Đẩy mạnh bồi dưỡng kỹ năng quản lý công tác XHHGD trong xây dựng trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3.Đẩy mạnh bồi dưỡng kỹ năng quản lý công tác XHHGD trong xây dựng trường

dựng trường tiểu học

a/ Mục tiêu

Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL và GV về kỹ năng quản lý công tác XHHGD trong xây dựng trường tiểu học, nâng cao trình độ hiểu biết về công tác quản lý XHHGD trong xây dựng trường học, nhận thức sâu sắc về công tác quản lý XHHGD trong xây dựng trường học, từ đó huy động các nguồn

lực tham gia vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngày càng đạt hiệu qảu hơn.

Nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ quản lý các cấp trong công tác XHHGD. Từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý công tác XHHGD.

b/ Nội dung và cách thực hiện

Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL và GV;

Xây dựng đội ngũ CBQL, GV đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu hiện tại.

Công tác chăm lo bồi dưỡng đội ngũ phải thể hiện có tính quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo đúng đối tượng, công bằng và khách quan, tránh chồng chéo, lãng phí, mất cân đối. Thống nhất giữa bồi dưỡng tư tưởng chính trị và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.

b.1. Bồi dưỡng CBQL:

Thường xuyên cho cán bộ quản lý tập huấn, học tập bồi dưỡng các chuyên đề về quản lý dành riêng cho CBQL trong nhà trường nhằm để CBQL có thêm nhận thức, có tầm nhìn, có kiến thức sâu rộng về quản lý công tác XHHGD trong việc xây dựng trường học.

Bồi dưỡng cho CBQL về công tác tuyên truyền vận động chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp, phụ huynh tham gia tốt vào việc XHHGD trong xây dựng trường học, đồng thời sử dụng hiệu quả và đúng mục đích các khoản mà phụ huynh, mạnh thường quân đóng góp.

Tham gia học tập các lớp Nghị quyết triển khai về chủ trương XHHGD trong xây dựng trường học; thông qua các bài tập tình huống và thảo luận nhóm, nâng cao các kỹ năng quản lý của CBQL đối với các vấn đề trong quản lý trường học.

Bồi dưỡng cho CBQL về quản lý các dự án, biết phân tích đánh giá, lựa chọn và thẩm định, phân tích các rủi ro trong dự án trong quá trình thi công xây dựng từ đó góp phần quản lý tốt về công tác XHHGD trong việc xây dựng trường học.

Bồi dưỡng về CNNT trong quản lý nhằm để CBQL tiện tuyên truyền, vận động, theo dõi, tổng hợp, cập nhật, thống kê số liệu báo cáo về cấp trên một cách thuận tiện nhất, đồng thời lưu trữ các kế hoạch cũng như báo cáo về công tác xã hội hóa giáo dục một cách khoa học và chính xác hơn. CBQL nắm vững công nghệ thông tin cũng là một biện pháp giúp người CBQL có thêm kiến thức cập nhật học tập những nơi làm tốt công tác XHHGD trong xây dựng trường học từ đó áp dụng tại đơn vị mình đạt hiệu quả hơn.

b.2. Bồi dưỡng giáo viên:

Muốn GV làm tốt quản lý công tác XHHGD trong xây dựng trường học: Trước hết phải tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về ý thức, trách nhiệm, bồi dưỡng về lý luận chính trị, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho giáo viên, đồng thời người giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm từ đó mới làm tốt được công tác XHHGD trong xây dựng trường học. Thứ hai là GV phải được bồi dưỡng nâng cao về công nghệ thông tin vì CNTT góp phần giúp giáo viên truy cập tìm hiểu thêm về công tác XHHGD, cập nhật, thống kê, tổng hợp các vấn đề XHHGD để tuyên truyền sâu rộng đến phụ huynh trong và ngoài nhà trường hay các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Từ hai cơ sở trên giáo viên sẽ làm tốt khâu vận động phụ huynh đóng góp tài lực để đầu tư cho việc xây dựng trường học. Để công tác bồi dưỡng đội ngũ đạt hiệu quả thì việc hoàn thiện các văn bản, quy định, nội quy... về quản lý công tác XHHGD là hết sức cần thiết. Nó là cơ sở để thực hiện cũng như để các cấp quản lý kiểm tra, đánh giá công tác quản lý XHHGD.

c/ Điều kiện thực hiện

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, người bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng.

Đánh giá đúng trình độ, năng lực của đội ngũ CBQL và GV, phân loại chính xác và khách quan.

Khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ CBQL và GV.

Phân tích và dự báo nhu cầu sử dụng đội ngũ hàng năm, sau 5 năm, 10 năm… theo yêu cầu của ngành.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 95)