tối thiểu tham chiếu
Cao đẳng chính quy 3,0 năm 100 tín chỉ Trung cấp chuyên nghiệp 2,0 năm 60 Tín chỉ Cao đẳng liên thông 1,5 năm 45 Tín chỉ
Tùy từng ngành cụ thể mà chương trình đào tạo của cao đẳng giao động từ 98-103 tín chỉ cho khóa 6, và 45-50 tín chỉ cho trung cấp. Còn đào tạo niên chế của khóa 4 và 5 là từ 150-158 đơn vị học trình, và trung cấp là từ 75-80 đơn vị học trình. Hướng HSSV bằng cách tự chủđộng học, nghiên cứu ở nhà và lên lớp sẽ thực hành thực tế nhiều hơn, hệ liên thông cao đẳng còn 45 tiết trong suốt một năm rưỡi, hạn chế các học phần trùng lặp đã học, thay vào đó là tăng cường hơn nữa cho một số môn học chính của các chuyên ngành từ 2 lên 3 tín chỉ trên một đơn vị học trình như khối ngành kế toán hay ngành quản trị.
- Đánh giá chung về nội dung, mục tiêu chương trình đào tạo của Trường
Nội dung môn học là yếu tố quyết định tới chất lượng chương trình đào tạo. Trên cơ sởđảm bảo được mục tiêu chương trình, được phân bổ hợp lý giữa phần lý thuyết và phần thưc hành. Các hệ cao đẳng từ khóa 1đến nay của Trường đang được đào tạo theo chương trình đào tạo mới nhất và được cập nhật liên tục phù hợp với nhu cầu của người học cũng như thực tế xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 Tuy vậy với số liệu điều tra 559SV (phòng Khảo thí Nhà trường) cho thấy, gần 1/3 số SV phản ánh chương trình đào tạo của Nhà Trường còn nhiều bất cập, chưa cập nhật được với thực tế phát sinh của các tổ chức DN & HTX. Đa số ý kiến đều tập trung vào một số môn mang tính lý thuyết hàn lâm, một số môn học mới chưa có giáo trình hoàn chỉnh và thời lượng còn ít như: Kinh tế hợp tác, thị trường chứng khoán.
Biểu đồ 4.1 Mục tiêu chương trình đáp ứng thực tiễn
Nguồn: Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng
Điều này cho thấy trong quá trình biên soạn nội dung chương trình học, với trách nhiệm được giao các giảng viên nên nghiên cứu kỹ các nội dung môn học để đưa vào giảng dạy, sao cho các môn học này sát với thực tế hơn.
+ Mức độ linh hoạt của chương trình đào tạo cũng thể hiện mối liên kết giữa Nhà trường với nhu cầu lao động xã hội. Tỷ lệ HSSV rất hài lòng về chương trình đào tạo là 21%, 31% SV không hài lòng, có thể thấy việc sắp xếp giờ học còn chưa hợp lý, còn nhiều bất cập. Điều này là một dấu hiệu cho thấy Nhà trường cần xem xét lại nội dung chương trình cho phù hợp với thực tiễn thị trường nguồn nhân lực, và cho HTX hơn nữa.
Biểu đồ 4.2 Đánh giá của người học về chương trình đào tạo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 + Việc tăng các giờ thực hành, giảm số giờ lý thuyết là xu hướng để gắn đào tạo với thực tiễn. Chương trình đào tạo của Nhà trường hiện nay vẫn chưa tạo nhiều thuận lợi cho SV trong quá trình học tập và đi làm thêm. Chính vì vậy, từ năm học 2014- 2015 SV các khóa mới đã được học theo chương trình đào tạo theo tín chỉ, chương trình đào tạo sẽ tạo nhiều thuận lợi cho người học tham gia các hoạt động khác.
