Kếtquả hỗ trợ dạy nghề gắn với tạo việc làm

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 89)

2013

4.20 Kếtquả hỗ trợ dạy nghề gắn với tạo việc làm

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số - Tổng số lớp đã mở (lớp) 12 29 13 18 18 18 108 - Tổng số lao động được đào tạo (người) 315 761 330 349 357 374 2.486 - Tổng số lao động được bố trí việc làm (người) 240 611 259 274 283 303 1.970 - Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) 630 1.750,3 825 872,5 892,5 1.122 6.092,3

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014

Qua bảng 4.20 cho thấy, thông qua chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện, giai đoạn 2009 - 2014 tổng số lớp

đào tạo nghề đã mở là 108 lớp, với số lao động tham gia đào tạo là 2.486 lao

động, trong đó có 1.970 lao động đã được bố trí việc làm (chiếm 79,2%/ tổng số

lao động tham gia đào tạo), với tổng kinh phí hỗ trợ là 6.092,3 triệu đồng. Nội dung đào tạo nghề chủ yếu là lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Nhìn chung, trong giai

đoạn vừa qua, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP của huyện hỗ trợ đào tạo nghề, gắn với bố trí việc làm còn đạt thấp, bằng 63,3% so với mục tiêu của Đề án. Qua tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu là: Cơ sở

vật chất còn hạn chế (huyện Mù Cang Chải đã có Trung tâm Dạy nghề, tuy nhiên chưa có xưởng thực hành), đội ngũ giáo viên còn thiếu, kinh phí hỗ trợ còn hạn chế, việc phân bổ nguồn còn chậm trễ, nhận thức của người lao động chưa cao còn trông chờỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, bản thân người lao động, đặc biệt là lao động trẻ chưa nhận thức được đào tạo nghề là một nhu cầu, một yếu tố cần thiết đểđảm bảo cuộc sống cho bản thân, gia đình,...

b) Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Cán bộ cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cán bộ cơ sở là những người có mối liên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 hệ gần gũi và mật thiết với người dân địa phương trong đó có người nghèo. Hơn ai hết, họ am hiểu tình hình nghèo đói của địa phương nơi công tác, nguyên nhân của nghèo đói và từ đó đề xuất các giải pháp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Cán bộ cơ sở có giỏi, vững vàng chuyên môn, thì công tác tham mưu cho cấp trên mới được tốt. Giai đoạn 2009 - 2014, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện đã hỗ

trợ kinh phí để tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Qua điều tra, tác giả tổng hợp

được kếtquả thực hiện hỗ trợđào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ

sở như sau:

Bảng 4.21: Kết quả hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số - Tổng số lớp đã mở (lớp) 0 1 0 6 16 13 36 - Tổng số cán bộđược đào tạo (người) 0 59 0 247 826 689 1.821 - Kinh phí (triệu đồng) 0 28,6 0 106,2 289,6 237,9 662,3

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014

Qua bảng 4.21 cho thấy, trong giai đoạn qua, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện đã hỗ trợ kinh phí mở 36 lớp tập huấn, đào tạo cán bộ cơ sở cho 1.821 lượt người tham gia, với tổng kinh phí thực hiện 662,3 triệu đồng. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ cơ sở chủ yếu là các kiến thức về quản lý kinh tế - xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của tỉnh quy định về quy trình xây dựng, quản lý chương trình, dự án, tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

4.2.5.3. Kết quả thực hiện chính sách cán bộđối với huyện nghèo * Kết quả thực hiện

Luân chuyển cán bộ là một chủ trương quan trọng của Đảng trong công tác cán bộ nhằm thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quảđội ngũ cán bộ. Thực hiện luân chuyển cán bộđã góp phần tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có triển vọng; đồng thời giúp cán bộ trưởng thành nhanh và toàn diện, vững vàng về chính trị, đáp ứng yêu cầu đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành vừa có kiến thức vừa có năng lực thực tiễn. Giai đoạn 2009 - 2014, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện đã thực hiện hỗ trợ luân chuyển cán bộ từ tỉnh về huyện và từ huyện về xã nhằm tăng cường năng lực quản lý, điều hành kinh tế - xã hội cho bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã. Qua điều tra, tác giả tổng hợp được kết quả thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã như sau:

Bảng 4.22: Kết quả thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số

- Tổng số cán bộ

luân chuyển (người) 5 4 2 0 2 0 13

- Kinh phí hỗ trợ

(triệu đồng) 50 40 20 0 20 0 130

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014

Qua bảng 4.22 cho thấy, giai đoạn vừa qua, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện đã thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ cho 13 người (đạt 32,5% so với mục tiêu Đề án) với tổng kinh phí là 130 triệu đồng. Tuy nhiên, chương trình mới chỉ thực hiện hỗ trợ năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 hai và thứ ba chưa thực hiện được do nguồn kinh phí còn hạn chế, chưa bố trí

được nguồn.

* Ý kiến đánh giá từđối tượng điều tra

Đểđánh giá mức hỗ trợ thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ. Tác giả

tiến hành điều tra từ nhóm cán bộ thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo. Nhìn chung theo điều tra của tác giả, về cơ bản các đối tượng thụ hưởng

được nhận mức hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP của huyện với mức tương đương so với quy định (đạt được mục tiêu của Đề án đã được xây dựng). Tuy nhiên việc đánh giá thấp (20/20 phiếu điều tra = 100% số phiếu được đánh giá ở mức thấp)được tìm hiểu là các

đối tượng cán bộ thuộc diện luân chuyển, tăng cường xuống huyện, xã mới chỉ

nhận được hỗ trợ trong năm đầu tiên (Theo Đề án được phê duyệt, cán bộ luân chuyển, tăng cường thuộc diện được hưởng chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện sẽđược nhận hỗ trợ trong 3 năm, năm

đầu tiên hỗ trợ 10 triệu đồng/ người, năm thứ hai hỗ trợ 7 triệu đồng/ người, năm thứ ba hỗ trợ 7 triệu đồng/ người). Số tiền hỗ trợ năm thứ hai và năm thứ ba chưa nhận được do nguồn kinh phí còn hạn chế.

4.2.5.4. Kết quả hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, bản, xãhuyện

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, bản, xã và huyện đặc biệt được quan tâm, khi mà Mù Cang Chải còn thiếu thốn rất nhiều về cơ sở hạ tầng, nhất là các hạ tầng thiết yếu còn nhiều khó khăn. Giai đoạn 2009 - 2014, Đề án 30a của huyện đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển khác nhau, nhằm đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, các công trình giao thông phục vụ đi lại cho người dân,... Trong những năm qua, thông qua chương trình này, huyện Mù Cang Chải đã được đầu tư xây dựng được 227 công trình với tổng kinh phí thực hiện là 255.868,8 triệu đồng, gồm: 82 công trình cấp huyện và 145 công trình cấp xã. Qua điều tra, tác giả tổng hợp được kết quả thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, bản, xã, huyện như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

Bảng 4.23: Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp huyện

ĐVT: Công trình Năm Loại 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số - Công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt cấp huyện 10 3 6 1 0 0 20

- Công trình giao thông 4 27 8 11 11 0 61

- Công trình trung tâm cụm xã 0 1 0 0 0 0 1

Tổng số 14 31 14 12 11 0 82

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014

Bảng 4.24: Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp xã

ĐVT: Công trình

Năm

Loại 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số

- Công trình đường giao thông 0 0 43 62 0 0 105 - Công trình thủy lợi 0 0 12 28 0 0 40

Tổng số 0 0 55 90 0 0 145

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014

Qua bảng 4.23, 4.24 cho thấy, trong giai đoạn vừa qua, chương trình hỗ

trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP đã đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải chủ yếu là các công trình đường giao thông từ tỉnh tới huyện, từ huyện tới xã, liên xã, đường giao thông liên thôn bản; các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp; các công trình cấp nước sinh hoạt. Đây là những công trình hết sức cần thiết và thiết yếu để phục vụ người dân trên địa bàn. Riêng năm 2013, chỉđầu tư khởi công mới 11 công trình cấp huyện, năm 2014 không khởi công mới công trình nào mà huyện tập trung bố trí vốn để

hoàn thành các công trình của năm trước. Các công trình giao thông từ trung tâm huyện tới trung tâm xã đến nay đã được đầu tư khá đầy đủ (chủ yếu là đường bê tông), chỉ còn 02/13 xã chưa có đường nhựa (bê tông) đến trung tâm xã. Giao thông từ xã đi các thôn, bản đã được mở cơ bản hoàn thành nhưng tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa vẫn còn thấp. Các công trình thủy lợi đã được đầu tư đảm bảo chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

động tưới tiêu đáp ứng cơ bản khoảng 65% diện tích, chủ yếu là các công trình vừa và nhỏ cơ bản mới kiên cốđược phần đập đầu mối.

