Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 96)

4.3.2.1. Bản thân người nghèo

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và đặt vấn đề

xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, mang tính lâu dài để đảm bảo giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội, đem lại sự công bằng trong các nhóm cộng đồng, giảm phân hóa giàu nghèo. Nhà nước cũng đã huy động được nhiều nguồn lực, tập trung nhiều nguồn vốn cho công tác xóa đói giảm nghèo tại các vùng khó khăn, với nhiều hình thức khác nhau: hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, nguồn lực thì có hạn, để có thể giảm nghèo bền vững, thì yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn phải là yếu tố con người, mà trực tiếp là các hộ nghèo. Hộ nghèo có mong muốn thoát nghèo, dưới sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ tìm mọi cách để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình, giải quyết được tình trạng đói nghèo. Hộ nghèo luôn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không chịu lao động,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 phát triển sản xuất thì sẽ mãi nghèo và như vậy mục tiêu giảm nghèo từ các chương trình, dự án không đạt được, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả giảm nghèo.

Qua điều tra đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải cho thấy nhận định về hành động và suy nghĩ của người nghèo có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến kết quả cũng như chất lượng của công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện, kết quả tổng hợp như sau:

Bảng 4.25: Nhận định về mức độ ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo đối với yếu tố bản thân người nghèo

TT Tiêu chí Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%)

1 Cao 17 85,0 2 Trung bình 3 15,0 3 Thấp 0 0 4 Không đánh giá 0 0 5 Tổng số 20 100,0 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015

Các cơ quan có liên quan, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện Mù Cang Chải cần nắm bắt đặc điểm, tâm lý, sinh hoạt và mọi thông tin về các hộ nghèo trên địa bàn, cần có kế hoạch và phối hợp với các đơn vị liên quan để

có các giải pháp tác động làm thông suốt cách nghĩ của người dân, nhất là các hộ

nghèo để họ tự vươn lên thoát nghèo.

4.3.2.2. Cán bộ thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo

Năng lực của cán bộ cộng đồng, cán bộ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, nhất là cán bộ trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn tới công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Bởi đây là các đối tượng trực tiếp xây dựng kế hoạch, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, giám sát và đánh giá các hoạt

động hỗ trợ giảm nghèo. Để giảm nghèo đạt kết quả mong đợi, đội ngũ cán bộ

này phải xây dựng được kế hoạch cũng như lộ trình giảm nghèo một cách rõ ràng, căn cứđiều kiện thực tế để xây dựng mục tiêu cần đạt được thực hiện hàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 năm, trong công tác hỗ trợ phải giải quyết nhanh chóng, đảm bảo đúng người,

đúng định mức, kịp thời gian, đáp ứng được kế hoạch cũng như yêu cầu của đối tượng thụ hưởng, đồng thời phải bố trí cán bộ thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra, giám sát các chương trình hỗ trợ giảm nghèo để kịp thời phát hiện những bất cập,

đề xuất phương án xử lý. Do đó, tăng cường năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giải quyết công việc cho đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình hỗ

trợ giảm nghèo là góp phần nâng cao chất lượng tổ chức triển khai và thực hiện các chương trình hỗ trợ giảm nghèo.

Bên cạnh đó, cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ cơ sở có trình độ chuyên môn, có năng lực công tác, có kỹ năng giải quyết công việc sẽ triển khai chương trình hỗ trợ giảm nghèo tốt hơn, linh hoạt hơn, chủ động hơn; họ sẽ phát huy

được tính năng động, sáng tạo, tâm huyết để có được nhiều đề xuất, ý tưởng trong cách thức triển khai thực hiện chương trình, trong phương pháp làm việc và loại hình hỗ trợ cho các hộ dân thuộc đối tượng được hỗ trợ trên địa bàn, nhằm giúp chương trình hỗ trợđạt kết quả như mong muốn, cũng như mục tiêu đề ra.

Qua điều tra thu thập số liệu của tác giả, nhận định về mức độảnh hưởng của đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình đến kết quả hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải được tổng hợp như sau:

Bảng 4.26: Nhận định về mức độ ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ đến kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo TT Tiêu chí

Trình độ

chuyên môn Kinh nghiệm công tác Số lượng

(Phiếu) Tỷ lệ (%) Số lượng (Phiếu) Tỷ lệ (%)

1 Cao 5 25,0 11 55,0 2 Trung bình 9 45,0 7 35,0 3 Thấp 6 30,0 2 10,0 4 Không đánh giá 0 0 0 0 5 Tổng số 20 100,0 20 100,0 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 Qua bảng số liệu cho thấy, trình độ chuyên môn cũng như năng lực công tác của đội ngũ cán bộ thực hiện có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Do đó, để

thực hiện tốt, đạt kết quả cao chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, cần tập trung quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ sau:

- Đối với cấp tỉnh: Các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh; Đội ngũ

cán bộ, công chức Phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động, Thương binh và xã hội. - Đối với cấp huyện: Các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo theo Nghị

quyết số 30a/2008/NQ-CP; Đội ngũ cán bộ, công chức Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội và một số cán bộ, công chức các phòng chuyên môn khác thuộc

Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải.

- Đối với cấp xã: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

4.3.2.3. Cơ chế tài chính và nguồn kinh phí

Hàng năm, huyện Mù Cang Chải căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và Đề án đã được phê duyệt xây dựng kế hoạch và nguồn vốn để thực hiện chương trình, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính) xem xét, quyết định, báo cáo trung ương. Trên cơ sở kế

hoạch được xây dựng, Chính phủ cân đối nguồn lực và phân bổ vốn thực hiện chương trình cụ thể cho từng địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái căn cứ

nguồn vốn của trung ương, tiến hành giao chỉ tiêu kế hoạch vốn về cho huyện, huyện căn cứ quyết định của tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện cho các xã. Trên cơ sở quyết định của Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Lao

động, Thương binh và Xã hội làm đầu mối và triển khai tới các phòng chuyên môn tùy theo nhiệm vụ được giao để tiến hành các hoạt động hỗ trợ, đầu tư. Với việc triển khai như vậy, đã làm gia tăng thủ tục hành chính, kéo dài thời gian xem xét, thẩm định. Do đó, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, gây ảnh hưởng đến các hoạt động hỗ trợđể phát triển sản xuất cũng như giải ngân đểđầu tư xây dựng các công trình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 Nguồn vốn ngân sách Nhà nước thấp (thường chỉ đáp ứng từ 15 - 20% nhu cầu), trong khi Mù Cang Chải là một huyện nghèo, công trình nào cũng cần phải đầu tư, chính sách nào cũng cần phải hỗ trợ cộng thêm trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ huyện còn hạn chế, nên việc đầu tư dàn trải là khó tránh khỏi, cộng thêm với yếu tốđiều kiện tự nhiên không thuận lợi, dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thực hiện chương

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)