Biểu đồ 4.3 Đánh giá của HSSV về số giờ lý thuyết và thực hành
Nguồn: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
Qua 5 năm triển khai chương trình đào tạo, Nhà trường đã tiến hành đánh giá lại chương trình đào tạo cũng như chỉnh sửa, bổ sung để tăng cường hoạt động thực hành cho HSSV. Tuy nhiên, cũng theo điều tra của Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng. Biểu đồ 4.3 về tính hợp lý của số giờ lý thuyết và thực hành thì vẫn còn 25% chưa hài lòng. Quá trình biên soạn nội dung chương trình học, Trường chưa có sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết với thực hành, các môn học còn mang nặng tính lý thuyết, các giờ học thực hành còn rất ít. Cần phải có các biện pháp khắc phục, làm sao để phù hợp lý thuyết với thực hành. Lý thuyết sẽ được SV áp dụng trong thực hành, các giờ học thực hành nên chiếm tỷ lệ cao hơn, để SV khi tốt nghiệp ra trường không bỡ ngỡ với những nghiệp vụ, tình huống phát sinh ở các tổ chức DN & HTX.
4.1.1.3. Tài liệu giáo trình
Hiện nay có tình trạng thiếu giờ giảng, nên Trường hướng các hoạt động của giảng viên vào việc biên soạn giáo trình, viết tài liệu thực hành, bài tập môn học, báo cáo chuyên đề (biên soạn và duyệt lại toàn bộ các chương trình đào tạo cho 5 ngành bậc cao đẳng chính quy, 5 ngành bậc trung cấp, 4 ngành liên thông từ trung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 cấp lên cao đẳng. Hoàn thành bộ đề cương chi tiết theo tín chỉ các môn học thuộc các chuyên ngành đã và đang đào tạo đáp ứng được nhu cầu đào tạo của xã hội). Khuyến khích giảng viên tập trung biên soạn nhiều ngân hàng câu hỏi, bộ đề thi trắc nghiệm dùng làm tài liệu học tập và thi hết môn cho các em. Đặc biệt đã biên soạn được bộ tài liệu thực hành kế toán cho 4 môn học: Kế toán tài chính doanh nghiệp, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán hợp tác xã, Kế toán tổng hợp. Các tài liệu chuyên ngành đều có những học phần đề cập sâu sắc và bổ ích thiết thực cho khối HTX như: Kế toán HTX, Kinh tế HTX, Quản trị HTX, Quản trị chiến lược HTX... Đến cuối năm 2014 đã biên soạn và đưa vào giảng dạy được 13 giáo trình nội bộ.
Trong quá trình biên soạn tài liệu vẫn còn nhiều điều chưa ổn như: sự gắn kết giữa lý thuyết với thực tiễn vẫn còn có những hạn chế, một số các bài tập tình huống chưa sát với thực tế sinh động trong cơ chế kinh tế thị trường, các học phần tự chọn, khối lượng kiến thức còn nặng như: Khoa học Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Những nguyên lý cơ bản.
Hiện nay các đầu sách tham khảo trong thư viện Nhà trường vẫn còn ít, giáo trình phục vụ cho việc học tập của SV còn nhiều hạn chế. Về phần mềm, tài liệu, giáo trình phục vụ giảng dạy chính thức vẫn còn nhiều bất cập, nhiều ý kiến chưa hài lòng. Biểu đồ sau cho thấy cánh nhìn nhận của người học.
Biểu đồ 4.4 Đánh giá của SV về giáo trình, tài liệu học tập
Nguồn: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
Kết quả khảo sát biểu đồ 4.4 cho thấy: 180 HSSV tương đương 34% ý kiến khá hài lòng, và đồng thời cũng không hài lòng về giáo trình Nhà trường cung cấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 với nội dung chính xác, cập nhật. Tỷ lệ này là tương đối cao. Trường cần xem xét bổ sung, đổi mới giáo trình và sách thư viện để phù hợp với nhu cầu SV, 12% (70SV) không có ý kiến, 29% SV cho biết họ không có đầy đủ tài liệu tham khảo cho tất cả môn học. Chưa đầy 33% SV tương đối đồng ý với việc cung cấp tài liệu giáo trình học tập trong mỗi môn học với nội dung chính xác, cập nhật khi tham gia học tập tại Nhà trường. Như vậy, trong quá trình học tập tại Trường công tác biên soạn giáo trình và mua sắm tài liệu tham khảo của Trường còn gặp nhiều khó khăn, điều này dẫn đến công việc học tập của HSSV cũng còn chưa thuận lợi.