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ

4.3.1. Các yếu t khách quan

4.3.1.1. Vềđiều kiện tự nhiên

Huyện Mù Cang Chải là một huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Yên Bái, huyện có diện tích rộng (119.773,36 ha), trong đó đất lâm nghiệp,

đất rừng chiếm tới 65,9%/ tổng số, đất phục vụ sản xuất nông nghiệp ít (chỉ

chiếm 8,3%/ tổng số) nên người dân sinh sống trên địa bàn không có nhiều tư

liệu sản xuất, song các hộ dân trên địa bàn lại sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Bên cạnh đó, địa hình của huyện Mù Cang Chải chủ yếu là địa hình núi,

đồi, để đi đến trung tâm huyện lỵ cũng như đi từ trung tâm huyện lỵ đến trung tâm các xã thuộc huyện đều phải giao thông theo các sườn núi, sườn đồi, đi lại hết sức khó khăn. Thêm vào đó, hàng năm, trên địa bàn huyện xảy ra nhiều đợt thiên tai như lũ ống, lũ quét, mưa đá, rét đậm, rét hại,... Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vậy đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất của phần lớn các hộ dân sinh sống trên địa bàn (ảnh hưởng không chỉ các hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, thương mại), có những năm nhiều thiên tai xảy ra, đã ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân, do vậy nhà nước phải hỗ trợ lương thực, song cũng không đáp ứng

đủ nhu cầu của các hộ dân.

Thiên tai, thời tiết cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến các công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi. Các công trình này chỉđược đầu tưở mức độ cấp IV, cấp V miền núi nên độ kiên cố không cao, do đó cũng chịu tác động lớn do các yếu tố thời tiết gây ra. Hàng năm, huyện đã phải dành một phần kinh phí từ chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình (cá biệt có những công trình vừa mới xây dựng xong năm trước, nhưng năm sau do ảnh hưởng của thời tiết cũng bị hư hại một phần), do đó phải cắt giảm nguồn vốn đầu tưở các hạng mục khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 Từ những phân tích ở trên cho thấy, yếu tốđịa hình, thời tiết đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cũng như hiệu quả mà chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ đem lại trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.

4.3.1.2. Về cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội

Giai đoạn 2009 - 2014, kinh tế của huyện Mù Cang Chải còn phát triển chậm, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân tuy có đạt cao, song do xuất phát điểm thấp nên giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trên địa bàn không cao; cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp (chiếm trên 50%), thu nhập bình quân đầu người thấp, cơ sở hạ tầng - nhất là cơ sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là hạ

tầng giao thông (02/13 xã chưa có đường nhựa, bê tông đến trung tâm xã, giao thông từ xã đi các thôn, bản đã được mở cơ bản hoàn thành nhưng tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa còn thấp) còn thiếu và yếu. Kinh tế của huyện Mù Cang Chải kém phát triển là một phần nguyên nhân dẫn đến đời sống người dân trên địa bàn ít

được cải thiện, thu nhập luôn ở mức thấp, an sinh xã hội chưa được đảm bảo. Kinh tế kém phát triển cũng là yếu tố gây ra tình trạng thiếu việc làm, số lượng lao động không có việc làm gia tăng, vừa là nguyên nhân có thể dẫn đến mất trật tự an toàn xã hội, vừa gia tăng tình trạng nghèo đói của các hộ dân. Do đó, dẫn

đến việc hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ

trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có thể chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt, chưa tính đến tính bền vững và lâu dài nên hiệu quả thực hiện chương trình còn chưa cao, gây lãng phí nguồn vốn.

4.3.1.3. Vấn đề chính trị

Để công tác xóa đói giảm nghèo thực sự đạt hiệu quả cao, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm, không có hộ tái nghèo, hộ phát sinh nghèo mới thì cần có sự đoàn kết, ủng hộ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới huyện, xã, các tổ chức, đoàn thể và toàn thể nhân dân trên địa bàn. Các tổ chức đoàn thể có vai trò lớn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân cùng chung sức phát triển sản xuất, phát triển kinh tế vừa là để tăng thu nhập cho hộ gia đình mình, vừa là để phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Công tác tuyên truyền tốt sẽ nâng cao nhận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)