4.3.1.1. Vềđiều kiện tự nhiên
Huyện Mù Cang Chải là một huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Yên Bái, huyện có diện tích rộng (119.773,36 ha), trong đó đất lâm nghiệp,
đất rừng chiếm tới 65,9%/ tổng số, đất phục vụ sản xuất nông nghiệp ít (chỉ
chiếm 8,3%/ tổng số) nên người dân sinh sống trên địa bàn không có nhiều tư
liệu sản xuất, song các hộ dân trên địa bàn lại sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Bên cạnh đó, địa hình của huyện Mù Cang Chải chủ yếu là địa hình núi,
đồi, để đi đến trung tâm huyện lỵ cũng như đi từ trung tâm huyện lỵ đến trung tâm các xã thuộc huyện đều phải giao thông theo các sườn núi, sườn đồi, đi lại hết sức khó khăn. Thêm vào đó, hàng năm, trên địa bàn huyện xảy ra nhiều đợt thiên tai như lũ ống, lũ quét, mưa đá, rét đậm, rét hại,... Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vậy đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất của phần lớn các hộ dân sinh sống trên địa bàn (ảnh hưởng không chỉ các hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, thương mại), có những năm nhiều thiên tai xảy ra, đã ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân, do vậy nhà nước phải hỗ trợ lương thực, song cũng không đáp ứng
đủ nhu cầu của các hộ dân.
Thiên tai, thời tiết cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến các công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi. Các công trình này chỉđược đầu tưở mức độ cấp IV, cấp V miền núi nên độ kiên cố không cao, do đó cũng chịu tác động lớn do các yếu tố thời tiết gây ra. Hàng năm, huyện đã phải dành một phần kinh phí từ chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình (cá biệt có những công trình vừa mới xây dựng xong năm trước, nhưng năm sau do ảnh hưởng của thời tiết cũng bị hư hại một phần), do đó phải cắt giảm nguồn vốn đầu tưở các hạng mục khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 Từ những phân tích ở trên cho thấy, yếu tốđịa hình, thời tiết đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cũng như hiệu quả mà chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ đem lại trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.
4.3.1.2. Về cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội
Giai đoạn 2009 - 2014, kinh tế của huyện Mù Cang Chải còn phát triển chậm, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân tuy có đạt cao, song do xuất phát điểm thấp nên giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trên địa bàn không cao; cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp (chiếm trên 50%), thu nhập bình quân đầu người thấp, cơ sở hạ tầng - nhất là cơ sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là hạ
tầng giao thông (02/13 xã chưa có đường nhựa, bê tông đến trung tâm xã, giao thông từ xã đi các thôn, bản đã được mở cơ bản hoàn thành nhưng tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa còn thấp) còn thiếu và yếu. Kinh tế của huyện Mù Cang Chải kém phát triển là một phần nguyên nhân dẫn đến đời sống người dân trên địa bàn ít
được cải thiện, thu nhập luôn ở mức thấp, an sinh xã hội chưa được đảm bảo. Kinh tế kém phát triển cũng là yếu tố gây ra tình trạng thiếu việc làm, số lượng lao động không có việc làm gia tăng, vừa là nguyên nhân có thể dẫn đến mất trật tự an toàn xã hội, vừa gia tăng tình trạng nghèo đói của các hộ dân. Do đó, dẫn
đến việc hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ
trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có thể chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt, chưa tính đến tính bền vững và lâu dài nên hiệu quả thực hiện chương trình còn chưa cao, gây lãng phí nguồn vốn.
4.3.1.3. Vấn đề chính trị
Để công tác xóa đói giảm nghèo thực sự đạt hiệu quả cao, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm, không có hộ tái nghèo, hộ phát sinh nghèo mới thì cần có sự đoàn kết, ủng hộ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới huyện, xã, các tổ chức, đoàn thể và toàn thể nhân dân trên địa bàn. Các tổ chức đoàn thể có vai trò lớn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân cùng chung sức phát triển sản xuất, phát triển kinh tế vừa là để tăng thu nhập cho hộ gia đình mình, vừa là để phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Công tác tuyên truyền tốt sẽ nâng cao nhận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 thức của người dân, giúp người dân có ý trí, nghị lực vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Trong những năm qua, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đầy đủ chính sách, pháp luật của nhà nước. Việc tuyên truyền, vận động đã
được triển khai, thực hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau để
người dân trên địa bàn có thể tiếp cận một cách dễ dàng và nhanh nhất. Song, vai trò của các tổ chức đoàn thể chưa có chiều sâu, chất lượng các hoạt động chưa cao, việc tuyên truyền, vận động người dân thay đổi trong nhận thức, trong tập quán canh tác sinh hoạt vẫn còn chậm, chưa thường xuyên, chưa tích cực. Do đó, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải còn nhiều hộ dân nghèo có tư tưởng trông chờ
vào sự hỗ trợ của nhà nước, không tranh thủ sự giúp đỡ của nhà nước để vươn lên thoát nghèo. Khi nào còn hộ dân có tư tưởng như vậy, là khi đó hộ dân đó còn nghèo và tiếp tục nghèo. Do đó, đã ảnh hưởng phần nào đến kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện.