2013
4.8 Kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Nguồn vốn 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số
(1). Ngân sách Trung ương 22.802,9 20.812,4 53.847,8 40.943,6 30.447,9 29.248,2 198.102,8
+ Vốn đầu tư phát triển 14.836 6.402 51.212,5 30.002,7 22.725,2 18.521 143.699,4 + Vốn sự nghiệp 7.966,9 14.410,4 2.635,3 10.940,9 7.722,7 10.727,2 54.403,4 (2). Ngân sách địa phương 0 6.773 11.367 8.412,3 6.265,7 21.491,2 54.309,2 (3). Hỗ trợ của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước 3.303,3 0 3.250,8 7.831,7 36.722,8 3.357,6 54.466,2 + Tập đoàn Dầu khí quốc gia 2.425,2 0 3.250,8 7.694,7 20.780,9 3.357,6 37.509,2
+ Ngân hàng ĐT&PT (BIDV) 0 0 0 137 12.793,1 0 12.930,1
+ Nguồn vốn VNAH tài trợ 0 0 0 0 656,1 0 656,1
+ Nguồn vốn AP tài trợ 0 0 0 0 2.492,7 0 2.492,7
+ Tập đoàn Tàu thủy VinaShin 723,6 0 0 0 0 0 723,6
+ Công ty ĐT&KD vốn nhà nước 154,5 0 0 0 0 0 154,5 (4). Hỗ trợ từ doanh nghiệp, cộng
đồng và các đoàn thểđịa phương 150 0 0 0 500 0 650 Tổng số 26.256,2 27.585,4 68.465,6 57.187,6 73.936,4 54.097 307.528,2
Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, 2014
6
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 Như vậy, trong giai đoạn qua, tổng kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải là 307.528,2 triệu đồng. Qua bảng 4.8 cho thấy, nguồn kinh phí để thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị
quyết số 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyện Mù Cang Chải chủ yếu là từ vốn ngân sách nhà nước, gồm: ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương là 252.412 triệu đồng (chiếm 82,1%/ tổng số); Qua đây, cho thấy Chính phủ và chính quyền địa phương đã luôn quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, đặt công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc mang tính chất thường xuyên, lâu dài và phải kiên trì.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã chủ động tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợđầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để thực hiện chương trình, gồm: các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn. Giai đoạn 2009 - 2014, tổng kinh phí ngoài ngân sách nhà nước đã huy động được để thực hiện chương trình là 55.116,2 triệu đồng, chiếm 17,9%/ tổng số. Việc đầu tư từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài cho huyện nghèo vừa phát huy được trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác xóa đói giảm nghèo, vừa giảm bớt được gánh nặng ngân sách của nhà nước trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách còn hạn hẹp.
4.2.4.2. Kết quả huy động vốn thực hiện so với nhu cầu
Tuy nhiên, nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình trong những năm qua còn thấp so với nhu cầu đã xây dựng, ảnh hưởng đến mục tiêu thực hiện chương trình đã xây dựng. Qua điều tra, tác giả tổng hợp, so sánh nguồn vốn thực hiện với nhu cầu vốn thực hiện chương trình như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65