4.1.1.4. Phương pháp giảng dạy, chất lượng đào tạo
Nhà trường luôn chú trọng đổi mới cách dạy, cách học, cách quản lý, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của HSSV. Đặc biệt chú ý đổi mới cải tiến phương pháp giảng dạy, động viên giảng viên mạnh dạn áp dụng những phương pháp giảng dạy mới, không chấp nhận giáo án điện tử không đúng quy định. Yêu cầu giảng viên tích cực, nhiệt tình thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy do nhà trường đề ra và mỗi giảng viên trong mỗi học kỳ phải có một báo cáo cập nhật thực tế. Trường cũng thường xuyên tổ chức hội thảo học tập nâng cao phương pháp giảng như: Sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy, Trao đổi thực hiện chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh và tham gia cấp toàn quốc. Yêu cầu 100% giáo viên tham gia. Đến nay có 11 sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy được đánh giá tốt, trong năm đã có gần 80% giảng viên đạt dạy giỏi( Báo cáo tổng kết năm 2014).
Với số lượng SV hàng năm đã tốt nghiệp của Nhà Trường từ 500- 1000 HSSV và hầu hết các SV đều có việc làm ở những vị trí phù hợp với chuyên ngành đào tạo của mình. Điều này cho thấy chất lượng giảng dạy của Nhà trường đã đang đáp ứng được với nhu cầu thực tế của xã hội.
Nhưng bên cạnh đó cũng phảỉ xem xét lại ở một số tồn tại:
- Do chất lượng đầu vào của SV kém, nên đánh giá khách quan một số HSSV còn có ý thức rèn luyện rất kém trong quá trình tham gia công việc học tập ở Trường, chính vì thế những SV này sau khi ra trường rất khó có được các việc làm phù hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 - Chất lượng giảng dạy ở một số môn học chưa được tốt, do một số môn học còn quá chú trọng đến lý thuyết và rất ít có thực hành. Nguyên nhân chủ yếu là do Nhà trường tính số giờ thực hành so với lý thuyết chênh lệch nhau dẫn đến các giảng viên chỉ thích dạy lý thuyết. Công tác quản lý của Nhà trường cũng còn nhiều chỗ chưa hợp lý cũng là nguyên nhân cho chất lượng giảng dạy còn yếu kém do ý thức, nhiệt huyết giảng dạy của giảng viên chưa cao, các giờ học trên lớp chưa gây được sự hứng thú cho HSSV.
- Về phương pháp giảng dạy của giảng viên: Mới chỉ có 34% sinh viên hoàn toàn cảm thấy nội dung giảng bài của giảng viên có liên hệ thực tế, 42% sinh viên cảm thấy vẫn còn chưa liên hệ hay sát với thực tế nhiều.
Biểu đồ 4.5 Mức độ giảng viên liên hệ với thực tế khi giảng bài
Nguồn: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
Như vậy, thực tế cho thấy các phương pháp giảng dạy mà giảng viên áp dụng hiện nay chưa phát huy đươc hiệu quả, để SV có thể phát huy tích cực vai trò nguời học của mình.
Nắm bắt đươc tình hình. Nhà trường cũng đã thường xuyên tổ chức những hội thảo nhằm trao đổi nâng cao phương pháp giảng dạy của giảng viên, giúp các giảng viên có những phương pháp giảng dạy mới nhất, có khả năng truyền đạt giúp HSSV tiếp thu những kiến thức tốt và nhanh hơn nhất.
