Việc chỉ đạo triển khai công tác XHHGD trong xây dựng trường tiểu học ở thị

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 59)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Việc chỉ đạo triển khai công tác XHHGD trong xây dựng trường tiểu học ở thị

học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương trong những năm qua

Đảng bộ Dĩ An trải qua 10 lần Đại hội, trong các Nghị quyết các cấp lãnh đạo đều có quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục- đào tạo; do đó giáo dục của thị xã Dĩ An ngày càng phát triển vững mạnh. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục ổn định, phát triển cả về số lượng và chất lượng, công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm chỉ đạo khá sát sao.

- Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ X đã ghi rõ: “Quán triệt quan điểm chiến lược của Đảng về giáo dục và đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch và từng bước đầu tư xây dựng các trường học ở trung tâm thị xã, đáp ứng 3 mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà, làm tốt công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia, đầu tư kiên cố hoá trường lớp.

Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên. Xây dựng trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề, mở rộng quy mô và chất lượng dạy nghề, phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá giáo dục, khuyến học và khuyến tài một cách sâu rộng...” [12].

- Ban Thường vụ Thị ủy Dĩ An cũng đã có Chỉ thị số 05/CT- TU, ngày 6/ 3 /2010, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hình thành đội ngũ giáo viên, học sinh giỏi đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao. Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ giảng dạy, gắn liền với công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cải tiến phương pháp dạy tích cực, phù hợp với điều kiện từng trường. Chú trọng chọn, cử giáo viên trẻ có năng lực để đào tạo nâng cao vượt chuẩn. Phấn đấu giữ tỷ lệ trẻ em được học 02 buổi có bán trú, đồng thời tổ chức học bán trú ở những trường tiểu học và THCS có điều kiện. Đồng thời, có biện pháp phòng chống có hiệu quả bạo lực học đường, phòng ngừa không để xảy ra tai biến, ngộ độc, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các trường bán trú.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến khích tư nhân đầu tư mở cơ sở nuôi dạy trẻ, xây dựng trường học tư thục các cấp học để đảm bảo nhu cầu học tập trên địa bàn. Về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2010 và những năm tiếp theo đã viết “... đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sức mạnh tổng hợp, tận dụng mọi nguồn lực, tạo sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2010 và những năm tiếp theo” [6].

- Quán triệt Nghị quyết, Chỉ thị của Thị uỷ, Uỷ ban nhân dân thị xã đã có nhiều chính sách về công tác giáo dục đào tạo, cụ thể như Báo cáo của Uỷ ban nhân dân thị xã tại kỳ họp thứ 9 (khoá X) Hội đồng nhân dân thị xã có đoạn viết “Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học, từng bước triển khai

phổ cập bậc trung học. Công tác xã hội hoá giáo dục, hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng, khuyến học, khuyến tài tiếp tục được quán triệt sâu rộng.” [34].

Những chủ trương chính sách đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ của lãnh đạo các cấp. Các ngành, các đoàn thể xã hội và mọi người dân đến giáo dục. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền các phường, đã kịp thời cụ thể hoá nhiều chủ trương, chính sách thành kế hoạch hoạt động phù hợp với hoàn cảnh địa phương mình. 100% các phường có Nghị quyết chuyên đề về giáo dục, có kế hoạch triển khai cụ thể trước cán bộ, đảng viên và nhân dân, được mọi người đồng tình ủng hộ. Các phường đều thành lập Hội đồng giáo dục và ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác giáo dục đảm bảo sát đúng và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 59)