nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyện
Trong quá trình điều tra của tác giả cho thấy chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện
được cán bộ Phòng Lao động, Thương bình và Xã hội của huyện Mù Cang Chải tham mưu, triển khai xây dựng trong thời gian rất ngắn để kịp xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình trong năm 2009 và nội dung của chương trình hỗ trợ giảm nghèo này là một phần nằm trong Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện (tức là bao gồm nhiều nội dung chương trình khác) và tỉnh Yên Bái cũng không thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ
riêng mà giao cho Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh kiêm thực hiện, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ cho cấp huyện và cấp xã, nhanh chóng triển khai xây dựng chương trình. Khi đó, căn cứ để xây dựng chương trình chủ yếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 dựa vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện giai
đoạn 2006 - 2020, vì thời gian gấp gáp nên khi Đề án được xây dựng xong mới chỉ xin ý kiến tham gia của các cấp, các ngành mà chưa xin được ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư - những người trực tiếp được hưởng lợi từ các hoạt động hỗ trợ, ưu đãi của chương trình.
Chất lượng Đề án được xây dựng chưa cao, các con số về chỉ tiêu và nguồn kinh phí cần có để thực hiện chương trình còn mang tính ước đoán lớn do
để tính toán nguồn kinh phí như vậy, Đề án đã sử dụng các số liệu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và huyện giai đoạn 2006 - 2020, mà những quy hoạch đó được xây dựng từ những năm 2005 - 2006, nên số liệu đã cũ, không còn mang tính chính xác cao. Đề án khi xây dựng cũng chưa xin ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư trên địa bàn nên việc định hướng, đưa ra một số
chỉ tiêu hỗ trợ cho người dân chưa sát với thực tế, chưa phù hợp với điều kiện, cũng như mong muốn của người dân.
Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình của huyện, hàng năm tỉnh, huyện vẫn phải căn cứ vào nguồn vốn phân bổ ngân sách nhà nước cấp, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp, nên việc hỗ trợ, hay đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cần được lựa chọn ưu tiên và đưa ra bàn thảo. Song việc quyết định hỗ trợ, hay
đầu tư vào lĩnh vực nào? Công trình nào? vẫn do cấp trên xem xét, quyết định, huyện và xã căn cứ vào đó để thực hiện. Nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước thấp, việc kêu gọi đầu tư từ các tổ chức bên ngoài hàng năm còn hạn chế, trong khi đó các chỉ tiêu khi xây dựng Đề án của huyện là rất lớn, nên khi đánh giá, tổng kết thực hiện chương trình khó đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Nhiều nội dung trong chương trình của huyện đến nay vẫn chưa thực hiện
được, phải cân đối đầu tư từ các chương trình khác như: Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; Chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn; Chính sách về giáo dục đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí, y tế; Chính sách hỗ trợ và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích trí thức trẻ về tham gia công tác tại xã; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về giáo dục, y tế, công nghiệp vẫn chưa thực hiện được;...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57