4.1.1.5. Phương pháp đánh giá kết quả học tập
- Đánh giá kết quả học tập của HSSV. Hiện nay Trường còn đang áp dụng cả hai hệ thống đào tạo niên chế và đào tạo tín chỉ:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 đẳng theo quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chếđào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ. Cùng với việc ban hành kèm theo QĐ 389/CĐKTKTTW ngày 20/08/2013 của Hiệu trưởng trường CĐKT-KTTW quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một sốđiều của Quy chếđào tạo cao đẳng hệ chính quy.
Tùy tính chất học phần, việc đánh giá học phần có thể căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm thành phần. Mỗi học phần có thể có nhiều kỳ kiểm tra nhưng chỉ tổ chức một kỳ kiểm tra chính vào giữa học kỳ và một kỳ thi kết thúc học phần vào cuối học kỳ. Không có kỳ kiểm tra lại hoặc kỳ thi lại cho những SV đã dự thi không đạt yêu cầu hoặc vắng thi.
Kết quả học tập một học phần được đánh giá theo quá trình học tập, thể hiện bởi các điểm thành phần. Số lượng quy định cụ thể trong đề cương chi tiết của từng học phần. Điểm thành phần được làm tròn đến 1 chữ số (ví dụ: 5,0). Thông thường điểm thành phần được đánh giá gồm:
- Điểm chuyên cần: trọng số 10% điểm học phần,
- Điểm đánh giá giữa học phần: trọng số là 20% gồm các điểm:( Điểm kiểm tra bài cũ, kiểm tra các chương hoặc phần, điểm kiểm tra giữa kỳ phải có ít nhất 1 bài, điểm Semina, điểm bài tập…)
- Điểm thi hết học phần: Có trọng số là 70% điểm học phần, cụ thể như sau: - Học phần thực tập cuối khoá (Thực tập tốt nghiệp) là học phần bắt buộc được bố trí vào học kỳ cuối (Học kỳ 6) của chương trình đào tạo, kết thúc thực tập tốt nghiệp SV phải hoàn thiện và nộp cho Nhà trường “Báo cáo Thực tập tốt nghiệp”. Điểm báo cáo thực tập này có khối lượng 3 tín chỉ. Học phần thực tập cuối khóa có thể là điều kiện tiên quyết đối với SV đểđược làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp. Việc hướng dẫn báo cáo thưc tập cho SV còn làm cơ sởđể tăng cường hơn nữa trong việc đánh giá trách nhiệm, tay nghề của giáo viên, từđó kiểm định được chất lượng là hình thức báo cáo kết quả học tập của SV ra trường.
+ Đào tạo theo niên chế cho cao đẳng chính quy và liên thông.
Đối với HS trung cấp chính quy nhà trường thực hiện theo quy chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp ban hành theo quyết định số 40/2007/QĐ-
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 BGD ngày 01/8/2007 của Bộ GD&ĐT. Và Thông tư 22 mới của Bộ GD&ĐT đối với HS trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức học niên chế.
Tới đây đối với SV cao đẳng hệ liên thông nhà trường sẽ thực hiện quy chế 36/2007/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 28/6/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng vừa làm vừa học
- Kết quả học tập, cấp bằng và chứng chỉ tốt nghiệp
+ Để đạt kết quả thi tốt nghiệp cao 99% (Bảng 4.3)Nhà trường thực hiện đồng bộ hóa các giải pháp như: củng cố ngân hàng đề thi sát với chương trình bài giảng. Tổ chức hệ thống ôn thi tập trung, giải đáp những vấn đề HSSV chưa rõ, đề thi được chọn nằm trong hệ thống ngân hàng ở mức vừa phải, công tác coi thi nghiêm túc và được thực hiện an toàn không có sai sót, sai phạm.