8. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục
Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý GD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo nhu cầu phát triển xã hội” [21].
Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "Quản lý GD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của các chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - GD thế hệ trẻ, đưa hệ thống GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Quản lý GD là sự tác động của hệ thống quản lý GD của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đến khách thể quản lý và hệ thống GD quốc dân và sự nghiệp GD của mỗi địa phương nhằm đưa hoạt động GD đến kết quả mong muốn” [24].
Xét từ phương diện quản lý GD theo hướng XHH thì có thể hiểu đây chính là quản lý XHHGD.
Thông tin quản lý và quyết định quản lý
Kiểm tra Tổ chức
Kế hoạch
Quản lý công tác XHHGD được hiểu là quá trình chỉ đạo, điều hành công tác XHHGD, là hệ thống những tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật của chủ thể quản lý đến các lực lượng trong và ngoài ngành GD nhằm thực hiện có chất lượng và có hiệu quả mục tiêu GD.
Quản lý công tác XHHGD đòi hỏi phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, tạo được những phong trào, định hướng được phong trào, phát huy dân chủ trong nhân dân, tăng cường nguồn lực của xã hội và cộng đồng nhằm thực hiện mục tiêu GD: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Quản lý công tác XHHGD không phải là công việc của riêng ngành GD & ĐT. Với chức năng của mình, ngành GD & ĐT chủ yếu làm công tác tham mưu, vận động tuyên truyền để xã hội nhận thức đầy đủ hơn về GD, chia sẻ khó khăn với GD, cộng đồng trách nhiệm và tham gia vào quá trình phát triển GD & ĐT, trực tiếp chỉ đạo và quản lý hoạt động XHH trong các nhà trường để giúp cho công tác XHHGD đi đúng hướng và đạt được kết quả thuận lợi.
Xét một cách tổng quát, quản lý công tác XHHGD là quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức XHHGD, bảo đảm quá trình XHHGD được tiến hành một cách khoa học, đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng GD nói chung.
Mục tiêu quản lý công tác XHHGD gồm có hai nội dung lớn: Thứ nhất là, đẩy mạnh công tác XHHGD theo hướng phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, xây dựng các cơ chế, chính sách huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp GD. Thứ hai là, tạo mọi điều kiện thuận lợi để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả GD ở mức độ ngày càng cao.
Nội dung quản lý công tác xã hội hoá giáo dục:
a) Nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh việc hoàn thiện chính sách; tăng nguồn lực đầu tư, đồng thời đổi mới mục tiêu, phương thức, cơ cấu và nguồn vốn đầu tư; tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia phát triển GD; hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người; ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo trên cơ sở đổi mới chế độ miễn, giảm phí theo hướng công khai, hợp lý và cấp trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng.
b) Chuyển các cơ sở công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận (gọi tắt là cơ chế cung ứng dịch vụ): có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức và quản lý; thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ; hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu, chi...; thường xuyên nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ, sản phẩm; bảo đảm quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng của người thụ hưởng.
Đổi mới chế độ thu phí đi đôi với việc thực hiện tốt chính sách ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo. Mức phí quy định theo nguyên tắc đủ trang trải các chi phí cần thiết, có tích luỹ để đầu tư phát triển và xoá bỏ mọi khoản thu khác. Người thụ hưởng có quyền lựa chọn cơ sở cung ứng dịch vụ phù hợp với từng lĩnh vực.
c) Phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập với hai loại hình: dân lập và tư thục. Quyền sở hữu của các cơ sở ngoài công lập được xác định theo Bộ luật Dân sự, tiến tới không duy trì loại hình bán công.
Mỗi cơ sở ngoài công lập đều có thể hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận hoặc theo cơ chế lợi nhuận. Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng để bảo đảm lợi ích hợp lý của các nhà đầu tư, phần để tham gia thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, trợ giúp người nghèo, lợi nhuận chủ yếu được dùng để đầu tư phát triển. Theo cơ chế lợi nhuận thì
lợi nhuận có thể được chia cho các cá nhân và phải chịu thuế. Nhà nước khuyến khích phát triển các cơ sở phi lợi nhuận.
Tiến hành chuyển một số cơ sở thuộc loại hình công lập sang loại hình ngoài công lập để tập thể hoặc cá nhân quản lý và hoàn trả vốn cho Nhà nước.
Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của từng lĩnh vực. Các nhà đầu tư được bảo đảm lợi ích hợp pháp về vật chất và tinh thần.
d) Nhà nước tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật pháp; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát các hoạt động dịch vụ.
Nhà nước tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo luật pháp để thúc đẩy các cơ sở công lập và ngoài công lập phát triển cả về quy mô và chất lượng, xây dựng các cơ sở đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Ở trong các hệ thống vi mô, như là các địa phương thì nội dung quản lý công tác XHHGD thường được tiếp cận theo các chức năng quản lý:
- Lập kế hoạch công tác XHHGD.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHHGD. - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác XHHGD. - Kiểm tra đánh giá kết quả công tác XHHGD
Trong luận văn này khi xem xét vấn đề quản lý công tác XHHGD trong xây dựng trường Tiểu học ở trên địa bàn thị xã Dĩ An, chúng tôi nghiên cứu các nội dung quản lý theo cách tiếp cận chức năng quản lý nói trên.