Khái quát mục tiêu, nội dung chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 53)

quyết s 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyn Mù Cang Chi

4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Tạo sự chuyển biến về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo và

đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm ngang bằng khu vực. Tăng thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng/ năm; Tỷ lệ lao động được dạy nghề đạt 60%; Số lao động được giải quyết việc làm trên 27.000 người; 40% đạt chuẩn nông thôn mới (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Phát triển kinh tế, sản xuất phải mang tính hàng hóa trong đó trọng tâm là phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, giải quyết được vấn đề an ninh lương thực tại chỗ và tạo ra được một số sản phẩm nông lâm nghiệp mang tính hàng hóa lớn. Gắn liền phát triển sản xuất nông lâm nghiệp với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu cụ thểđến năm 2015

Đến hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,2%; thu nhập bình quân

đầu người đạt 8 triệu đồng/ năm; Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo 40% (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ. Cơ cấu như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 Nông lâm nghiệp 50%, Công nghiệp xây dựng 21%, Thương mại dịch vụ 29%; 80% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã thông suốt 4 mùa (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Hoàn thiện quy hoạch sắp xếp dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai các dịch vụ xã hội và khai hoang phục hóa mở rộng diện tích.; giảm tỷ lệ lao

động nông nghiệp, nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Phấn đấu 6 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, đầu tư xây dựng Trung tâm y tế huyện; Củng cố hệ thống khám chữa bệnh, thực hiện tốt công tác dân số kế

hoạch hóa gia đình; Làm tốt công tác vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; Phấn đấu 100% xã có vườn thuốc nam; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn dưới 19%; Trên 80% trạm y tế có bác sĩ, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,3% (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Phấn đấu 60% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 40% thôn, bản, tổ dân phốđược công nhận thôn, bản văn hóa (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, có 5 trường đạt chuẩn quốc gia;

Đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục được nâng lên (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

b) Mục tiêu cụ thểđến năm 2020

Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,2%; Thu nhập bình quân đầu người

đạt 15 triệu đồng/ năm; Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dưới 40%; Tỷ lệ lao

động nông thôn qua đào tạo đạt trên 60% (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Tỷ lệ hộ được cung cấp điện sinh hoạt đạt 85 - 90%; Đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất ruộng có thể trồng lúa 2 vụ (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 Phấn đấu duy trì 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, xây dựng trạm y tế thị trấn đạt chuẩn; Làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học

đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở vững chắc, phấn đấu có 8 trường

được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống kênh mương thủy lợi bảo đảm tưới tiêu chủđộng cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng được 2 vụ, mở rộng diện tích tưới tiêu cho rau màu, cây công nghiệp (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Kiên cố hóa 100% đường giao thông tới trung tâm các xã, đảm bảo đi lại thông suốt 4 mùa và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản; Cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư, bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Phấn đấu 80% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 60% thôn, bản, tổ dân phốđược công nhận thôn, bản văn hóa; 80% hộ dân được xem truyền hình; Xây dựng các khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí, thể thao, leo núi (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.3. Nội dung chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải a) Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập

* Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất.

Ngoài các chính sách hỗ trợ theo quy định chung của Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP của Chính phủ thì chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã cụ thể hóa và hỗ trợ cho các hộ gia đình được giao đất trồng rừng phòng hộ hưởng 10 triệu đồng/ ha; Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho công tác rà soát, quy hoạch đất cấp xã, điều chỉnh và bố trí đất cho sản xuất (trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

đó có cả quy hoạch trung tâm xã): 150 triệu đồng quy hoạch xã và 250 triệu đồng quy hoạch thị trấn (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

* Chính sách hỗ trợ sản xuất

Ngoài các chính sách hỗ trợ theo quy định của Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP, chính sách hỗ trợ giảm nghèo của huyện Mù Cang Chải còn cụ

thể hóa hỗ trợ kinh phí cho công tác rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của xã với mỗi quy hoạch được hỗ trợ 30 triệu đồng; Hỗ trợ kinh phí cho các hộ

dân san tạo diện tích, giống nuôi trồng thủy sản 4 triệu đồng/ ha; Đối với một số

xã, bản có diện tích chè đã cho sản phẩm thu hoạch nhưng quá xa nhà máy, thu mua vận chuyển khó khăn được hỗ trợ thiết bị chế biến chè xanh, quy mô nhóm hộ với mức hỗ trợ 15 triệu đồng/ cụm chế biến đồng bộ (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

* Kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư

Chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã cụ thể hóa bố trí một suất trợ cấp khuyến nông ở thôn bản, tổ dân phố cơ sở với 100.000 đồng/ người/ tháng; Xây dựng chính sách hỗ trợ người dân tự nguyện hiến đất cho các hộ không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, tạo điều kiện điều chỉnh lại sản xuất cho người dân (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

* Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư

sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện

Ngoài các chính sách hỗ trợ theo quy định của Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, huyện Mù Cang Chải đã cụ thể hóa chương trình và hỗ trợ:

- Tổ chức, cá nhân không thuộc cơ quan nhà nước và nhà đầu tư mà còn hoạt động xúc tiến đầu tư, môi giới và kêu gọi được dự án đầu tư theo danh mục các dự án ưu tiên của tỉnh có mức vốn đầu tư trên 01 triệu USD vào địa bàn huyện được tỉnh hỗ trợ thêm chi phí hoạt động xúc tiến đầu tư với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/01 dự án (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 - Hỗ trợ một lần xây chuồng trại mua con giống, mua vắc xin phòng bệnh, xây hầm bioga với các dự án, trang trại mới đầu tư, chăn nuôi đủ điều kiện, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp hoặc bán công nghiệp bằng các loại giống tiến bộ kỹ thuật, chất lượng cao theo dự án được phê duyệt, mức hỗ trợ như sau:

+ Hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở chăn nuôi lợn thịt có quy mô tối thiểu 50 con/01 lứa; cứ tăng theo 50 con thì hỗ trợ 10 triệu đồng (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

+ Hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô trên 15 con lợn nái sinh sản (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

+ Hỗ trợ 10 triệu đồng/cơ sở chăn nuôi gia cầm có quy mô từ 500 - 1.000 con; Hỗ trợ 20 triệu đồng/cơ sở có quy mô trên 1.000 - 2.000 con; Hỗ trợ 30 triệu

đồng/cơ sở có quy mô trên 3.000 con (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

* Khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu đãi

Thu hút các tổ chức, nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ ởđịa bàn, nhất là việc tuyển chọn, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất ở các huyện: 200 triệu đồng/ năm (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

* Chính sách xuất khẩu lao động

Hỗ trợđào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo định hướng cho lao động đi xuất khẩu bình quân mỗi năm, trong đó: Hỗ trợđào tạo nghề 4 triệu đồng/ người; Hỗ trợđào tạo ngoại ngữ 7 triệu đồng/ người; Vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội để tham gia xuất khẩu 50 triệu/ người; Hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo định hướng 3 triệu đồng/ người (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

b) Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần * Chính sách giáo dục và đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hỗ trợ kinh phí thêm cho giáo viên mầm non, bố trí đủ giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 - Đối với học sinh dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo học ở trường nội trú mà tham dự học ở trường công lập, bán công thì được cấp học bổng bằng 50% số học bổng của học sinh nội trú (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

- Hỗ trợ học sinh người dân tộc học ở tại trường trung học phổ thông huyện, Trung tâm giáo dục thường xuyên gạo ăn trong thời gian học bán trú tại trường, mức hỗ trợ tương đương 15 kg gạo/1 học sinh/ tháng (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

- Hỗ trợ học sinh là người dân tộc thiểu số đi học trung cấp nông lâm nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học tại tỉnh Yên Bái, mức hỗ trợ ăn tương

đương với 15 kg gạo/1 học sinh/ tháng và được hỗ trợ tiền học phí và tiền nhà ở

ký túc xá trong thời gian thực tế đi học; Hỗ trợ học bổng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đang đi học tại các trường cao đẳng, đại học trong cả nước (trừ đối tượng học hệ cử tuyển), mức hỗ trợ 300.000 đồng/1 học sinh/ tháng (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

- Đối với học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông dân tộc nội trú

được ưu tiên cử tuyển vào các trường đại học, dự bị đại học, các trường chuyên nghiệp, nếu không học các trường chuyên nghiệp thì được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật theo thời gian khoảng 3, 6, 9 tháng phù hợp với yêu cầu ngành nghề thực tế và được bố trí về địa phương làm việc, huyện sử dụng trung tâm dạy nghềđể đào tạo, đề nghị nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

- Đối với học sinh dân tộc thiểu số mới tốt nghiệp ra trường về công tác lâu dài tại huyện được tuyển thẳng vào công chức dự bị, hưởng lương chính thức ngay, được hưởng phụ cấp theo quy định hiện hành, hỗ trợ về nhà ở, quy định rõ thời gian tăng cường ở cơ sở, được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước các cấp sau khi hoàn thành nhiệm vụở cơ sở (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

* Y tế

- Nâng phụ cấp cho nhân viên y tế tại thôn bản, bằng 50% so với mức lương cơ bản (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 - Điều chỉnh định mức tiền thuốc và tiêu hao vật tư y tế tại các trạm y tế

xã từ 20.000 đồng/ lượt khám lên 30.000 đồng/ lượt khám; Hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện huyện là: 15.000 đồng/1 bệnh nhân/ ngày (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

* Tăng cường cai nghiện ma túy và quản lý đối tượng nghiện sau cai

Hỗ trợ kinh phí tổ chức cai nghiện ma túy tập trung tại cộng đồng trong thời gian 3 tháng cho 1.500 đối tượng: 1 triệu đồng/ người (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

* Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm

Hỗ trợ dạy nghề tập trung đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động: 2 triệu đồng/ người (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

* Chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ

Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở cho con em ở các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc Phòng; ưu tiên tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự của địa phương để đào tạo, bổ sung cán bộ

cho địa phương với thời gian 3 năm (9 tháng/ 1 năm): 0,54 triệu đồng/ người (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

* Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

thôn bản, xã, huyện về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương trình, dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch: 200 triệu

đồng/ năm (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

* Tăng cường nguồn thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Hỗ trợ công tác tuyên truyền, vận động kết hợp cung cấp các dịch vụ kế

hoạch hóa gia đình để nâng cao chất lượng dân số của huyện: 20 triệu đồng/ xã (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009).

c) Chính sách cán bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 Hỗ trợ luân chuyển cán bộ về xã trong 3 năm: Kinh phí hỗ trợ năm đầu 10 triệu đồng/ người; Kinh phí hỗ trợ năm hai 7 triệu đồng/ người; Kinh phí hỗ trợ

năm ba 7 triệu đồng/ người (Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chính sách hỗ trợ và chếđộđãi ngộ thỏa đáng để thu hút khuyến khích trí thức trẻ về tham gia công tác tại xã: Hỗ trợ lần đầu: 10 triệu đồng/ người; Hỗ

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 53)