Kếtquả thực hiện giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và giao đất,

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 77)

2013

4.10 Kếtquả thực hiện giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và giao đất,

giao rừng để trồng rừng sản xuất giai đoạn 2009 - 2014

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số - Diện tích hỗ trợ giao (ha) 40.963,1 41.834,5 50 20 0 14.730 97.597,6 - Hộ dân được hỗ trợ (lượt hộ) 6.677 6.863 56 40 0 2.453 16.089 - Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) 8.192,6 8.366,9 10 4 0 4.419 20.992,5 - Mức hỗ trợ (triệu đồng/ ha) 0,2 0,2 0,2 0,2 0 0,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 Tổng diện tích đất giao, khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất bao gồm: đất lâm nghiệp và một phần đất sản xuất nông nghiệp sau khi rà soát, quy hoạch lại được giao và hỗ trợ cho các hộ nghèo thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ. Nhìn chung việc giao đất, giao rừng để chăm sóc, bảo vệ và phát triển sản xuất đã được Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải chỉ đạo các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch và thực hiện nhanh chóng, trong 2 năm đầu tiên khi triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, huyện đã giao được gần hết số diện tích rừng hiện có cần chăm sóc, bảo vệ cho Ban quản lý rừng phòng hộ

và các hộ dân trên địa bàn. Tuy nhiên, việc hỗ trợ cho các hộ dân nhận giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng chưa được thực hiện theo quy định, từ năm 2011 trở lại đây, số diện tích rừng giao khoán để hỗ trợ cho các hộ dân thực hiện được rất ít, có năm không thực hiện được (năm 2013), ảnh hưởng đến việc thực hiện chếđộ, chính sách đã quy định và mục tiêu đã xây dựng.

Việc lựa chọn hộ dân để thực hiện giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng trồng rừng sản xuất được dựa trên khoảng cách địa lý nơi các hộ dân sinh sống với diện tích rừng cần chăm sóc, bảo vệ, ưu tiên những hộ

nghèo nhất, có mức thu nhập thấp nhất, sau đó đến các hộ nghèo, có mức thu nhập cao hơn và các hộ cận nghèo.

* Ý kiến đánh giá về mức hỗ trợ từđối tượng điều tra

Qua điều tra của tác giả cho thấy, việc thực hiện chính sách hỗ trợ thông qua giao, khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo của đội ngũ cán bộ huyện cho các đối tượng thụ hưởng đã được thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành điều tra, thu thập thêm các số liệu đểđánh giá về mức hỗ trợ được nhận thông qua chính sách đang thực hiện, kết quảđược tổng hợp như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

Bảng 4.11: Ý kiến đánh giá về mức hỗ trợ thông qua giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất

Nội dung Kim Nọi Mồ Dề Lao Chải Khao Mang Dế Xu Phình La Pán Tẩn Tổng số - Số hộđiều tra (hộ) 15 15 15 15 15 15 90 - Hộđiều tra hỗ trợ (hộ) 15 15 15 15 15 15 90 - Tỷ lệ hộđiều tra được hỗ trợ/ hộđiều tra (%) 100 100 100 100 100 100 100 - Đánh giá mức hỗ trợ (%) + Cao 0 0 0 0 0 0 0 + Trung bình 0 0 20,0 13,3 40,0 46,7 20,0 + Thấp 100 100 80,0 86,7 60,0 53,3 80,0 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015

Qua bảng 4.11 cho thấy, với mức hỗ trợ giao, khoán chăm sóc, bảo vệ

rừng và giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất được thực hiện từ 200.000

đồng/ ha - 300.000 đồng/ ha là rất thấp chưa đáp ứng cũng như tương xứng với công sức của các hộ dân bỏ ra để chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng. Điều tra của tác giả cũng cho thấy, nên tách và tăng mức hỗ trợ giao khoán chăm sóc, bảo vệ

rừng, bởi đây phần lớn đây là rừng phòng hộ nên không được khai thác và sử

dụng. Việc hỗ trợ người dân giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất là một hình thức khuyến khích các hộ dân phát triển sản xuất, song cần định hướng loại cây trồng và đầu ra cho sản phẩm thu được từ trồng rừng.

b) Chính sách hỗ trợ sản xuất

* Chính sách hỗ trợ rà soát quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang sản xuất nông nghiệp

- Kết quả thực hiện

Rà soát quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là một nội dung quan trọng, qua việc rà soát Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải có thể thống kê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

được toàn bộ quỹđất hiện có, quỹđất có thể khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang để cải tạo và đây là căn cứ quan trọng để tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện cho những năm tiếp theo. Nhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của việc rà soát quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã tổ chức, chỉ đạo các phòng chuyên môn thông qua Ban chỉ đạo thực hiện chương trình hỗ trợ

giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP cấp huyện, cấp xã hướng dẫn cho cán bộ cơ sở thực hiện việc rà soát lại quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư

nghiệp của các xã trên địa bàn.

Năm 2009, 13 quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại 13 xã thuộc huyện Mù Cang Chải đã được triển khai xây dựng và được phê duyệt theo quy

định làm căn cứ để thực hiện; thông qua các quy hoạch này, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã được xây dựng cho giai đoạn đến năm 2020, hình thành được mạng lưới các công trình thủy lợi, kênh mương phục vụ

tưới tiêu cần được đầu tư xây dựng và thông qua quy hoạch, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã thống kê được quỹ đất có thể khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang, tạo điều kiện tận dụng thêm quỹ đất để có thể phát triển sản xuất nông nghiệp, trong điều kiện thiếu đất sản xuất của một huyện nghèo, miền núi. Qua điều tra, tác giả tổng hợp được kết quả thực hiện hỗ trợ rà soát quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và diện tích đất khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp như sau:

Bảng 4.12: Kết quả hỗ trợ rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

TT Năm Chỉ tiêu 2009 2010 - 2014 Tổng số

1 Tổng số quy hoạch đã rà soát được hỗ trợ 13 0 13

2 Tổng số kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) 390 0 390

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

Bảng 4.13: Kết quả hỗ trợ khai hoang để sản xuất nông nghiệp TT Năm TT Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 - 2014 Tổng số 1 Tổng diện tích hỗ trợ (ha) 0 28,4 0 28,4 2 Tổng số hộ hỗ trợ (hộ) 0 77 0 77 3 Tổng kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) 0 284 0 284

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014

Qua bảng 4.12, 4.13 cho thấy, số quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư

nghiệp đã tiến hành rà soát, xây dựng là 13 quy hoạch, tương ứng với 13 xã trên

địa bàn huyện Mù Cang Chải. Chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện cũng đã hỗ trợ cho việc xây dựng các quy hoạch này với tổng kinh phí là 390 triệu đồng (30 triệu đồng/ quy hoạch). Thông qua quy hoạch, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã thống kê và xây dựng kế

hoạch hỗ trợ cho 629 ha diện tích đất khai hoang, 5 ha diện tích đất phục hóa và 452 diện tích đất tạo ruộng bậc thang. Tuy nhiên, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện Mù Cang Chải mới hỗ trợ cho các hộ một phần diện tích đất khai hoang. Năm 2010, huyện đã huy động, hỗ trợ

và giao cho 77 hộ dân tham gia khai hoang, cải tạo quỹđất với diện tích 28,4 ha và hỗ trợ kinh phí để thực hiện cho các hộ dân với tổng số tiền là 284 triệu đồng (10 triệu đồng/ ha). Đến nay, số diện tích đất được giao cho các hộ đã khai hoang, phục vụở mức cơ bản cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Việc khai hoang đất để có thêm quỹđất phát triển sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương và với thực tế của một huyện nghèo, miền núi thiếu đất để sản xuất nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 11,2%/ tổng số diện tích đất tự nhiên của huyện). Tuy nhiên, tỷ

lệ diện tích hỗ trợ khai hoang cho các hộ dân đạt thấp so với mục tiêu đề ra (chỉ

bằng 4,5%/ tổng diện tích rà soát có thể khai hoang); chưa thực hiện hỗ trợ cho việc phục hóa và tạo ruộng bậc thang để phát triển sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 Qua điều tra của tác giả cho biết thêm, việc thực hiện hỗ trợ khai hoang

đất để sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân của đội ngũ cán bộ huyện đã được thực hiện theo đúng quy định (10 triệu đồng/ ha khai hoang). Việc hỗ trợđã được thực hiện song song với việc khai hoang đất để sản xuất nông nghiệp của các hộ

dân. Bên cạnh đó, tác giảđã tiến hành điều tra, thu thập thêm các số liệu để đánh giá mức hỗ trợ từ việc khai hoang để sản xuất nông nghiệp, kết quả được tổng hợp như sau:

Bảng 4.14: Ý kiến đánh giá về mức hỗ trợ khai hoang đất để sản xuất nông nghiệp Nội dung Kim

Nọi Mồ Dề Lao Chải Khao Mang Dế Xu Phình La Pán Tẩn Tổng số - Số hộđiều tra (hộ) 15 15 15 15 15 15 90 - Số hộđiều tra hỗ trợ (hộ) 0 0 3 8 0 0 11 - Tỷ lệ hộđiều tra được hỗ trợ/ số hộđiều tra (%) 0 0 20,0 53,3 0 0 12,2 - Đánh giá mức hỗ trợ (%) + Cao 0 0 0 0 0 0 0 + Trung bình 0 0 20,0 40,0 0 0 10,0 + Thấp 0 0 0 13,3 0 0 2,2 + Không đánh giá 100 100 80,0 46,7 100 100 87,8 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015

Qua bảng 4.14 cho thấy, đối với các hộ điều tra được hỗ trợ khai hoang

để sản xuất nông nghiệp về cơ bản đánh giá mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ ha khai hoang là ở mức trung bình. Diện tích khai hoang điều tra được tập trung chủ

yếu tại các xã Lao Chải, Khao Mang. Với các hộ khai hoang diện tích này, hộ

sẽ được canh tác trên chính diện tích đã khai hoang và được hỗ trợ giống cây, con, vật tư nông nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hiệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 quả sử dụng diện tích đất khai hoang chưa cao do năng suất, chất lượng sản phẩm thu hoạch còn thấp.

Qua điều tra cũng cho thấy, việc lựa chọn các hộ dân để khai hoang đất sản xuất nông nghiệp cũng được căn cứ dựa trên vị trí địa lý nơi các hộ dân sinh sống với số diện tích được quy hoạch khai hoang và ưu tiên lựa chọn nhóm hộ nghèo nhất.

* Chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp để

chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao - Kết quả thực hiện

Cũng nằm trong nội dung hỗ trợ sản xuất, giai đoạn 2009 - 2014 Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã hỗ trợ các hộ dân trên địa bàn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi năng suất cao (gồm: hỗ trợ giống cây, giống con), hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân mua vật tư nông nghiệp. Qua điều tra thu thập số liệu, tác giả tổng hợp được kết quả thực hiện hỗ trợ giống cây, con và vật tư nông nghiệp như sau:

Bảng 4.15: Kết quả hỗ trợ giống cây, con, vật tư nông nghiệp Năm Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số - Tổng số hộđược hỗ trợ (lượt hộ) 4.501 1.442 7.361 7.725 2.992 5.600 29.621 - Tổng kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) 3.293 2.172,5 3.873,9 5.376,6 1.374 5.285 21.375

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014

Qua bảng 4.15 cho thấy, giai đoạn 2009 - 2014, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện Mù Cang Chải đã hỗ trợ

giống cây, con, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất cho 29.621 lượt hộ dân (bình quân mỗi năm hỗ trợ cho 5.924 lượt hộ dân), với tổng kinh phí hỗ trợ là 21.375 triệu đồng. Số kinh phí này đã hỗ trợ cho người dân chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, cụ thể: cung cấp giống cây, con trên cơ sở diện tích đất sản xuất nông nghiệp được giao (hỗ trợ chuyển đổi giống lúa mới vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 Hỗ trợ một phần kinh phí mua vật tư nông nghiệp, gồm: phân bón, thuốc trừ

sâu,...; Hỗ trợ các hộ dân kinh phí làm chuồng trại kiên cố để phục vụ chăn nuôi;...

Việc lựa chọn hộ dân để hỗ trợ kinh phí mua giống cây, con, vật tư nông nghiệp phục vụ chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao được thực hiện trên cơ sở ưu tiên cho các hộ nghèo, có mức thu nhập thấp nhất. Bên cạnh

đó, huyện cũng đã bố trí một phần kinh phí về giống, vật tư nông nghiệp cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất khai hoang, phục hóa.

- Ý kiến đánh giá từđối tượng điều tra

Để đánh giá mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ

sâu,... cho các đối tượng là hộ dân, tác giả đã tiến hành điều tra và tổng hợp số

liệu như sau:

Bảng 4.16: Ý kiến đánh giá mức hỗ trợ giống cây con, vật tư nông nghiệp Nội dung Kim

Nọi Mồ Dề Lao Chải Khao Mang Dế Xu Phình La Pán Tẩn Tổng số - Số hộđiều tra (hộ) 15 15 15 15 15 15 90 - Số hộđiều tra được hỗ trợ (hộ) 15 15 15 15 15 15 90 - Tỷ lệ hộđiều tra được hỗ trợ/ hộđiều tra (%) 100 100 100 100 100 100 100 - Đánh giá mức hỗ trợ (%) + Cao 0 0 0 0 0 0 0 + Trung bình 20,0 40,0 26,7 26,7 33,3 20,0 27,8 + Thấp 80,0 60,0 73,3 73,3 66,7 80,0 72,2 + Không đánh giá 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015

Qua bảng số liệu cho thấy, các hộđiều tra được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp để chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao đều đánh giá mức hỗ trợ còn thấp. Tuy việc hỗ trợ đã căn cứ trên diện tích

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 chuyển đổi hiện có của các hộ dân, song mức chi phí ngoài hỗ trợ mà các hộ dân bỏ ra vẫn còn cao. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan (thời tiết, nước tưới tiêu, dịch bệnh,...) nên chi phí cũng tăng.

c) Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm - Kết quả thực hiện

Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải vừa tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương, vừa đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu hình ảnh và những đặc sản quê hương. Giai

đoạn 2009 - 2014, chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP của huyện đã hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện hoạt động

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)