Tình hình dân số và lao động huyện Mù Cang Chải giai đoạn

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 40)

2013

3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Mù Cang Chải giai đoạn

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2013/2012 2014/2013 1. Dân số trung bình 52.047 100,00 53.020 100,00 54.527 100,00 101,9 102,8 - Phân theo giới tính + Nữ 26.174 50,29 26.680 50,32 27.155 49,80 101,9 101,8 + Nam 25.873 49,71 26.340 49,68 27.372 50,20 101,8 103,9 - Phân theo vùng + Thành thị 2.544 4,89 2.580 4,87 2.606 4,78 101,4 101,01 + Nông thôn 49.503 95,11 50.440 95,13 51.921 95,22 101,9 102,9 2. Lao động

- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 26.869 51,62 27.485 51,84 28.203 51,72 102,3 102,6 - Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm

việc trong nền kinh tế quốc dân 25.569 100,00 26.185 100,00 26.903 100,00 102,4 102,7 + Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 22.700 88,78 23.074 88,12 23.691 88,06 101,7 102,7 + Ngành công nghiệp và xây dựng 358 1,4 382 1,46 409 1,52 106,7 107,1 + Ngành dịch vụ 2.511 9,82 2.729 10,42 2.803 10,42 108,7 102,7

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2012, 2013, 2014

3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

3.1.2.3. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng của huyện

Giai đoạn 2011 - 2014, huyện Mù Cang Chải đã huy động mọi nguồn lực tập trung cho đầu tư phát triển trên địa bàn. Thực hiện mở mới 272,7 km đường giao thông nông thôn, 48,5 km đường bê tông. Cải tạo, xây mới 04 cầu cống. Tiến hành xây dựng, sửa chữa 23 công trình trường học, 07 công trình cấp nước sinh hoạt. 52/127 nhà văn hóa được xây dựng kiên cố (trong đó có 08 nhà văn hóa xã, 44 nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố), 12/13 trụ sở xã được xây dựng kiên cố cấp IV. Số xã có điện lưới quốc gia là 14/14 xã, thị trấn. 13/13 xã có

điểm bưu chính viễn thông, 9/13 xã có Internet đến bản trung tâm (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014).

Toàn huyện hiện có tổng số 40 trường học, trung tâm dạy nghề, trong đó: có 14 trường mầm non, 09 trường tiểu học, 09 trường trung học cơ sở, 06 trường tiểu học và trung học cơ sở, 01 trường trung học phổ thông và 01 trung tâm dạy nghề - giáo dục thường xuyên (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014).

Mù Cang Chải có 17 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó: có 01 bệnh viện đa khoa huyện, 02 phòng khám đa khoa khu vực, 14 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số trên 135 giường bệnh (khoảng 12 giường bệnh/ vạn dân) phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014).

Ngành thương mại - dịch vụ ngày được nâng lên, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Số cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn huyện khoảng 800 cơ sở, chủ yếu là kinh doanh, buôn bán nhỏ, lẻ, trong đó: nhà hàng, nhà nghỉ có trên 20 cơ sở (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014).

3.1.2.4. Khái quát về kết quả phát triển kinh tế của huyện

Mù Cang Chải là huyện nghèo, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhưng với quyết tâm cao, giai đoạn 2011 - 2014, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện đã không ngừng phấn đấu, đoàn kết, nhất trí cao, đồng thuận lớn, năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện đạt được thành tựu toàn diện và rất quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 giảm nghèo đạt kết quả nổi bật; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; năng lực lãnh

đạo, quản lý, điều hành năng động, sáng tạo của lãnh đạo huyện được nâng lên, cán bộ, đảng viên, chung sức, chung lòng vượt qua nhiều khó khăn, thách thức

đóng góp to lớn cho sự phát triển của huyện nhà; nhân dân đồng tình ủng hộ các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng

đời sống văn hóa, phòng chống các tệ nạn xã hội.

Tuy nhiên, những thành tựu đã đạt được trong những năm qua chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện; tăng trưởng kinh tế chưa ổn định và bền vững; khả năng cạnh tranh của nền kinh tế

thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa vững chắc, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém và chưa đồng bộ.

Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chi phí sản xuất cao, chất lượng hàng hóa nông sản còn thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa ổn định, việc áp dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế

tập thể còn yếu và chưa có gì nổi bật.

Công nghiệp phát triển chậm, nhỏ lẻ, chưa có sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường; một số công trình trọng điểm thời gian thi công kéo dài, chậm phát huy hiệu quả; du lịch phát triển chậm, công tác quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém.

Văn hoá - xã hội phát triển chưa ngang tầm và còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, nhất là tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; thu nhập và đời sống dân cư

tuy có cải thiện nhưng vẫn còn rất khó khăn; tệ nạn xã hội, trật tự trị an ở một sốđịa bàn còn phức tạp; giải quyết khiếu kiện có vụ còn chậm.

Năng lực lãnh đạo của một bộ phận cán bộ chưa theo kịp sự phát triển của thời kỳ mới; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có mặt còn yếu kém; công tác kiểm tra, giám sát và các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật mang lại hiệu quả chưa cao.

Nhìn chung kết quả nền kinh tế huyện Mù Cang Chải đã từng bước phát triển, tốc độ phát triển bình quân hàng năm đạt bình quân 14,5%/ năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

Bảng 3.3: Kết quả một số chỉ tiêu kinh tế huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển (%) Số lượng (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Triệu đồng) Cơ cấu (%) 2013/2012 2014/2013 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá so

sánh 2010) 14,6 15,0 15,0

2. Giá trị tăng thêm (giá hiện hành) 410.117 100,0 471.260 100,0 540.038 100,0 114,9 114,6

- Nông, lâm nghiệp 207.101 50,5 223.443 47,4 256.518 47,5 107,9 114,8 - Công nghiệp và xây dựng 92.272 22,5 113.333 24,1 129.609 24,0 122,8 114,4 - Dịch vụ 110.804 27,0 134.484 28,5 153.911 28,5 121,4 114,4

3. Giá trị sản xuất (giá hiện hành) 881.507 100,00 1.055.239 100,00 1.232.017 100,00 119,7 116,7

- Nông, lâm nghiệp 384.839 43,7 401.358 38,0 466.187 37,8 104,3 116,2 - Công nghiệp và Xây dựng 248.379 28,2 327.969 31,1 379.480 30,8 132,0 115,7 - Thương mại và Dịch vụ 248.289 28,1 325.912 30,9 386.350 31,4 131,3 118,5

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014

3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Chn đim nghiên cu

Việc chọn điểm nghiên cứu được xem là một công việc rất quan trọng

trong quá trình thực hiện đề tài; chọn điểm tốt, mang tính chất đại diện và nó sẽ quyết định tới sự thành công của đề tài.

Yên Bái có 02 huyện nghèo và đều là huyện vùng cao: huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải được thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều nét tương đồng nhau như: tốc độ tăng trưởng hàng năm cao xong xuất phát điểm thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu, nhiều dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo bình quân so với toàn tỉnh còn cao,... Theo Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về sơ kết 05 năm thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định, đã thực hiện được việc hỗ trợ

và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bám sát theo mục tiêu của Đề án đã được phê duyệt. Tuy nhiên cách thức triển khai thực hiện Đề án khác nhau sẽ dẫn đến kết quả thực hiện chương trình khác nhau. Huyện Mù Cang Chải được đánh giá là triển khai thực hiện chương trình tốt hơn cả, kết quả thực hiện khả quan cả về

việc huy động nguồn vốn lẫn việc hỗ trợ cho các đối tượng hưởng lợi từ chương trình, song một số nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của Đề án, cũng như tình hình thực tế tại địa phương. Do đó, đề tài chọn điểm nghiên cứu thực hiện tại huyện Mù Cang Chải: là huyện vừa đạt được những kết quả nhất

định, vừa bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Nghiên cứu sau này, có thể là tài liệu quan trọng làm cơ sởđể thực hiện chương trình tốt hơn tại huyện Mù Cang Chải và là bài học kinh nghiệm đối với huyện còn lại.

Huyện Mù Cang Chải hiện có 01 thị trấn và 13 xã, với diện tích tự nhiên rộng, dân cư phân bố không đều, điều kiện đi lại hết sức khó khăn. Để chọn được mẫu đại diện, số liệu thu thập được có thể phục vụ tốt cho việc đánh giá của đề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 tài. Tác giả chia địa bàn huyện Mù Cang Chải thành 03 khu vực, mỗi khu vực gồm 02 xã để tiến hành chọn mẫu điều tra, đây cũng là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong huyện (chiếm trên 70%):

- Khu vực 1: Điều tra các xã bao quanh trung tâm huyện lị, gồm 02 xã: Kim Nọi và Mồ Dề.

- Khu vực 2: Điều tra các xã nằm ở khu vực phía Tây Bắc trung tâm huyện lị, gồm 02 xã: Lao Chải và Khao Mang.

- Khu vực 3: Điều tra các xã nằm ở khu vực phía Đông Nam trung tâm huyện lị, gồm 02 xã: Dế Xu Phình và La Pán Tẩn.

3.2.2. Phương pháp thu thp s liu

Thu thập thông tin, số liệu là việc làm cần thiết trong phân tích kinh tế bao gồm thu thập số liệu thứ cấp và thu thập số liệu sơ cấp. Thu thập số liệu tốt sẽ

cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện cho việc xử

lý, phân tích, tổng hợp thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng; từ đó có thể đưa ra những nhận định, đánh giá xác thực về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề

xuất các giải pháp giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình.

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp là việc thu thập những thông tin, số liệu đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Những thông tin, số liệu này có vai trò quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

- Thông tin, số liệu thứ cấp cần thu thập:

+ Tổng quan tài liệu nghiên cứu: cơ sở lý luận về nghèo đói và hỗ trợ giảm nghèo; cơ sở lý luận về đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ

giảm nghèo; khái quát nội dung Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; cơ

sở thực tiễn vềđánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.

+ Các số liệu vềđặc điểm địa bàn nghiên cứu: Vị trí địa lý, địa hình, thời tiết khí hậu, tình hình đất đai và phân bổ sử dụng đất, tình hình dân số lao động, tình hình phát triển cơ sở hạ tầng, kết quả phát triển kinh tế của huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 + Tổng quan tình hình đói nghèo trên địa bàn huyện: Tổng số hộ nghèo, tỷ

lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người, số hộ tái nghèo, số hộ phát sinh nghèo mới.

+ Số liệu về tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn: Kết quả hỗ trợ phát triển sản xuất, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, đầu tư

cơ sở hạ tầng.

- Nguồn thu thập số liệu:

+ Thu thập qua các sách, báo, báo cáo, tạp chí, Internet,...

+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái; Phòng Thống kê, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Mù Cang Chải.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp là việc thu thập các thông tin, số liệu thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn đối tượng là cán bộ trực tiếp thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; đối tượng là cán bộ hiện đang công tác trên địa bàn huyện Mù Cang Chải được hưởng hỗ trợ từ chương trình (bao gồm: cán bộ luân chuyển, cán bộ tăng cường, cán bộ cơ sở) và đối tượng là các hộ dân trên địa bàn huyện được hưởng hỗ trợ từ

chương trình (bao gồm cả hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ không nghèo).

Việc thu thập các thông tin, số liệu này giúp tác giả có cơ sởđể đánh giá tình hình công bố, công khai, thông tin rộng rãi về chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện;

đánh giá việc thực hiện mức hỗ trợ của đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã hàng năm đã được cấp trên phê duyệt; đánh giá về thời gian hỗ trợ cho các đối tượng hưởng lợi từ chương trình đã thực sự phù hợp và đáp ứng nhu cầu hay chưa? Qua việc đánh giá, sẽ góp phần làm phong phú thêm các nội dung đánh giá nghiên cứu của đề tài, từ đó có thể đề xuất được những giải pháp nâng cao được hiệu quả thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trong giai đoạn tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

a) Chọn hộđiều tra

Trên cơ sở số xã đã chọn, tác giả tiến hành thu thập thông tin về các hộ

nghèo tại mỗi xã thông qua cán bộ cơ sở. Mỗi xã tiến hành điều tra 15 hộ dân, gồm: 10 hộ nghèo và 05 hộ không nghèo. Tổng số hộđiều tra là 90 hộ tương ứng với 90 phiếu.

Nội dung điều tra: Thông tin chung vềđối tượng được điều tra; Việc nắm bắt chủ trương của TW, của tỉnh và Đề án 30a của huyện; Tình hình hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; Tình hình giáo dục, đào tạo, dạy nghề; Đánh giá mức hỗ trợđược nhận; Đánh giá thời gian nhận hỗ trợ; Những tác động của việc nhận hỗ trợ; Những kiến nghị, đề xuất (nếu có).

b) Phỏng vấn cán bộ thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ

Việc phỏng vấn để thu thập thông tin, số liệu từ cán bộ trực tiếp thực hiện chương trình được thực hiện tại 03 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tổng số cán bộ được điều tra là 20 người, tương ứng với 20 phiếu. Cụ thể: Đối với cấp tỉnh phỏng vấn 08 người trong Ban chỉđạo giảm nghèo cấp tỉnh và Phòng Bảo trợ xã

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)