8. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Yêu cầu đẩy mạnh công tác XHHGD trong xây dựng trường tiểu học trong gia
trong giai đoạn hiện nay
Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên trong thực tế, giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém bất cập cả về quy mô, cơ cấu, cả về chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước, do đó phải đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Muốn đổi mới được giáo dục và làm cho giáo dục đáp ứng được nhu cầu của người học, của xã hội ta cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của Nhà nước, của nhân dân trên mọi lĩnh vực. Phải làm sao cho giáo dục trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhân dân, có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến đất nước, đến đời sống, lao động sản xuất của mỗi con người trong xã hội. Nhà nước đã và đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng. Trong quá trình thực hiện này, cần huy động sự đóng góp sức lực, trí tụê của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục để giáo dục phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và tiến tới xây dựng xã hội học tập. Trong hoàn cảnh như vậy, mọi người, mọi nhà, mọi ngành đều phải có trách nhiệm quan tâm, chăm lo cho giáo dục, chứ không thể trông chờ hoàn toàn dựa vào Nhà nước hoặc khoán trắng cho ngành giáo dục. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa XIII đã khẳng định "Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước, của cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân" “Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp
giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”. Nhưng thực tế hiện nay một số nơi có khu dân cư đông dẫn đến sĩ số học sinh tăng theo cơ sở vật chất không đáp ứng việc học sinh học bán trú cũng như ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu của Nhà nước ta hiện nay, chính vì thế mà một số địa phương cần đẩy mạnh thực hiện công tác XHHGD trong việc xây dựng trường học nhằm để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDTH.
Để công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học trở thành việc làm thường xuyên, tự giác, trở thành phong trào sâu rộng trong toàn dân, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta cần đẩy mạnh công tác XHH theo các yêu cầu sau đây:
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và cung cấp thông tin để mọi người dân hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục đối với sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo; tạo được sự đồng tình, đồng thuận, nhân dân tự giác, tự nguyện đóng góp đầu tư, tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho học sinh. Đa dạng hóa các hình thức xã hội hóa, coi trọng giáo dục gia đình, dòng họ, thôn bản, gắn xã hội hóa giáo dục với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", phong trào xây dựng nông thôn mới.
Các cấp ủy đảng, chính quyền phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo để tạo sự thống nhất và sự vào cuộc một cách tích cực, hiệu quả của các cấp, các ngành, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội. Quan tâm chăm lo toàn diện cho sự phát triển của giáo dục - đào tạo. Xây dựng kế hoạch và triển khai theo lộ trình công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục gắn chương trình, đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1, mức độ 2 và yêu cầu dạy và học 2 buổi/ngày hoặc tăng quy mô lớp, học sinh hàng năm và giai đoạn 2015-2020.