8. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Những khó khăn, hạn chế trong công tác xã hội hóa việc xây dựng trường tiểu
trường tiểu học ở thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương
- Nhận thức về xã hội hóa trong việc xây dựng trường tiểu học của các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa đầy đủ, chưa đồng đều. Một số phường được nhân dân, phụ huynh đóng góp trong việc xã hội hóa như cây kiểng, vệ sinh môi trường, một vài công trình phụ nhỏ chứ chưa hướng đến việc xây dựng trường lớp do đó việc xây trường lớp chưa theo kịp sự phát triển số học sinh theo học hiện nay
nhất là tại phường Dĩ An (phường Dĩ An có 4 trường tiểu học, mỗi trường có từ 50 lớp trở lên và mỗi lớp từ 48 đến 52 HS / lớp).
Do cơ chế bao cấp trong giáo dục đã ăn sâu trong tư tưởng một số cán bộ, nhân dân, nên một số người còn nặng tư tưởng khoán trắng hoạt động giáo dục cho Nhà nước cho nhà trường, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, trong việc thực hiện xã hội hóa trong việc xây dựng trường tiểu học.
- Hoạt động của một số Hội đồng giáo dục các phường chưa mạnh, tổ chức còn mang tính hình thức, chưa năng động sáng tạo, chưa có quy chế hoạt động; chưa chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động; sự phối hợp hoạt động của các tiểu ban, các thành viên trong Hội đồng chưa cao. Vai trò tham mưu của Hội đồng giáo dục một số phường đối với cấp uỷ còn hạn chế.
- Hội Phụ huynh ở một số trường hoạt động chưa có kế hoạch khả thi, chưa tham gia mạnh mẽ vào công tác xã hội hoá xây dựng trường học nhất là cấp tiểu học: Khả năng vận động phụ huynh học sinh tham gia nguồn xây dựng trường chưa mạnh; tuyên truyền chủ trương xã hội hoá giáo dục trong phụ huynh còn mang tính tự phát, chưa thường xuyên.