các ngành Kế toán, Điện công nghiệp & Dân dụng, Tin học ứng dụng, Quản lý doanh nghiệp, Công nghệ kỹ thuật may & thiết kế thời trang. Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THPT, Trung học bổ túc văn hoá, các cán bộ chuyên môn tại các xã. Học sinh tốt nghiệp có thể về công tác tại các xã, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc có thể học liên thông lên Cao đẳng.
- Cao đẳng liên thông: Đây chủ yếu là nguồn HS trung cấp của trường và các cụm dân cư gần khu vực trường.
Hiện nay do điều kiện tuyển sinh khó khăn nên một số chuyên ngành như: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng đang bị thu hẹp. Điều này đã kéo theo tình trạng giảng viên bị thiếu giờ giảng, ảnh hưởng đến việc hoạt động chung của Nhà trường.
4.1.1.2. Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
- Mục tiêu tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp giúp HSSV có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, có ý thức phục vụ xã hội, đảm bảo kiến thức chuyên môn và các kỹ năng thực hành cơ bản nhằm giải quyết những vấn đề thông thường thuộc các chuyên ngành đào tạo từ đó tạo điều kiện cho người học khi tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm phù hợp, kỹ năng thích nghi về thái độ và vị trí làm việc chuyên sâu, đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng, có khả năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp, tiếp cận trình độ quốc gia và từng bước tiếp cận trình độ quốc tế.
- Nội dung chương trình đào tạo: Đây là toàn bộ khối lượng kiến thức cần thiết được trang bị cho người học đểđạt được mục tiêu đề ra. Nội dung các chuyên ngành được nghiên cứu đến mức hoàn thiện vừa dạy vừa dỗ, vừa coi trọng chuyên môn, vừa chú ý đào tạo kỹ năng sống và tư tưởng triết lý xã hội.
Chương trình đào tạo được Trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độđào tạo và chương trình đào tạo bậc cao hơn, hướng tới xây dựng có sự tham gia của các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp, cựu HSSV và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định.
Chương trình đào tạo được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức là giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Mỗi chương trình có thể gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành, kiểu ngành chính - ngành phụ, kiểu 2 văn bằng).
Các học phần trong chương trình đào tạo được bố trí giảng dạy học tập theo một trình tự khoa học. SV hoàn thành một chương trình đào tạo sẽđược trường xét tốt nghiệp và cấp một văn bằng tương ứng theo Quy chế văn bằng của Bộ GD&ĐT
Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu (không tính các môn học: Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Thể chất) đối với các chương trình đào tạo được quy định như sau:
Bảng 4.2: Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu năm học 2014-2015 Bậc đào tạo Thời gian thiết kế Tổng số tín chỉ tích lũy Bậc đào tạo Thời gian thiết kế Tổng số tín chỉ tích lũy
tối thiểu tham chiếu
Cao đẳng chính quy 3,0 năm 100 tín chỉ Trung cấp chuyên nghiệp 2,0 năm 60 Tín chỉ Cao đẳng liên thông 1,5 năm 45 Tín chỉ
Tùy từng ngành cụ thể mà chương trình đào tạo của cao đẳng giao động từ 98-103 tín chỉ cho khóa 6, và 45-50 tín chỉ cho trung cấp. Còn đào tạo niên chế của khóa 4 và 5 là từ 150-158 đơn vị học trình, và trung cấp là từ 75-80 đơn vị học trình. Hướng HSSV bằng cách tự chủđộng học, nghiên cứu ở nhà và lên lớp sẽ thực hành thực tế nhiều hơn, hệ liên thông cao đẳng còn 45 tiết trong suốt một năm rưỡi, hạn chế các học phần trùng lặp đã học, thay vào đó là tăng cường hơn nữa cho một số môn học chính của các chuyên ngành từ 2 lên 3 tín chỉ trên một đơn vị học trình như khối ngành kế toán hay ngành quản trị.
- Đánh giá chung về nội dung, mục tiêu chương trình đào tạo của Trường
Nội dung môn học là yếu tố quyết định tới chất lượng chương trình đào tạo. Trên cơ sởđảm bảo được mục tiêu chương trình, được phân bổ hợp lý giữa phần lý thuyết và phần thưc hành. Các hệ cao đẳng từ khóa 1đến nay của Trường đang được đào tạo theo chương trình đào tạo mới nhất và được cập nhật liên tục phù hợp với nhu cầu của người học cũng như thực tế xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 Tuy vậy với số liệu điều tra 559SV (phòng Khảo thí Nhà trường) cho thấy, gần 1/3 số SV phản ánh chương trình đào tạo của Nhà Trường còn nhiều bất cập, chưa cập nhật được với thực tế phát sinh của các tổ chức DN & HTX. Đa số ý kiến đều tập trung vào một số môn mang tính lý thuyết hàn lâm, một số môn học mới chưa có giáo trình hoàn chỉnh và thời lượng còn ít như: Kinh tế hợp tác, thị trường chứng khoán.
