Tổng hợp nhu cầu và nguồn vốn đầu tư thực hiện Đề án giảm

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 62)

2013

4.4 Tổng hợp nhu cầu và nguồn vốn đầu tư thực hiện Đề án giảm

TT Nội dung

Phân theo nguồn Phân theo năm

Tổng số Hỗ trợ có mục tiêu Chương trình MTQG Trái phiếu Chính phủ Vốn ODA NHCS, NHTM 2009 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 I Vốn sự nghiệp 902.324 0 0 0 0 38.816 83.751 491.698 288.059 902.324 1 Sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập 623.519 0 0 0 0 27.827 66.804 376.882 152.006 623.519 2 Giáo dục, đào tạo, y tế, dạy nghề 274.539 0 0 0 0 10.538 16.364 111.911 135.726 274.539 3 Chính sách cán bộ 2.766 0 0 0 0 301 383 1.755 327 2.766 4 Lĩnh vực khác 1.500 0 0 0 0 150 200 1.150 0 1.500 II Vốn đầu tư phát triển 772.409 192.898 664.620 93.800 0 14.870 337.009 972.300 399.548 1.723.727 1 Giao thông 409.400 10.300 658.620 0 0 4.520 236.900 534.100 302.800 1.078.320 2 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 20.800 0 0 0 0 0 11.500 9.300 0 20.800 3 Nông nghiệp 231.180 12.150 0 0 0 6.350 15.820 221.160 0 243.330 5 3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

TT Nội dung

Phân theo nguồn Phân theo năm

Tổng số Hỗ trợ có mục tiêu Chương trình MTQG Trái phiếu Chính phủ Vốn ODA NHCS, NHTM 2009 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 4 Giáo dục, đào tạo 30.000 150.448 0 0 0 0 47.260 74.540 58.648 180.448 5 Y tế 37.529 20.000 6.000 11.100 0 0 12.529 36.500 25.600 74.629 6 Điện lực 0 0 0 82.700 0 0 0 70.200 12.500 82.700 7 Cơ sở hạ tầng thôn, bản, xây dựng dân dụng 43.500 0 0 0 0 4.000 13.000 26.500 0 43.500 III Vốn tín dụng 0 0 0 0 135.718 14.659 19.560 54.084 47.415 135.718 1 Sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập 0 0 0 0 46.894 2.835 12.560 19.084 12.415 46.894 2 Giáo dục, đào tạo, y tế, dạy nghề 0 0 0 0 84.000 7.000 7.000 35.000 35.000 84.000 3 Lĩnh vực khác 0 0 0 0 4.824 4.824 0 0 0 4.824 Tổng số 1.674.733 192.898 664.620 93.800 135.718 68.345 440.320 1.518.082 735.022 2.761.769

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2009

5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 Qua bảng 4.4 cho thấy, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2009 - 2020 là rất lớn. Tập trung cho việc thực hiện hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn mà đối tượng tập trung chủ yếu là người nghèo, hộ nghèo với tổng kinh phí dự kiến 623.519 triệu đồng; Hỗ trợ cho các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề để nâng cao dân trí, đời sống tinh thần trong nhân dân với tổng kinh phí dự kiến 274.539 triệu đồng. Ngoài ra, huyện cũng dự kiến bố trí kinh phí cho việc thực hiện các chính sách đối với cán bộ, nhằm thu hút nhiều đối tượng cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn về công tác trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, nhằm quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ởđịa phương. Bên cạnh đó, huyện cũng dự kiến nhiều nguồn vốn

đểđầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở huyện, xã và thôn bản, tạo động lực cho phát triển kinh tếởđịa phương.

4.2. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyện Mù Cang Chải quyết số 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyện Mù Cang Chải

4.2.1. Quá trình xây dng và trin khai thc hin chương trình h tr gim

nghèo theo Ngh quyết s 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyn

Trong quá trình điều tra của tác giả cho thấy chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện

được cán bộ Phòng Lao động, Thương bình và Xã hội của huyện Mù Cang Chải tham mưu, triển khai xây dựng trong thời gian rất ngắn để kịp xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình trong năm 2009 và nội dung của chương trình hỗ trợ giảm nghèo này là một phần nằm trong Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện (tức là bao gồm nhiều nội dung chương trình khác) và tỉnh Yên Bái cũng không thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ

riêng mà giao cho Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh kiêm thực hiện, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ cho cấp huyện và cấp xã, nhanh chóng triển khai xây dựng chương trình. Khi đó, căn cứ để xây dựng chương trình chủ yếu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 dựa vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện giai

đoạn 2006 - 2020, vì thời gian gấp gáp nên khi Đề án được xây dựng xong mới chỉ xin ý kiến tham gia của các cấp, các ngành mà chưa xin được ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư - những người trực tiếp được hưởng lợi từ các hoạt động hỗ trợ, ưu đãi của chương trình.

