đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn còn là nền tảng, là cơ sởđể cho sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế
bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã hội. Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ
dân trí, chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào
đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đồng thời hạn chế và xóa bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái (Ngô Thắng Lợi, 2012). Ngoài ra còn có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủđộng giải quyết được xu hướng gia tăng phân hóa giàu nghèo, có nguy cơđẩy tới phân hóa giai cấp với hậu quả là sự
bần cùng hóa và do vậy sẽđe dọa tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế - xã hội. Không giải quyết thành công các chương ttrình xóa đói giảm nghèo thì sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được. Không tập trung nỗ lực, khả
năng và điều kiện để xóa đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới trình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy cơ lạc hậu (Ngô Thắng Lợi, 2012).
2.1.2. Cơ sở lý luận vềđánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nghèo
2.1.2.1. Khái niệm chương trình hỗ trợ giảm nghèo
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo là hệ thống các giải pháp được xác định rõ vai trò của Nhà nước, của các tổ chức xã hội trong việc phân phối hợp lý các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17 hành động của mình để nâng cao mức sống cho người nghèo, tạo cho họ những cơ hội phát triển trong đời sống cộng đồng bằng chính lao động của bản thân.
2.1.2.2. Khái niệm đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo
Đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo là tập hợp các hành động của Nhà nước hoặc của các tổ chức xã hội nhằm xem xét lại việc thực hiện một chương trình hỗ trợ giảm nghèo có đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu đã đề ra.
2.1.2.3. Nội dung đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo a) Hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập
Hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập bao gồm: hỗ
trợ về giống cây trồng, vật nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng; hỗ trợ phát triển tiểu thủ
công nghiệp; các hoạt động xúc tiến thương mại;... Nội dung của đánh giá tình hình thực hiện hỗ trợ về vốn là nhằm xem xét việc triển khai chương trình của cán bộ thực thi có đúng theo kế hoạch đã xây dựng hay không? Việc phân bổ định mức hỗ trợ cho các đối tượng được hỗ trợ có đúng theo quy định hay không? Và sau hỗ trợ, lợi ích của đối tượng được hưởng lợi là gì? Có đáp ứng
được yêu cầu đặt ra hay không?
b) Thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí
Đối tượng là người nghèo thường tập trung tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa - đây là những vùng có điều kiện kinh tế kém phát triển, địa hình bị
chia cắt, đi lại khó khăn. Do vậy, việc tiếp cận với thông tin, báo chí còn nhiều hạn chế. Để nâng cao trình độ dân trí cho đối tượng là người nghèo, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và đặc biệt là dạy nghề, để
người nghèo có thể chủ động tham gia vào các hoạt động sản xuất, tìm ra cách làm ăn để vươn lên thoát nghèo. Việc đánh giá tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo, dạy nghềđược thông qua việc nghiên cứu kết quả hỗ trợ
hàng năm và những thu nhận của đối tượng hưởng lợi từ chương trình.
c) Chính sách cán bộđối với các xã nghèo, huyện nghèo
Chính sách cán bộ cũng là một nội dung quan trọng trong các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo tại các xã, huyện nghèo, bao gồm: việc luân chuyển cán bộ từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã; có chính sách tiền lương hợp lý để thu hút
đội ngũ tri thức trẻ có trình độ chuyên môn cao về công tác. Việc đánh giá tình hình thực hiện chính sách cán bộ đối với các xã nghèo, huyện nghèo để xem xét có đảm bảo theo yêu cầu của chương trình và kết quả có tác động tích cực đối với các xã nghèo, huyện nghèo.
d) Đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các huyện nghèo
Các huyện nghèo thường có điều kiện tự nhiên không thuận lợi và điều này có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn, giao thông
đi lại khó khăn khiến cho việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội cũng rất ít. Đầu tư
cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm, thủy lợi,... được Nhà nước hết sức quan tâm. Đánh giá kết quả đầu tư cơ sở hạ tầng để xem xét các công trình đã được xây dựng có thực sựđem lại lợi ích cho người dân, nhất là đối với người nghèo.