Cơ sở thực tiễn về đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 29)

giảm nghèo ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1. Cơ s thc tin v đánh giá tình hình thc hin chương trình h trgim nghèo mt s nước gim nghèo mt s nước

Thực tế hầu hết những người nghèo đều tập trung ở khu vực nông thôn, miền núi - nơi mà điều kiện sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn vềđiện nước, cơ sở hạ

tầng và đi lại không mấy dễ dàng,... Ở các nước đang phát triển, để thực hiện thành công các chương trình xoá đói giảm nghèo, phần lớn phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước. Một thực tế khác cũng cho thấy, tại một số nước như: Hàn Quốc, Singapo, Trung Quốc,... đều rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và xem nó là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tuy nhiên không phải nước nào cũng có thể đạt được những thành tích đó. Dưới đây là kết quả và bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.

2.2.1.1. Hàn Quốc

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Chính phủ Hàn Quốc đã không chú ý

đến việc phát triển nông nghiệp, nông thôn mà đi vào tập trung phát triển ở các vùng đô thị, xây dựng các Khu Công nghiệp tập trung tại các thành phố lớn, thế

nhưng 60% dân số Hàn Quốc lại sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống nghèo

đói, tuyệt đại đa số là tá điền, ruộng đất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa chủ, nhân dân sống trong cảnh nghèo đói tột cùng. Từ đó gây ra làn sóng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm, do đó Chính phủ Hàn Quốc đã không thể kiểm soát, gây nên tình trạng mất ổn định về chính trị - xã hội. Để ổn

định tình hình chính trị - xã hội, Chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem xét lại các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mình, cuối cùng đã phải chú ý đến việc

điều chỉnh các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn và một chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn được ra đời với 4 nội dung cơ bản (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003), đó là:

- Mở rộng hệ thống tín dụng nông thôn bằng cách tăng số tiền cho hộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 - Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao.

- Thay giống lúa mới có năng suất cao.

- Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn bằng việc thành lập các Hợp tác xã sản xuất và các đội ngũ lao động để sửa chữa đường xá, cầu cống và nâng cấp nhà ở.

Với những nội dung này, Chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp nhân dân có việc làm, ổn định cuộc sống, giảm bớt tình trạng di dân ra các thành phố lớn

để kiếm việc làm. Chính sách này đã được thể hiện thông qua Kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu nông thôn nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa nền kinh tế phát triển nhằm xoá

đói giảm nghèo cho nhân dân ở khu vực nông thôn.

Tóm lại: Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển nhưng Chính phủ Hàn Quốc vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm xoá đói giảm nghèo cho nhân dân ở

khu vực nông thôn, có như vậy mới xóa đói giảm nghèo cho nhân dân tạo thế ổn

định và phát triển bền vững cho nền kinh tế.

2.2.1.2. Đài Loan

Đài Loan là một trong những nước công nghiệp mới, tuy không có các điều kiện thuận lợi như một số nước trong khu vực nhưng lại là một nước thành công nhất về mô hình kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp với phát triển kinh tế

nông nghiệp, nông thôn. Chính phủĐài Loan đã áp dụng thành công một số chính sách về phát triển kinh tế - xã hội như (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003):

- Đưa lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang trại gia

đình với quy mô nhỏ, chủ yếu sản xuất nông phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá. - Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, nhiều ngành sản xuất kinh doanh ngoài nông nghiệp cũng được phát triển nhanh chóng, số trang trại vừa sản xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh ngoài nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Việc tăng sản lượng và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp đã quay ngược trở lại để tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 - Đài Loan coi trọng việc đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nông thôn, nhất là phát triển mạng lưới giao thông nông thôn cả

vềđường bộ, đường sắt và đường thủy.

Trong nhiều thập kỷ qua, Đài Loan phát triển giao thông nông thôn đều khắp các miền, các vùng sâu vùng xa, công cuộc điện khí hoá nông thôn góp phần cải thiện điều kiện sản xuất, điều kiện sinh hoạt ở nông thôn. Chính phủĐài Loan cho xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp ngay ở vùng nông thôn để thu hút những lao động nhàn rỗi của khu vực nông nghiệp, tăng thu nhập cho những người nông dân nghèo, góp phần cho họ ổn định cuộc sống. Đài Loan áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc đối với những người trong độ tuổi, do đó trình độ học vấn của nhân dân nông thôn được nâng lên đáng kể, cùng với trình độ dân trí

được nâng lên và điều kiện sống được cải thiện, tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ

3,2%/năm (1950) xuống còn 1,5%/năm (1985). Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân cũng được quan tâm đầu tư thích đáng.

2.2.1.3. Trung Quốc

Ngay từ Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XII năm 1984, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cải cách cơ

cấu nông nghiệp nông thôn. Mục đích là làm thay đổi các quan hệ chính trị, kinh tế ở nông thôn, giảm nhẹ gánh nặng về tài chính đã đè quá nặng lên những người nghèo khổở nông thôn trong nhiều năm qua, phục hồi ngành sản xuất nông nghiệp.

Năm 1985, sau khi áp dụng một loạt các chính sách cải cách kinh tếở khu vực nông thôn, Trung Quốc đã thu được những thành tựu đáng kể, tạo ra những thay đổi quan trọng trong thể chế chính trị, thay đổi căn bản về cơ cấu kinh tế

nông thôn, chuyển đổi phương thức quản lý, thay đổi phương thức phân phối và Trung Quốc đã thực hiện thành công việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. (Đại học Kinh tế

Quốc dân, 2003)

Trong những năm Trung Quốc thực hiện chuyển hướng sang nền kinh tế

thị trường thì sự phân hóa giàu nghèo đã tăng lên rõ rệt. Do chính sách mở cửa nền kinh tế, các thành phố lớn thì tập trung các nhà máy sản xuất công nghiệp,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 tuy có phát triển một số nhà máy công nghiệp ở một số vùng nông thôn, song vùng giàu có thì ngày càng giàu có, vùng nghèo đói thì vẫn nghèo đói, nhất là vùng sâu, vùng xa. Để khắc phục tình trạng nghèo khổ cho khu vực nông thôn Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt các giải pháp cơ bản nhằm xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, trong đó có các giải pháp về tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, xây dựng các vùng định canh, định cư, khu dân cư

mới, chính sách này đã đem lại những thành công đáng kể cho nền kinh tế - xã hội Trung Quốc trong những năm qua.

2.2.2. Cơ s thc tin v đánh giá tình hình thc hin chương trình h tr

gim nghèo Vit Nam

Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, vấn đề giảm nghèo luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ, các cơ quan hữu trách và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Năm 2004, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với tổ chức UNDP thực hiện đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và chương trình 135. Báo cáo đã ghi nhận những thành tựu đạt được của cả hai chương trình. Song để cải thiện các chương trình này trong tương lai, Báo cáo cũng nêu bật những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn tiếp theo, nhằm mang lại tác động lớn hơn đối với cuộc sống của người nghèo ở Việt Nam. Đặc biệt, Báo cáo đề xuất cần xác định tốt hơn đối tượng hộ nghèo cần hỗ trợđể nâng cao hiệu quả của các chương trình cũng như các biện pháp khuyến khích giúp các hộ

nghèo thoát khỏi nghèo đói. Ngoài ra, Báo cáo còn đề xuất cần tăng cường năng lực của cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp xã và của cán bộ lãnh đạo các tổ chức quần chúng ởđịa phương; thiết lập một hệ thống theo dõi, đánh giá chương trình có hiệu quả, hiệu lực và thực hiện tốt hơn quy chế dân chủ cơ sở (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và UNDP, 2004).

Năm 2012, Ngân hàng Thế giới phối hợp với Trung tâm Phân tích và Dự

báo thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã nghiên cứu, báo cáo đánh giá giảm nghèo của Việt Nam với tựa đề: “Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 mới”. Báo cáo đánh giá: Việt Nam đã đạt được những thành tích lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong hơn hai thập kỷ qua. Nếu sử dụng chuẩn nghèo dựa theo nhu cầu cơ bản như thống nhất từ đầu vào đầu thập kỷ 90, tỷ lệ

nghèo tính theo đầu người giảm từ 58% vào đầu thập kỷ 90 xuống 14,5% năm 2008 và theo chuẩn này tỷ lệ nghèo ước giảm xuống dưới 10% vào năm 2010. Việt Nam cũng tiến bộ đáng kể ở các khía cạnh đời sống khác từ lĩnh vực giáo dục đào tạo, đến lĩnh vực y tế. Việt Nam đã đạt được và trong một số trường hợp thậm chí còn vượt các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Dù đạt được những tiến bộ đáng chú ý, song nhiệm vụ giảm nghèo của Việt Nam vẫn chưa hoàn tất; Chuẩn nghèo theo nhu cầu cơ bản của Việt Nam, được thống nhất vào đầu thập kỷ 90, rất thấp so với chuẩn quốc tế và các phương pháp được sử dụng để theo dõi nghèo từđầu thập kỷ 90 đến nay đã lỗi thời, không còn phù hợp với một Việt Nam đang vươn lên thành nước có thu nhập trung bình trong giai đoạn hiện nay; Dù hàng chục triệu hộ gia đình Việt Nam đã thoát nghèo, nhưng rất nhiều hộ vẫn có nguy cơ tái nghèo (Ngân hàng Thế giới, 2012).