Biểu đồ 4.1 Mục tiêu chương trình đáp ứng thực tiễn
Nguồn: Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng
Điều này cho thấy trong quá trình biên soạn nội dung chương trình học, với trách nhiệm được giao các giảng viên nên nghiên cứu kỹ các nội dung môn học để đưa vào giảng dạy, sao cho các môn học này sát với thực tế hơn.
+ Mức độ linh hoạt của chương trình đào tạo cũng thể hiện mối liên kết giữa Nhà trường với nhu cầu lao động xã hội. Tỷ lệ HSSV rất hài lòng về chương trình đào tạo là 21%, 31% SV không hài lòng, có thể thấy việc sắp xếp giờ học còn chưa hợp lý, còn nhiều bất cập. Điều này là một dấu hiệu cho thấy Nhà trường cần xem xét lại nội dung chương trình cho phù hợp với thực tiễn thị trường nguồn nhân lực, và cho HTX hơn nữa.
Biểu đồ 4.2 Đánh giá của người học về chương trình đào tạo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 + Việc tăng các giờ thực hành, giảm số giờ lý thuyết là xu hướng để gắn đào tạo với thực tiễn. Chương trình đào tạo của Nhà trường hiện nay vẫn chưa tạo nhiều thuận lợi cho SV trong quá trình học tập và đi làm thêm. Chính vì vậy, từ năm học 2014- 2015 SV các khóa mới đã được học theo chương trình đào tạo theo tín chỉ, chương trình đào tạo sẽ tạo nhiều thuận lợi cho người học tham gia các hoạt động khác.
Biểu đồ 4.3 Đánh giá của HSSV về số giờ lý thuyết và thực hành
Nguồn: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
Qua 5 năm triển khai chương trình đào tạo, Nhà trường đã tiến hành đánh giá lại chương trình đào tạo cũng như chỉnh sửa, bổ sung để tăng cường hoạt động thực hành cho HSSV. Tuy nhiên, cũng theo điều tra của Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng. Biểu đồ 4.3 về tính hợp lý của số giờ lý thuyết và thực hành thì vẫn còn 25% chưa hài lòng. Quá trình biên soạn nội dung chương trình học, Trường chưa có sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết với thực hành, các môn học còn mang nặng tính lý thuyết, các giờ học thực hành còn rất ít. Cần phải có các biện pháp khắc phục, làm sao để phù hợp lý thuyết với thực hành. Lý thuyết sẽ được SV áp dụng trong thực hành, các giờ học thực hành nên chiếm tỷ lệ cao hơn, để SV khi tốt nghiệp ra trường không bỡ ngỡ với những nghiệp vụ, tình huống phát sinh ở các tổ chức DN & HTX.
4.1.1.3. Tài liệu giáo trình
Hiện nay có tình trạng thiếu giờ giảng, nên Trường hướng các hoạt động của giảng viên vào việc biên soạn giáo trình, viết tài liệu thực hành, bài tập môn học, báo cáo chuyên đề (biên soạn và duyệt lại toàn bộ các chương trình đào tạo cho 5 ngành bậc cao đẳng chính quy, 5 ngành bậc trung cấp, 4 ngành liên thông từ trung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 cấp lên cao đẳng. Hoàn thành bộ đề cương chi tiết theo tín chỉ các môn học thuộc các chuyên ngành đã và đang đào tạo đáp ứng được nhu cầu đào tạo của xã hội). Khuyến khích giảng viên tập trung biên soạn nhiều ngân hàng câu hỏi, bộ đề thi trắc nghiệm dùng làm tài liệu học tập và thi hết môn cho các em. Đặc biệt đã biên soạn được bộ tài liệu thực hành kế toán cho 4 môn học: Kế toán tài chính doanh nghiệp, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán hợp tác xã, Kế toán tổng hợp. Các tài liệu chuyên ngành đều có những học phần đề cập sâu sắc và bổ ích thiết thực cho khối HTX như: Kế toán HTX, Kinh tế HTX, Quản trị HTX, Quản trị chiến lược HTX... Đến cuối năm 2014 đã biên soạn và đưa vào giảng dạy được 13 giáo trình nội bộ.
Trong quá trình biên soạn tài liệu vẫn còn nhiều điều chưa ổn như: sự gắn kết giữa lý thuyết với thực tiễn vẫn còn có những hạn chế, một số các bài tập tình huống chưa sát với thực tế sinh động trong cơ chế kinh tế thị trường, các học phần tự chọn, khối lượng kiến thức còn nặng như: Khoa học Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Những nguyên lý cơ bản.
Hiện nay các đầu sách tham khảo trong thư viện Nhà trường vẫn còn ít, giáo trình phục vụ cho việc học tập của SV còn nhiều hạn chế. Về phần mềm, tài liệu, giáo trình phục vụ giảng dạy chính thức vẫn còn nhiều bất cập, nhiều ý kiến chưa hài lòng. Biểu đồ sau cho thấy cánh nhìn nhận của người học.
Biểu đồ 4.4 Đánh giá của SV về giáo trình, tài liệu học tập
Nguồn: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
Kết quả khảo sát biểu đồ 4.4 cho thấy: 180 HSSV tương đương 34% ý kiến khá hài lòng, và đồng thời cũng không hài lòng về giáo trình Nhà trường cung cấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 với nội dung chính xác, cập nhật. Tỷ lệ này là tương đối cao. Trường cần xem xét bổ sung, đổi mới giáo trình và sách thư viện để phù hợp với nhu cầu SV, 12% (70SV) không có ý kiến, 29% SV cho biết họ không có đầy đủ tài liệu tham khảo cho tất cả môn học. Chưa đầy 33% SV tương đối đồng ý với việc cung cấp tài liệu giáo trình học tập trong mỗi môn học với nội dung chính xác, cập nhật khi tham gia học tập tại Nhà trường. Như vậy, trong quá trình học tập tại Trường công tác biên soạn giáo trình và mua sắm tài liệu tham khảo của Trường còn gặp nhiều khó khăn, điều này dẫn đến công việc học tập của HSSV cũng còn chưa thuận lợi.
4.1.1.4. Phương pháp giảng dạy, chất lượng đào tạo
Nhà trường luôn chú trọng đổi mới cách dạy, cách học, cách quản lý, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của HSSV. Đặc biệt chú ý đổi mới cải tiến phương pháp giảng dạy, động viên giảng viên mạnh dạn áp dụng những phương pháp giảng dạy mới, không chấp nhận giáo án điện tử không đúng quy định. Yêu cầu giảng viên tích cực, nhiệt tình thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy do nhà trường đề ra và mỗi giảng viên trong mỗi học kỳ phải có một báo cáo cập nhật thực tế. Trường cũng thường xuyên tổ chức hội thảo học tập nâng cao phương pháp giảng như: Sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy, Trao đổi thực hiện chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh và tham gia cấp toàn quốc. Yêu cầu 100% giáo viên tham gia. Đến nay có 11 sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy được đánh giá tốt, trong năm đã có gần 80% giảng viên đạt dạy giỏi( Báo cáo tổng kết năm 2014).
Với số lượng SV hàng năm đã tốt nghiệp của Nhà Trường từ 500- 1000 HSSV và hầu hết các SV đều có việc làm ở những vị trí phù hợp với chuyên ngành đào tạo của mình. Điều này cho thấy chất lượng giảng dạy của Nhà trường đã đang đáp ứng được với nhu cầu thực tế của xã hội.
Nhưng bên cạnh đó cũng phảỉ xem xét lại ở một số tồn tại:
- Do chất lượng đầu vào của SV kém, nên đánh giá khách quan một số HSSV còn có ý thức rèn luyện rất kém trong quá trình tham gia công việc học tập ở Trường, chính vì thế những SV này sau khi ra trường rất khó có được các việc làm phù hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 - Chất lượng giảng dạy ở một số môn học chưa được tốt, do một số môn học còn quá chú trọng đến lý thuyết và rất ít có thực hành. Nguyên nhân chủ yếu là do Nhà trường tính số giờ thực hành so với lý thuyết chênh lệch nhau dẫn đến các giảng viên chỉ thích dạy lý thuyết. Công tác quản lý của Nhà trường cũng còn nhiều chỗ chưa hợp lý cũng là nguyên nhân cho chất lượng giảng dạy còn yếu kém do ý thức, nhiệt huyết giảng dạy của giảng viên chưa cao, các giờ học trên lớp chưa gây được sự hứng thú cho HSSV.
- Về phương pháp giảng dạy của giảng viên: Mới chỉ có 34% sinh viên hoàn toàn cảm thấy nội dung giảng bài của giảng viên có liên hệ thực tế, 42% sinh viên cảm thấy vẫn còn chưa liên hệ hay sát với thực tế nhiều.
Biểu đồ 4.5 Mức độ giảng viên liên hệ với thực tế khi giảng bài