Chất lượng Đề án được xây dựng chưa cao, các con số về chỉ tiêu và nguồn kinh phí cần có để thực hiện chương trình còn mang tính ước đoán lớn do

để tính toán nguồn kinh phí như vậy, Đề án đã sử dụng các số liệu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và huyện giai đoạn 2006 - 2020, mà những quy hoạch đó được xây dựng từ những năm 2005 - 2006, nên số liệu đã cũ, không còn mang tính chính xác cao. Đề án khi xây dựng cũng chưa xin ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư trên địa bàn nên việc định hướng, đưa ra một số

chỉ tiêu hỗ trợ cho người dân chưa sát với thực tế, chưa phù hợp với điều kiện, cũng như mong muốn của người dân.

Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình của huyện, hàng năm tỉnh, huyện vẫn phải căn cứ vào nguồn vốn phân bổ ngân sách nhà nước cấp, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp, nên việc hỗ trợ, hay đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cần được lựa chọn ưu tiên và đưa ra bàn thảo. Song việc quyết định hỗ trợ, hay

đầu tư vào lĩnh vực nào? Công trình nào? vẫn do cấp trên xem xét, quyết định, huyện và xã căn cứ vào đó để thực hiện. Nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước thấp, việc kêu gọi đầu tư từ các tổ chức bên ngoài hàng năm còn hạn chế, trong khi đó các chỉ tiêu khi xây dựng Đề án của huyện là rất lớn, nên khi đánh giá, tổng kết thực hiện chương trình khó đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Nhiều nội dung trong chương trình của huyện đến nay vẫn chưa thực hiện

được, phải cân đối đầu tư từ các chương trình khác như: Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; Chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn; Chính sách về giáo dục đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí, y tế; Chính sách hỗ trợ và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích trí thức trẻ về tham gia công tác tại xã; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về giáo dục, y tế, công nghiệp vẫn chưa thực hiện được;...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

4.2.2. T chc b máy thc hin chương trình h tr gim nghèo theo Ngh

quyết s 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyn Mù Cang Chi

Kể từ khi Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ được ban hành, tỉnh Yên Bái đã hai lần kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh, song để thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh Yên Bái không thành lập Ban chỉ đạo riêng mà giao cho Ban chỉ đạo giảm nghèo chung cấp tỉnh quản lý. Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là Trưởng ban; Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh là Phó Trưởng ban thường trực; Giám đốc Sở Kế

hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính là Phó Trưởng ban; Các thành viên gồm lãnh đạo các đơn vị: Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng chính sách xã hội, Cục Thống kê, Ban Dân tộc, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ

tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội nông dân tỉnh. Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh có nhiệm vụ xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách, dự

án, đề án thuộc chương trình giảm nghèo trên địa bàn, trong đó có chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Đối với cấp tỉnh, để thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị

quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Phòng Bảo trợ xã hội - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là đầu mối thường trực. Tuy nhiên, việc xây dựng phân bổ chỉ tiêu kế hoạch vốn để thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ hàng năm lại do hai cơ quan là Sở Tài chính (phân bổ vốn sự nghiệp) và Sở

Kế hoạch và Đầu tư (phân bổ vốn đầu tư phát triển) thực hiện. Do vậy, đã làm

ảnh hưởng không nhỏđến vai trò và tầm quan trọng của cơ quan thường trực và

đôi khi chính cơ quan thường trực lại không nắm được đầy đủ tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyện Mù Cang Chải hàng năm.

Đối với cấp huyện, huyện Mù Cang Chải đã thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, trong đó: lãnh đạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

Ủy ban nhân dân huyện là Trưởng ban, thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo một số phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện là bộ phận thường trực, đầu mối tổng hợp, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện chương trình, sau đó, tùy từng lĩnh vực chuyên môn của các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thì bộ phận đó sẽ tổ chức triển khai thực hiện.