Năm 2013, nhóm tư vấn công ty nghiên cứu và phân tích Vietsurvey thực hiện công trình nghiên cứu, đánh giá các mô hình giảm nghèo của đối tác quốc tế

tại Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá 3 mô hình, gồm: Mô hình sinh kế dựa vào chuỗi giá trị của tổ chức OXFAM; Mô hình tiết kiệm tín dụng vi mô của tổ chức cứu trợ trẻ em Nhật Bản (SCJ); Mô hình giảm nghèo dựa vào phát triển nhóm kinh doanh du lịch cộng đồng của tổ chức lao động quốc tế. Qua nghiên cứu,

đánh giá cho thấy, các dự án đã có những kết quả và tác động tích cực đến các nhóm đối tượng thụ hưởng. Kết quảđầu tiên có thể kểđến là người dân trực tiếp tham gia vào các mô hình có việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, ngoài ra người nông dân còn được dạy các kỹ năng để phát triển sản xuất; tạo ra các mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp thành một chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ; xây dựng được hình ảnh và thương hiệu du lịch cộng đồng (Nguyễn Đức Nhật và cs, 2013).

Năm 2014, Ủy ban Dân tộc đã tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 xây dựng chương trình giai đoạn 2016 - 2020. Theo báo cáo đánh giá nghèo dân tộc thiểu số, khi bắt đầu thực hiện chương trình, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn là 49,2%, tỷ lệ tái nghèo khoảng 14,3%; thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 50% so với thu nhập bình quân của cả nước; tỷ lệ hộ được sử

dụng nước sạch rất thấp (13%); việc tiếp cận giáo dục của con em người dân tộc thiểu số thấp; các điều kiện sống, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hết sức khó khăn. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm đáng kể, theo tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, nghèo dân tộc thiểu số bình quân khoảng 34,8%, bình quân mỗi năm giảm trên 3,5%. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình trong giai đoạn vừa qua chưa đồng bộ, thiếu nhất quán nhất là khâu thiết kế chương trình, gây lúng túng, không chủđộng cho các cấp thực hiện; Việc bố trí vốn hàng năm cho các địa phương chậm, không đủ; Cơ chế quản lý thực hiện thiếu, chậm được ban hành, thiếu đồng bộ, một số nội dung chưa rõ ràng, chưa phù hợp với điều kiện thực tế đã gây ra không ít khó khăn trong công tác quản lý, điều hành, hạn chế việc lồng ghép các chính sách và cân đối nguồn lực chương trình; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhưng thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá lớn; tập quán sản xuất của đồng bào chưa được thay đổi căn bản, phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường còn chậm; sự tham gia của người dân và cộng đồng trong kiểm tra, giám sát chưa được phát huy đúng mức (Ủy ban Dân tộc, 2014).

2.3. Bài học kinh nghiệm trong đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo

Thứ nhất, phải xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội, là mục tiêu hàng đầu của các mục tiêu thiên niên kỷ. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo phải hướng vào những vùng còn tỷ lệ hộ nghèo cao như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tinh thần: về chủ trương phải đúng trọng tâm, đúng trọng điểm; về chỉ đạo phải quyết liệt, biết khối lượng công việc, lực lượng thực hiện, thời hạn hoàn thành; về chủ trì, phải gương mẫu, tận tụy, sâu sát, dân chủ, sáng tạo nhưng đúng pháp luật của Nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 Thứ hai, xây dựng lộ trình thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù, các biện pháp đột phá, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo trên

địa bàn. Đi đôi với công tác này, phải tích cực giải quyết việc làm cho người lao

động, gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm nâng cao kiến thức tay nghề, đủđiều kiện tham gia thị trường lao động chất lượng cao. Thứ ba, xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, phát động phong trào quần chúng sâu rộng trong toàn tỉnh. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống. Phấn

đấu thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua việc

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)