8. Cấu trúc luận văn
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của thị xã đang trên đà hội nhập phát triển kinh tế so với các huyện thị trong tỉnh, do đó dẫn đến tỉ lệ dân nhập cư đông điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác XHH trong việc xây dựng trường tiểu học.
- Cơ sở vật chất, thiết bị của các cơ sở giáo dục còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.
- Đối với giáo viên: Giáo viên lớn tuổi tâm lý ngại khó khăn, năng lực tổ chức công tác XHHGD còn thiếu kinh nghiệm.
- Trình độ, nhận thức của học sinh, phụ huynh nhập cư còn thấp, chưa phối hợp đồng bộ với công tác XHHGD gây trở ngại, khó khăn trong công tác XHHGD trong việc xây dựng trường tiểu học.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức, trình độ năng lực quản lý công tác XHHGD trong việc xây dựng trường tiểu học chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Trong công tác lập kế hoạch chưa đưa ra được các biện pháp phù hợp hiệu quả để thực hiện tốt công tác XHH trong việc xây dựng trường tiểu học.
- Trong tổ chức thực hiện, cơ chế quản lý chưa mạnh, chưa phù hợp, chưa rõ ràng, chưa động viên khuyến khích để khai thác tiềm năng các đối tượng quản lý cho nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn.
- Trong chỉ đạo chưa thực hiện tốt quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ; chưa giám sát, sửa chữa, điều chỉnh kịp thời; chưa thường xuyên đôn đốc, động viên, khuyến khích; chưa kích thích thúc đẩy các hoạt động phát triển. Chính vì lẽ đó công tác XHHGD trong việc xây dựng trường tiểu học chưa chuyển biến mạnh mẽ sâu sắc.
- Trong kiểm tra đánh giá đã thực hiện cơ bản đúng quy trình, tuy nhiên chưa xây dựng được các chuẩn đánh giá khách quan làm cơ sở cho việc đánh giá kịp thời. Chưa điều chỉnh kịp thời; Chưa có biện pháp kích thích để tạo nên động lực thúc đẩy công tác XHHGD.
Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu công tác XHH trong việc xây dựng trường học và quản lý mặt công tác này ở thị xã Dĩ An đã có nhiều kết quả nổi bật, được các lực lượng xã hội tham gia đóng góp các nguồn lực để phát triển giáo dục, tuy nhiên so với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thị xã và vị trí giáo dục và đào tạo vẫn còn một số hạn chế.
Việc nghiên cứu nêu trên cho thấy bức tranh khá toàn diện về thực trạng quản lý công tác XHH trong việc xây dựng trường học trong địa bàn thị xã Dĩ An. Những năm qua ngành giáo dục thị xã Dĩ An đã đạt được nhiều thành tích như: duy trì sự ổn định và phát triển giáo dục đúng hướng, quy mô giáo dục được phát triển và mở rộng, chất lượng giáo dục được tăng lên và đặc biệt chất lượng về tin học, ngoại ngữ, giáo viên giỏi, học sinh giỏi phát huy tác dụng của các nhà trường vào đời sống cộng đồng góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Dĩ An. Tuy nhiên, việc quản lý công tác XHH trong xây dựng trường tiểu học chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.
Sau đây chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả công tác XHH trong việc xây dựng trường học trên địa bàn thị xã Dĩ An nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển giáo dục và đào tạo và đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn thị xã Dĩ An.
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRONG XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THỊ XÃ DĨ AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG