Hoạt động tham quan thực tế của sinh viên

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động marketing trong đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật tw dương xá gia lâm – hà nội (Trang 89)

Năm 2012 2013 2014

Nội dung

- Tháng 11 Khoa Quản trị kinh doanh và khoa Tài chính ngân hàng đã tổ chức 2 tuần cho SV năm cuối đi kiến tập ở các cơ sở kinh doanh, HTX. Khoa Lý Luận và khoa Kinh tế tổ chức cho SV các khoa đi tham quan ở Khu di tích lịch sử K9 - Tháng 4, các Khoa tổ chức cho SV năm cuối đi thực tập tốt nghiệp ở các DN, HTX 6 tuần. - Khoa Lý Luận và phòng công tác HSSV tổ chức cho SV các khoa đi tham quan học tập tư tưởng Hồ Chí Minh tại thủđô Hà nội. - Tháng 4, các Khoa tổ chức cho SV năm cuối đi thực tập tốt nghiệp ở các DN, HTX 5 tuần. Sau thời gian thực tập SV viết báo cáo tốt nghiệp

- Khoa Lý Luận và Đoàn trường tổ chức cho SV các khoa đi tham quan ở Khu di tích lịch sử K9

Nguồn: Tổng hợp từ các Khoa và Báo cáo của Đoàn trường

Các hình thức tham quan thực tế này đã được Nhà trường thực hiện trong thời gian tương đối dài vừa qua. Tuy nhiên, do thiếu sự gắn kết của các bộ phận khác, nên thực tế SV - người lao động chỉ chú trọng tới vai trò chính của mình còn vai trò thứ hai được thực hiện mang tính hình thức. Đối với SV vừa đi làm vừa đi học, vai trò chính được xác định là người lao động nên việc tham gia học chỉ mang tính hình thức (học để qua, để lấy bằng, thậm chí mua bán điểm). Đây là nguyên nhân dẫn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 đến những phản ánh về chất lượng thấp của hệ đào tạo vừa làm vừa học. Đối với SV, việc thực tập trong chương trình học được coi như 1 môn học (thậm chí, không bắt buộc hoặc không đánh giá) nên SV không coi trọng việc quan sát, học hỏi thực tiễn mà chỉ hướng đến việc hoàn thành 1 báo cáo để nộp cho Nhà Trường chấm điểm. Đây là lý do dẫn đến những phản ánh về việc sao chép, thậm chí mua bán các báo cáo thực tập.

Ngoài hoạt động do nhà trường tổ chức, rất nhiều SV có ý thức trở thành người lao động ngay trong khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Theo điều tra 100 SV đang theo học các khóa 4,5 tại Trường cho thấy, tỷ lệ sinh viên K4 (SV năm thứ 3) đi làm thêm nhiều hơn SV K5 (năm thứ 2).

Rõ ràng thực tế trên cho thấy nhu cầu của người học còn nhiều và chúng ta phải biết nắm bắt thế nào để có được số lượng SV, cũng như chất lượng đào tạo được tốt. Và vấn đề marketing đào tạo chắc chắn phải được vận dụng.

nh hưởng ca yếu t cnh tranh gia các trường trong khu vc.

- Đối thủ cạnh tranh trong hoạt động đào tạo gồm cảđối thủ cạnh trạnh trực tiếp và gián tiếp, Các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đào tạo cũng như yếu tố tuyển sinh của trường.

+ Cạnh tranh trực tiếp. Trường đang chịu sức ảnh hưởng từ nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề, Do địa bàn cũng thuộc Hà nội- thủ đô Việt nam, nhưng vẫn là khá xa trung tâm, được liệt vào ngoại ô như: bán kính 30km có rất nhiều trường CĐ-ĐH bên nội thành Hà nội, ĐH sư phạm kỹ thuật Hưng yên. Bán kính 3km có Học viện nông nghiệp, CĐ nghề Long biên, CĐ may thời trang, CĐ Asean, ĐH tài chính và quản trị kinh doanh, ĐH Bách khoa Hưng yên …Đa phần các trường có bề dày trong hoạt động đào tạo và kinh nghiệm tuyển sinh.

+ Cạnh tranh gián tiếp. Đó là các trường CĐ-ĐH công lập, dân lập không những có hệ chính quy mà họ còn có hệ trung cấp, liên kết liên thông giữa các trường với nhau nên HSSV bán kính 30km có rất nhiều sự lựa chọn.

+ Đối thủ tiềm ẩn. Rất nhiều các trung tâm đào tạo nội đô và ngoại đô có đào tạo dài và ngắn hạn các lớp liên thông đang ngày càng nở rộ và ngay cả tại trường CĐKT- KTTW cũng có đó là Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, họ tự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 đào tạo và chỉ nộp phần trăm (20% tiền thuê CSVC) về trường nên họ có quyền tự quyết và cạnh tranh mạnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động marketing trong đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật tw dương xá gia lâm – hà nội (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)