Kếtquả hỗ trợ khai hoang để sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 81)

2013

4.13 Kếtquả hỗ trợ khai hoang để sản xuất nông nghiệp

TT Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 - 2014 Tổng số 1 Tổng diện tích hỗ trợ (ha) 0 28,4 0 28,4 2 Tổng số hộ hỗ trợ (hộ) 0 77 0 77 3 Tổng kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) 0 284 0 284

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014

Qua bảng 4.12, 4.13 cho thấy, số quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư

nghiệp đã tiến hành rà soát, xây dựng là 13 quy hoạch, tương ứng với 13 xã trên

địa bàn huyện Mù Cang Chải. Chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện cũng đã hỗ trợ cho việc xây dựng các quy hoạch này với tổng kinh phí là 390 triệu đồng (30 triệu đồng/ quy hoạch). Thông qua quy hoạch, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã thống kê và xây dựng kế

hoạch hỗ trợ cho 629 ha diện tích đất khai hoang, 5 ha diện tích đất phục hóa và 452 diện tích đất tạo ruộng bậc thang. Tuy nhiên, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện Mù Cang Chải mới hỗ trợ cho các hộ một phần diện tích đất khai hoang. Năm 2010, huyện đã huy động, hỗ trợ

và giao cho 77 hộ dân tham gia khai hoang, cải tạo quỹđất với diện tích 28,4 ha và hỗ trợ kinh phí để thực hiện cho các hộ dân với tổng số tiền là 284 triệu đồng (10 triệu đồng/ ha). Đến nay, số diện tích đất được giao cho các hộ đã khai hoang, phục vụở mức cơ bản cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Việc khai hoang đất để có thêm quỹđất phát triển sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương và với thực tế của một huyện nghèo, miền núi thiếu đất để sản xuất nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 11,2%/ tổng số diện tích đất tự nhiên của huyện). Tuy nhiên, tỷ

lệ diện tích hỗ trợ khai hoang cho các hộ dân đạt thấp so với mục tiêu đề ra (chỉ

bằng 4,5%/ tổng diện tích rà soát có thể khai hoang); chưa thực hiện hỗ trợ cho việc phục hóa và tạo ruộng bậc thang để phát triển sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 Qua điều tra của tác giả cho biết thêm, việc thực hiện hỗ trợ khai hoang

đất để sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân của đội ngũ cán bộ huyện đã được thực hiện theo đúng quy định (10 triệu đồng/ ha khai hoang). Việc hỗ trợđã được thực hiện song song với việc khai hoang đất để sản xuất nông nghiệp của các hộ

dân. Bên cạnh đó, tác giảđã tiến hành điều tra, thu thập thêm các số liệu để đánh giá mức hỗ trợ từ việc khai hoang để sản xuất nông nghiệp, kết quả được tổng hợp như sau:

Bảng 4.14: Ý kiến đánh giá về mức hỗ trợ khai hoang đất để sản xuất nông nghiệp Nội dung Kim

Nọi Mồ Dề Lao Chải Khao Mang Dế Xu Phình La Pán Tẩn Tổng số - Số hộđiều tra (hộ) 15 15 15 15 15 15 90 - Số hộđiều tra hỗ trợ (hộ) 0 0 3 8 0 0 11 - Tỷ lệ hộđiều tra được hỗ trợ/ số hộđiều tra (%) 0 0 20,0 53,3 0 0 12,2 - Đánh giá mức hỗ trợ (%) + Cao 0 0 0 0 0 0 0 + Trung bình 0 0 20,0 40,0 0 0 10,0 + Thấp 0 0 0 13,3 0 0 2,2 + Không đánh giá 100 100 80,0 46,7 100 100 87,8 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015

Qua bảng 4.14 cho thấy, đối với các hộ điều tra được hỗ trợ khai hoang

để sản xuất nông nghiệp về cơ bản đánh giá mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ ha khai hoang là ở mức trung bình. Diện tích khai hoang điều tra được tập trung chủ

yếu tại các xã Lao Chải, Khao Mang. Với các hộ khai hoang diện tích này, hộ

sẽ được canh tác trên chính diện tích đã khai hoang và được hỗ trợ giống cây, con, vật tư nông nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hiệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 quả sử dụng diện tích đất khai hoang chưa cao do năng suất, chất lượng sản phẩm thu hoạch còn thấp.

Qua điều tra cũng cho thấy, việc lựa chọn các hộ dân để khai hoang đất sản xuất nông nghiệp cũng được căn cứ dựa trên vị trí địa lý nơi các hộ dân sinh sống với số diện tích được quy hoạch khai hoang và ưu tiên lựa chọn nhóm hộ nghèo nhất.

* Chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp để

chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao - Kết quả thực hiện

Cũng nằm trong nội dung hỗ trợ sản xuất, giai đoạn 2009 - 2014 Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã hỗ trợ các hộ dân trên địa bàn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi năng suất cao (gồm: hỗ trợ giống cây, giống con), hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân mua vật tư nông nghiệp. Qua điều tra thu thập số liệu, tác giả tổng hợp được kết quả thực hiện hỗ trợ giống cây, con và vật tư nông nghiệp như sau:

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)