8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác xã hội hóa trong xây dựng trường tiểu học
Bình Dương, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường.
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp phải có tính khả thi, phải áp dụng được vào thực tiễn quản lý công tác XHH trong xây dựng trường tiểu học.
Tính khả thi của các biện pháp phải được các cấp quản lý, cán bộ, GV, nhân viên các trường đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao, phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế ở các đơn vị giáo dục trên địa bàn thị xã Dĩ An, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của thị xã.
Các nguyên tắc này có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có sự độc lập tương đối, điều cốt yếu là các nguyên tắc được sử dụng phải có sự phối hợp hài hoà và hỗ trợ cho nhau.
3.2. Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học trong địa bàn thị xã Dĩ An trường tiểu học trong địa bàn thị xã Dĩ An
3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác xã hội hóa trong xây dựng trường tiểu học trường tiểu học
a) Mục tiêu:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, GD với nhiều hình thức phong phú, thiết thực để nhận thức rõ về sự cần thiết, tầm quan trọng của XHH trong xây dựng trường học trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Xác định XHH trong xây dựng trường học là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, của nhân dân,
là một mục tiêu cơ bản trong chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của địa phương.
b) Nội dung và cách thực hiện:
- Tập trung tuyên truyền, khẳng định XHH trong xây dựng trường học là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là giải pháp mang tính chiến lược, là phương thức GD không chỉ riêng ở nước ta, mà là xu thế GD tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện cho mỗi người có cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời, góp phần xây dựng XHHT. Bằng các hình thức phù hợp, tuyên truyền để mọi người nhận thức rõ XHH trong xây dựng trường học không chỉ mang lại kết quả của bản thân ngành GD mà còn mang lại lợi ích cho từng cá nhân, từng gia đình, cho cộng đồng và đất nước.
- Quán triệt và triển khai thực hiện đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ GD & ĐT về XHHGD trong xây dựng trường học. Quán triệt để mọi người nhận thức rõ về vai trò lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trong quá trình XHH trong xây dựng trường học; về mục tiêu, nội dung, phương pháp XHH trong xây dựng trường học trong giai đoạn hiện nay. Xác định rõ nhiệm vụ của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, ngành GD và lực lượng xã hội tham gia vào quá trình XHHGD trong xây dựng trường học để từng tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện XHH xây dựng trường học cụ thể, thiết thực.
- Tổ chức học tập, tuyên truyền văn kiện đại hội đảng bộ các cấp, Luật GD năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung Luật GD năm 2009, Thông báo kết luận số 242-TB/TW của Bộ Chính trị khoá X về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển GD & ĐT đến năm 2020, Chiến lược GD Việt Nam 2011 - 2020, Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh XHH các hoạt động GD, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến
khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền trong việc đẩy mạnh công tác XHHGD để phát triển sự nghiệp GD & ĐT trên địa bàn Tỉnh bằng nhiều hình thức, cách thức phù hợp nhằm cung cấp thông tin rộng rãi đến các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội, trong quần chúng nhân dân và huy động mọi tổ chức cá nhân quan tâm chăm lo cho sự nghiệp GD.
- Đối với cán bộ quản lý GD, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh phải thường xuyên tăng cường nhiều giải pháp để nâng cao nhận thức về vai trò của GD và công tác XHH trong xây dựng trường học và phải được cụ thể hóa bằng nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền một cách có hiệu quả để làm cho mọi người dân đều quan tâm đến GD, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước về XHH trong xây dựng trường học, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ Tỉnh, Nghị quyết số 03- NQ/TU của Tỉnh uỷ khoá IX về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015, đưa giáo dục và đào tạo tỉnh nhà vươn lên mạnh mẽ trong giai đoạn mới.
Tuyên truyền rộng rãi cho cha mẹ học sinh và cộng đồng biết về nhiệm vụ, mục tiêu, các hoạt động GD nói chung và XHHGD nói riêng để tạo sự đồng thuận, cộng đồng trách nhiệm cùng nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện tốt việc dạy học văn hoá và các hoạt động GD khác để nâng cao chất lượng GD toàn diện; từng bước hình thành “thương hiệu” của nhà trường để thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng.
Chủ động tạo mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với phụ huynh học sinh, hội cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu GD. Tranh thủ các tổ chức, đoàn thể tham gia tuyên truyền, vận động, hỗ trợ của toàn xã hội trong việc đầu tư cho GD, bao gồm cả về vật chất lẫn tinh
thần, nguồn vốn, các mô hình để chăm lo cho GD. Xây dựng môi trường học tập, rèn luyện phù hợp. Tăng cường rèn luyện kỹ năng mềm, sinh hoạt ngoại khoá, hoạt động Đoàn, Hội, Đội…
Đẩy mạnh công tác XHHGD đến tận gia đình thông qua các mô hình khuyến học: Khu phố hiếu học, Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo, Gia đình hiếu học…
Quy định mức đóng góp của người học không quá cao so với thu nhập bình quân trong xã hội, không lạm dụng thu học phí với mọi hình thức. Công khai, minh bạch các nguồn thu XHH để cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy rõ hiệu quả của XHHGD.
c/ Điều kiện thực hiện:
- Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí bồi dưỡng, học tập cho cán bộ phụ trách công tác XHHGD;
Cần có đội ngũ tuyên truyền viên, nội dung cần tuyên truyền và kinh phí thực hiện việc tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền và kinh phí thực hiện xây dựng góc tuyên truyền;
Tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh, trong các buổi hội thảo chuyên đề, trong các buổi tiếp xúc cử tri của Hội đồng nhân dân, trong các buổi họp Đoàn thể...