2013
4.15 Kếtquả hỗ trợ giống cây, con, vật tư nông nghiệp
Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số - Tổng số hộđược hỗ trợ (lượt hộ) 4.501 1.442 7.361 7.725 2.992 5.600 29.621 - Tổng kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) 3.293 2.172,5 3.873,9 5.376,6 1.374 5.285 21.375
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014
Qua bảng 4.15 cho thấy, giai đoạn 2009 - 2014, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện Mù Cang Chải đã hỗ trợ
giống cây, con, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất cho 29.621 lượt hộ dân (bình quân mỗi năm hỗ trợ cho 5.924 lượt hộ dân), với tổng kinh phí hỗ trợ là 21.375 triệu đồng. Số kinh phí này đã hỗ trợ cho người dân chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, cụ thể: cung cấp giống cây, con trên cơ sở diện tích đất sản xuất nông nghiệp được giao (hỗ trợ chuyển đổi giống lúa mới vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 Hỗ trợ một phần kinh phí mua vật tư nông nghiệp, gồm: phân bón, thuốc trừ
sâu,...; Hỗ trợ các hộ dân kinh phí làm chuồng trại kiên cố để phục vụ chăn nuôi;...
Việc lựa chọn hộ dân để hỗ trợ kinh phí mua giống cây, con, vật tư nông nghiệp phục vụ chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao được thực hiện trên cơ sở ưu tiên cho các hộ nghèo, có mức thu nhập thấp nhất. Bên cạnh
đó, huyện cũng đã bố trí một phần kinh phí về giống, vật tư nông nghiệp cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất khai hoang, phục hóa.
- Ý kiến đánh giá từđối tượng điều tra
Để đánh giá mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ
sâu,... cho các đối tượng là hộ dân, tác giả đã tiến hành điều tra và tổng hợp số
liệu như sau:
Bảng 4.16: Ý kiến đánh giá mức hỗ trợ giống cây con, vật tư nông nghiệp Nội dung Kim
Nọi Mồ Dề Lao Chải Khao Mang Dế Xu Phình La Pán Tẩn Tổng số - Số hộđiều tra (hộ) 15 15 15 15 15 15 90 - Số hộđiều tra được hỗ trợ (hộ) 15 15 15 15 15 15 90 - Tỷ lệ hộđiều tra được hỗ trợ/ hộđiều tra (%) 100 100 100 100 100 100 100 - Đánh giá mức hỗ trợ (%) + Cao 0 0 0 0 0 0 0 + Trung bình 20,0 40,0 26,7 26,7 33,3 20,0 27,8 + Thấp 80,0 60,0 73,3 73,3 66,7 80,0 72,2 + Không đánh giá 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015
Qua bảng số liệu cho thấy, các hộđiều tra được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp để chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao đều đánh giá mức hỗ trợ còn thấp. Tuy việc hỗ trợ đã căn cứ trên diện tích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 chuyển đổi hiện có của các hộ dân, song mức chi phí ngoài hỗ trợ mà các hộ dân bỏ ra vẫn còn cao. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan (thời tiết, nước tưới tiêu, dịch bệnh,...) nên chi phí cũng tăng.
c) Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm - Kết quả thực hiện
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải vừa tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương, vừa đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu hình ảnh và những đặc sản quê hương. Giai
đoạn 2009 - 2014, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP của huyện đã hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện hoạt động này. Qua điều tra, tác giả tổng hợp được kết quả thực hiện hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm như sau:
Bảng 4.17: Kết quả hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm
(Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số - Các hoạt động hội chợ 0 0 0 0 0 200,0 200,0 - Các hoạt động Lễ hội 0 0 0 112,9 100,0 0 212,9 - Phát hành ấn phẩm, tài liệu quảng bá 0 84,4 0 0 0 0 84,4 Tổng số 0 84,4 0 112,9 100,0 200,0 497,3
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014
Giai đoạn 2009 - 2014, huyện Mù Cang Chải đã phối hợp với các đơn vị
liên quan tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm đặc sản tới du khách thập phương, đẩy mạnh các hoạt động du lịch nhằm góp phần phát triển kinh tếđịa phương, phát hành ấn phẩm để giới thiệu hình ảnh địa phương. Nổi bật trong những năm trở lại đây, Ủy ban nhân dân huyện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 Mù Cang Chải đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội chợ thương mại, Lễ hội du lịch “Mùa Vàng”,... đây là dịp để người dân địa phương có thể quảng bá sản phẩm nông nghiệp của quê hương. Trong giai đoạn qua, chương trình hỗ trợ
giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện đã hỗ trợ cho hoạt
động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm là 497,3 triệu đồng. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến thương mại tổ chức trên địa bàn còn ít, chưa đa dạng cũng như phong phú chương trình, cách thức thực hiện, nguồn kinh phí bố trí triển khai các hoạt động này còn thấp.
- Ý kiến đánh giá từđối tượng điều tra
Chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ quy
định mức hỗ trợ để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm là 100 triệu đồng/ năm. Song huyện Mù Cang Chải đã tranh thủ
các nguồn vốn khác để tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm của địa phương. Đểđánh giá mức hỗ trợ quy định của Trung ương, tác giảđã tiến hành điều tra nhóm cán bộ thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo.
Qua điều tra cho thấy, việc hỗ trợ kinh phí để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm của địa phương được đánh giá là vừa thấp, vừa thiếu nguồn để bố trí hỗ trợ hàng năm (20/20 phiếu điều tra = 100% số phiếu đánh giá việc hỗ trợở mức thấp). Với nguồn kinh phí hạn hẹp, để
tổ chức một hoạt động có quy mô lớn, quảng bá rộng rãi tới nhiều nơi gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, do nguồn kinh phí còn thiếu, trong khi nhu cầu đầu tư, hỗ trợđều rất lớn, nên huyện phải cân đối nguồn vốn đầu tư cho phù hợp nhất.
d) Chính sách xuất khẩu lao động - Kết quả thực hiện
Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ sản xuất, hàng năm Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải luôn quan tâm đến hoạt động xuất khẩu lao động. Giai đoạn 2009 - 2014, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã tổ chức đào tạo được nhiều lao
động tham gia xuất khẩu sang các nước, tạo thêm việc làm và thu nhập cho đội ngũ lao động trẻ. Trong những năm qua, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện đã hỗ trợ kinh phí đào tạo và xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 khẩu được 82 lao động đi làm việc tại các nước trong khu vực. Qua điều tra, tác giả tổng hợp được kết quả thực hiện hỗ trợđào tạo lao động tham gia xuất khẩu như sau:
Bảng 4.18: Kết quả hỗ trợ đào tạo xuất khẩu lao động Năm Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số - Tổng số lao động đã đào tạo xuất khẩu (người) 30 20 4 12 1 15 82 - Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) 420 300 60 186 15 255 1.236
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014
Qua bảng 4.18 cho thấy, trong những năm qua, chương trình hỗ trợ
giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện đã hỗ trợ cho hoạt động đào tạo cho lao động tham gia xuất khẩu với tổng số kinh phí là 1.236 triệu đồng (bình quân 15,1 triệu đồng/ người). Lao động khi tham gia xuất khẩu đi làm việc tại các nước trong khu vực chủ yếu được hỗ trợ kinh phí
để đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ và một phần kinh phí làm thủ tục xuất cảnh. Kinh phí làm thủ tục xuất cảnh cho lao động được vay vốn ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội. Đến nay, 82 lao động được đào tạo đều đã xuất khẩu đi làm việc tại các nước. Thông qua hoạt động hỗ trợ xuất khẩu, đã kích thích được số lao động trẻ không có việc làm đi làm việc tăng thu nhập, giúp gia đình cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu lao động còn hạn chế, kết quả đạt được rất thấp, chỉ khoảng 9,7% so với mục tiêu Đề án đã xây dựng.
- Ý kiến đánh giá từđối tượng điều tra
Để đánh giá mức hỗ trợ cho lao động tham gia xuất khẩu đi làm việc tại nước ngoài, tác giả tiến hành điều tra nhóm cán bộ thực hiện chương trình và tổng hợp qua bảng số liệu như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79
Bảng 4.19: Ý kiến đánh giá mức hỗ trợ cho lao động xuất khẩu TT Nội dung Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%)
1 Cao 0 0 2 Trung bình 4 20,0 3 Thấp 16 80,0 4 Không đánh giá 0 0 5 Tổng số 20 100,0 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015
Qua bảng số liệu cho thấy, nhìn chung với mức hỗ trợ lao động tham gia xuất khẩu đi làm việc tại nước ngoài như hiện nay được đánh giá là thấp. Kinh phí hỗ trợ mới chỉđáp ứng được chi phí đào tạo cơ bản. Mặc dù định mức hỗ trợ
cho lao động xuất khẩu được huyện Mù Cang Chải xây dựng và quy định trong chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện, song do nguồn kinh phí còn hạn chế nên việc sửa đổi định mức hỗ trợ cho hoạt
động này chưa được lãnh đạo, cấp chính quyền quan tâm.
4.2.5.2. Kết quả hỗ trợ giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí a) Chính sách hỗ trợ dạy nghề gắn với tạo việc làm
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng lao động nông thôn, có cơ hội chuyển nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện
đã tập trung hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề ngắn hạn, gắn với bố trí việc làm cho các đối tượng lao động chưa có việc làm trên địa bàn. Giai đoạn 2009 - 2014, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã xây dựng kế hoạch, tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề cho người lao động, gắn với bố trí việc làm tại chỗ và việc làm liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh. Qua điều tra, tác giả tổng hợp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80
Bảng 4.20: Kết quả hỗ trợ dạy nghề gắn với tạo việc làm Năm Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số - Tổng số lớp đã mở (lớp) 12 29 13 18 18 18 108 - Tổng số lao động được đào tạo (người) 315 761 330 349 357 374 2.486 - Tổng số lao động được bố trí việc làm (người) 240 611 259 274 283 303 1.970 - Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) 630 1.750,3 825 872,5 892,5 1.122 6.092,3
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014
Qua bảng 4.20 cho thấy, thông qua chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện, giai đoạn 2009 - 2014 tổng số lớp
đào tạo nghề đã mở là 108 lớp, với số lao động tham gia đào tạo là 2.486 lao
động, trong đó có 1.970 lao động đã được bố trí việc làm (chiếm 79,2%/ tổng số
lao động tham gia đào tạo), với tổng kinh phí hỗ trợ là 6.092,3 triệu đồng. Nội dung đào tạo nghề chủ yếu là lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Nhìn chung, trong giai
đoạn vừa qua, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP của huyện hỗ trợ đào tạo nghề, gắn với bố trí việc làm còn đạt thấp, bằng 63,3% so với mục tiêu của Đề án. Qua tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu là: Cơ sở
vật chất còn hạn chế (huyện Mù Cang Chải đã có Trung tâm Dạy nghề, tuy nhiên chưa có xưởng thực hành), đội ngũ giáo viên còn thiếu, kinh phí hỗ trợ còn hạn chế, việc phân bổ nguồn còn chậm trễ, nhận thức của người lao động chưa cao còn trông chờỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, bản thân người lao động, đặc biệt là lao động trẻ chưa nhận thức được đào tạo nghề là một nhu cầu, một yếu tố cần thiết đểđảm bảo cuộc sống cho bản thân, gia đình,...
b) Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở
Cán bộ cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cán bộ cơ sở là những người có mối liên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 hệ gần gũi và mật thiết với người dân địa phương trong đó có người nghèo. Hơn ai hết, họ am hiểu tình hình nghèo đói của địa phương nơi công tác, nguyên nhân của nghèo đói và từ đó đề xuất các giải pháp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Cán bộ cơ sở có giỏi, vững vàng chuyên môn, thì công tác tham mưu cho cấp trên mới được tốt. Giai đoạn 2009 - 2014, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện đã hỗ
trợ kinh phí để tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Qua điều tra, tác giả tổng hợp
được kếtquả thực hiện hỗ trợđào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ
sở như sau:
Bảng 4.21: Kết quả hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số - Tổng số lớp đã mở (lớp) 0 1 0 6 16 13 36 - Tổng số cán bộđược đào tạo (người) 0 59 0 247 826 689 1.821 - Kinh phí (triệu đồng) 0 28,6 0 106,2 289,6 237,9 662,3
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014
Qua bảng 4.21 cho thấy, trong giai đoạn qua, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện đã hỗ trợ kinh phí mở 36 lớp tập huấn, đào tạo cán bộ cơ sở cho 1.821 lượt người tham gia, với tổng kinh phí thực hiện 662,3 triệu đồng. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ cơ sở chủ yếu là các kiến thức về quản lý kinh tế - xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của tỉnh quy định về quy trình xây dựng, quản lý chương trình, dự án, tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82
4.2.5.3. Kết quả thực hiện chính sách cán bộđối với huyện nghèo * Kết quả thực hiện
Luân chuyển cán bộ là một chủ trương quan trọng của Đảng trong công tác cán bộ nhằm thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu