Công tác huy động kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ giảm

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 71)

theo Ngh quyết s 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyn Mù Cang Chi

4.2.4.1. Kết quả huy động các nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2009 - 2014

Giai đoạn 2009 - 2014, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã chủ động, tích cực phối hợp với cơ quan cấp trên và các đơn vị, tổ chức khác nhau có liên quan để tiếp nhận nhiều nguồn vốn thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Việc tiếp nhận nhiều nguồn vốn từ các tổ chức phi Chính phủđã làm tăng nguồn vốn thực hiện chương trình, giảm áp lực vốn ngân sách nhà nước. Qua điều tra, thu thập số liệu, tác giả đã tổng hợp được tình hình kinh phí thực hiện chương trình hõ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2009 - 2014 như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

Bảng 4.8: Kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Nguồn vốn 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số

(1). Ngân sách Trung ương 22.802,9 20.812,4 53.847,8 40.943,6 30.447,9 29.248,2 198.102,8

+ Vốn đầu tư phát triển 14.836 6.402 51.212,5 30.002,7 22.725,2 18.521 143.699,4 + Vốn sự nghiệp 7.966,9 14.410,4 2.635,3 10.940,9 7.722,7 10.727,2 54.403,4 (2). Ngân sách địa phương 0 6.773 11.367 8.412,3 6.265,7 21.491,2 54.309,2 (3). Hỗ trợ của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước 3.303,3 0 3.250,8 7.831,7 36.722,8 3.357,6 54.466,2 + Tập đoàn Dầu khí quốc gia 2.425,2 0 3.250,8 7.694,7 20.780,9 3.357,6 37.509,2

+ Ngân hàng ĐT&PT (BIDV) 0 0 0 137 12.793,1 0 12.930,1

+ Nguồn vốn VNAH tài trợ 0 0 0 0 656,1 0 656,1

+ Nguồn vốn AP tài trợ 0 0 0 0 2.492,7 0 2.492,7

+ Tập đoàn Tàu thủy VinaShin 723,6 0 0 0 0 0 723,6

+ Công ty ĐT&KD vốn nhà nước 154,5 0 0 0 0 0 154,5 (4). Hỗ trợ từ doanh nghiệp, cộng

đồng và các đoàn thểđịa phương 150 0 0 0 500 0 650 Tổng số 26.256,2 27.585,4 68.465,6 57.187,6 73.936,4 54.097 307.528,2

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, 2014

6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 Như vậy, trong giai đoạn qua, tổng kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ

giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải là 307.528,2 triệu đồng. Qua bảng 4.8 cho thấy, nguồn kinh phí để thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị

quyết số 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyện Mù Cang Chải chủ yếu là từ vốn ngân sách nhà nước, gồm: ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương là 252.412 triệu đồng (chiếm 82,1%/ tổng số); Qua đây, cho thấy Chính phủ và chính quyền địa phương đã luôn quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, đặt công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc mang tính chất thường xuyên, lâu dài và phải kiên trì.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã chủ động tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợđầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để thực hiện chương trình, gồm: các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn. Giai đoạn 2009 - 2014, tổng kinh phí ngoài ngân sách nhà nước đã huy động được để thực hiện chương trình là 55.116,2 triệu đồng, chiếm 17,9%/ tổng số. Việc đầu tư từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài cho huyện nghèo vừa phát huy được trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác xóa đói giảm nghèo, vừa giảm bớt được gánh nặng ngân sách của nhà nước trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách còn hạn hẹp.

4.2.4.2. Kết quả huy động vốn thực hiện so với nhu cầu

Tuy nhiên, nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình trong những năm qua còn thấp so với nhu cầu đã xây dựng, ảnh hưởng đến mục tiêu thực hiện chương trình đã xây dựng. Qua điều tra, tác giả tổng hợp, so sánh nguồn vốn thực hiện với nhu cầu vốn thực hiện chương trình như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65

Bảng 4.9: So sánh nhu cầu vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo

TT Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số

1 Nhu cầu vốn (Triệu đồng) 68.345 440.320 563.347,4 253.890,7 268.116,5 247.357,2 1.841.376,8

2 Vốn thực hiện (Triệu đồng) 26.256,2 27.585,4 68.465,6 57.187,6 73.936,4 54.097 307.528,2

3 Tỷ lệ vốn thực hiện/ nhu cầu (%) 38,42 6,26 12,15 22,52 27,58 21,87 16,70

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Qua bảng 4.9 cho thấy, tỷ lệ vốn thực hiện so với nhu cầu vốn đạt thấp. Giai đoạn 2009 - 2014, vốn thực hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 16,7% so với nhu cầu vốn cần đầu tư. Trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn đầu tư mà nhu cầu đầu tư lại rất cao, đòi hỏi các nhà quản lý phải tranh thủ, tìm mọi giải pháp để tiếp xúc, vận động, kêu gọi đầu tư từ các tổ chức phi Chính phủ hoặc thực hiện mô hình “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm tăng cường nguồn vốn cho đầu tư phát triển địa phương. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng Đề

án để thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyện, cán bộ thực hiện chưa dự báo được hết các chỉ tiêu phát triển, chưa căn cứ sát với điều kiện thực tế của địa phương, mọi sự

tính toán chỉ mang tính chất tương đối, do đó nhu cầu kinh phí để thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo được xây dựng rất cao.

4.2.4.3. Đánh giá công tác huy động nguồn vốn

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng gặp nhiều khó khăn, các nguồn thu ngân sách đều giảm. Nhưng mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Trung ương nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng vẫn là đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo, tạo sự công bằng trong xã hội. Do đó, hàng năm, Trung ương và tỉnh Yên Bái vẫn quan tâm, cân đối, bố trí nhiều nguồn vốn

đểđầu tư cho các huyện nghèo nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.

Với nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, huyện Mù Cang Chải đã tổ

chức tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ các Tập đoàn, tổ chức kinh tế, tổng công ty nhà nước (các tổ chức do Chính phủ quyết định phân công đầu tư giúp các huyện nghèo), các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, sự hỗ trợ của nhân dân vừa

để có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển trên địa bàn, vừa nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cộng đồng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn chưa chủ động trong việc kêu gọi, huy động thêm các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức và cá nhân khác nên nguồn vốn đầu tư cho huyện còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu cần đầu tư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 Tuy nhiên, vì nguồn lực còn hạn chế nên việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển để thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyện Mù Cang Chải còn thấp. Nguồn lực thì ít, đầu tư lại thiếu tập trung, do vậy mục tiêu giảm nghèo so với Đề án đã được xây dựng còn đạt hiệu quả chưa cao.

4.2.5. Kết qu thc hin chương trình h tr gim nghèo theo Ngh quyết s

30a/2008/NQ-CP trên các lĩnh vc

Giai đoạn 2009 - 2014, căn cứ chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị

quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã

được phê duyệt, căn cứ nguồn kinh phí hàng năm được phân bổ và nguồn kinh phí đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà nước, căn cứ vào điều kiện tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo hàng năm trên địa bàn, nhằm từng bước xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân. Qua điều tra, thu thập, phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu, tác giảđánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trên các lĩnh vực cụ thể như sau:

4.2.5.1. Kết quả hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập

Giai đoạn 2009 - 2014, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã thực hiện nhiều hoạt động để hỗ trợ sản xuất tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ

dân, đặc biệt là các hộ nghèo trên địa bàn huyện, nhằm giúp các hộ dân có thêm việc làm, tăng thu nhập cho gia đình vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã hỗ trợ các hộ dân thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng, giao đất để trồng rừng sản xuất; Hỗ trợ các xã tiến hành rà soát lại quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp để từđó có kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; Hỗ trợ các hộ dân tham gia khai hoang, phục hóa những vùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 nông nghiệp; Hỗ trợ các hộ dân chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao; Hỗ trợ xuất khẩu lao động;...

a) Chính sách hỗ trợ thông qua khoán, chăm sóc bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất

* Kết quả thực hiện

Giai đoạn 2009 - 2014, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã dành nhiều kinh phí để hỗ trợ cho các hộ dân thông qua việc khoán chăm sóc, bảo vệ

rừng và giao đất, giao rừng để trồng sản xuất. Thông qua việc khoán và giao rừng cho các hộ dân chăm sóc, quản lý, huyện đã hạn chế được tình trạng chặt phá rừng, giữ được diện tích rừng hiện có, ngăn chặn được một phần các thiên tai có thể xảy ra. Sau khi rà soát diện tích rừng hiện có, trong giai đoạn qua, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã giao, khoán hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng cho các hộ dân là 97.597,6 lượt ha, với tổng số lượt hộ nhận giao, khoán là 16.089 lượt hộ và kinh phí hỗ trợ là 20.992,5 triệu đồng. Qua điều tra thu thập số liệu, tác giả tổng hợp được kết quả thực hiện hỗ trợ giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất như sau:

Bảng 4.10: Kết quả thực hiện giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất giai đoạn 2009 - 2014 giao rừng để trồng rừng sản xuất giai đoạn 2009 - 2014

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số - Diện tích hỗ trợ giao (ha) 40.963,1 41.834,5 50 20 0 14.730 97.597,6 - Hộ dân được hỗ trợ (lượt hộ) 6.677 6.863 56 40 0 2.453 16.089 - Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) 8.192,6 8.366,9 10 4 0 4.419 20.992,5 - Mức hỗ trợ (triệu đồng/ ha) 0,2 0,2 0,2 0,2 0 0,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 Tổng diện tích đất giao, khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất bao gồm: đất lâm nghiệp và một phần đất sản xuất nông nghiệp sau khi rà soát, quy hoạch lại được giao và hỗ trợ cho các hộ nghèo thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ. Nhìn chung việc giao đất, giao rừng để chăm sóc, bảo vệ và phát triển sản xuất đã được Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải chỉ đạo các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch và thực hiện nhanh chóng, trong 2 năm đầu tiên khi triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, huyện đã giao được gần hết số diện tích rừng hiện có cần chăm sóc, bảo vệ cho Ban quản lý rừng phòng hộ

và các hộ dân trên địa bàn. Tuy nhiên, việc hỗ trợ cho các hộ dân nhận giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng chưa được thực hiện theo quy định, từ năm 2011 trở lại đây, số diện tích rừng giao khoán để hỗ trợ cho các hộ dân thực hiện được rất ít, có năm không thực hiện được (năm 2013), ảnh hưởng đến việc thực hiện chếđộ, chính sách đã quy định và mục tiêu đã xây dựng.

Việc lựa chọn hộ dân để thực hiện giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng trồng rừng sản xuất được dựa trên khoảng cách địa lý nơi các hộ dân sinh sống với diện tích rừng cần chăm sóc, bảo vệ, ưu tiên những hộ

nghèo nhất, có mức thu nhập thấp nhất, sau đó đến các hộ nghèo, có mức thu nhập cao hơn và các hộ cận nghèo.

* Ý kiến đánh giá về mức hỗ trợ từđối tượng điều tra

Qua điều tra của tác giả cho thấy, việc thực hiện chính sách hỗ trợ thông qua giao, khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo của đội ngũ cán bộ huyện cho các đối tượng thụ hưởng đã được thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành điều tra, thu thập thêm các số liệu đểđánh giá về mức hỗ trợ được nhận thông qua chính sách đang thực hiện, kết quảđược tổng hợp như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

Bảng 4.11: Ý kiến đánh giá về mức hỗ trợ thông qua giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất

Nội dung Kim Nọi Mồ Dề Lao Chải Khao Mang Dế Xu Phình La Pán Tẩn Tổng số - Số hộđiều tra (hộ) 15 15 15 15 15 15 90 - Hộđiều tra hỗ trợ (hộ) 15 15 15 15 15 15 90 - Tỷ lệ hộđiều tra được hỗ trợ/ hộđiều tra (%) 100 100 100 100 100 100 100 - Đánh giá mức hỗ trợ (%) + Cao 0 0 0 0 0 0 0 + Trung bình 0 0 20,0 13,3 40,0 46,7 20,0 + Thấp 100 100 80,0 86,7 60,0 53,3 80,0 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015

Qua bảng 4.11 cho thấy, với mức hỗ trợ giao, khoán chăm sóc, bảo vệ

rừng và giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất được thực hiện từ 200.000

đồng/ ha - 300.000 đồng/ ha là rất thấp chưa đáp ứng cũng như tương xứng với công sức của các hộ dân bỏ ra để chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng. Điều tra của tác giả cũng cho thấy, nên tách và tăng mức hỗ trợ giao khoán chăm sóc, bảo vệ

rừng, bởi đây phần lớn đây là rừng phòng hộ nên không được khai thác và sử

dụng. Việc hỗ trợ người dân giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất là một hình thức khuyến khích các hộ dân phát triển sản xuất, song cần định hướng loại cây trồng và đầu ra cho sản phẩm thu được từ trồng rừng.

b) Chính sách hỗ trợ sản xuất

* Chính sách hỗ trợ rà soát quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang sản xuất nông nghiệp

- Kết quả thực hiện

Rà soát quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là một nội dung quan trọng, qua việc rà soát Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải có thể thống kê

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a2008nqcp của chính phủ trên địa bàn huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 71)