Với việc triển khai thực hiện như hiện nay, Ủy ban nhân dân huyện khi trình kế hoạch hàng năm, sẽ trình Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Căn cứ Tờ trình, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính sẽ lựa chọn ưu tiên đầu tư và phân bổ kinh phí thực hiện trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ từ Trung ương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết

định. Do đó, gây khó khăn trong việc tổng hợp, thông tin của cơ quan thường trực giảm nghèo cấp tỉnh là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đối với cơ quan thường trực giảm nghèo ở Trung ương là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Dưới đây là sơ đồ cụ thể hóa tổ chức hoạt động của bộ máy thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái:

Nguồn: Điều tra của tác giả, 2015

Sơ đồ 4.1: Tổ chức bộ máy thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Yên Bái

TRUNG ƯƠNG UBND TỈNH UBND HUYỆN UBND XÃ BCĐ GIẢM NGHÈO TỈNH BCĐ GIẢM NGHÈO HUYỆN BCĐ GIẢM NGHÈO XÃ SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XH PHÒNG LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XH CÁN BỘ CƠ SỞ SỞ, NGÀNH LIÊN QUAN PHÒNG CHUYÊN MÔN LIÊN QUAN

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

4.2.3. Tình hình ph biến thông tin v chương trình h tr gim nghèo theo

Ngh quyết s 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyn Mù Cang Chi

Phổ biến hay công bố công khai và rộng rãi các thông tin về chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện là một nội dung quan trọng và cần thiết, để từđó các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần đầu tư nắm bắt được thông tin và có kế hoạch đầu tư (nếu có) và

để các đối tượng thụ hưởng có thể kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo từ chương trình của các cơ quan hữu trách và đội ngũ cán bộ

thực hiện có liên quan. Qua điều tra, thu thập số liệu tác giả tổng hợp được tình hình phổ biến thông tin về chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyện Mù Cang Chải của đội ngũ cán bộ thực hiện như sau:

Bảng 4.5: Kết quả hoạt động phổ biến thông tin về

chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP

TT Nội dung 2009 2010 2011 - 2014

1 Họp dân (cuộc) 4 10 0

2 Đài Phát thanh - Truyền hình (lượt) 254 189 0

3 Báo địa phương (lần) 37 26 0

4 Văn bản, tờ rơi (bản) 0 8.500 0

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014

Sau khi Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2009 - 2020 được phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện đã lồng ghép tuyền truyền, phổ biến thông tin về chương trình hỗ trợ

giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ tới các hộ dân trên địa bàn với nhiều hình thức khác nhau, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin về chương trình hỗ trợ giảm nghèo tới các hộ dân trên địa bàn. Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã giao cho cán bộ phòng Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, đầu mối tổ chức 14 cuộc họp dân (01 cuộc họp/ xã, có lựa chọn hộ dân) để tuyên truyền các chế độ, chính sách của chương trình. Bên cạnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 tin khác nhau như: Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo địa phương, Văn bản, tờ

rơi,... Nhìn chung, việc triển khai phổ biến thông tin về chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của đội ngũ cán bộ huyện đã được thực hiện theo quy định.

Để đánh giá kết quả của việc tuyên truyền, thông tin về chương trình hỗ

trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của đội ngũ cán bộ huyện. Tác giả tiến hành điều tra, thu thập số liệu trực tiếp từ đối tượng thụ hưởng về

tình hình nắm bắt thông tin chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, kết quả thể hiện qua bảng số liệu như sau:

Bảng 4.6: Tình hình nắm bắt thông tin về chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP

TT Nội dung Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%)

1 Nắm bắt được tất cả thông tin chính sách hỗ trợ 39 30,0 2 Nắm bắt được một phần thông tin các chính sách hỗ trợ 79 60,8 3 Biết vềĐề án, song không rõ các chính sách hỗ trợ 12 9,2 4 Không biết vềĐề án cũng như các nội dung chính sách 0 0

5 Tổng số 130 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015

Qua bảng 4.6 cho thấy, 100% các đối tượng được điều tra đều biết đến chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)