8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Tích cực vận động chính quyền địa phương và các cấp quản lý ủng hộ công tác
hộ công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở Dĩ An
a) Mục tiêu:
Vận động mọi tiềm năng trí tuệ, tài lực, vật lực trong toàn xã hội, tạo ra nguồn lực đa dạng để đầu tư xây dựng trường học nhằm để đáp ứng đủ cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy trong địa bàn có sĩ số học sinh quá tải đồng thời góp phần phát triển và nâng cao chất lượng GD. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đóng góp cho GD nhất là trong việc xây dựng trường
học trên cơ sở nâng cao tính tự chủ của các cơ sở GD - ĐT; bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội góp phần phát triển giáo dục.
Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chính vì vậy vận động mọi nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng trường học là góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế ở địa phương, chia sẻ được sự gánh vác trọng trách giáo dục với xã hội, địa phương, cộng đồng.
b) Nội dung và cách thực hiện:
b.1. Nâng cao trách nhiệm cộng đồng đối với sự nghiệp giáo dục.
- Về phía các cấp uỷ đảng, chính quyền:
Các cấp uỷ, tổ chức Đảng tăng cường lãnh đạo công tác XHHGD nhất là công tác XHHGD trong xây dựng trường học, bên cạnh GD cán bộ, đảng viên gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cần chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền các cấp và tổ chức chính trị - xã hội như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức… những định hướng cụ thể về các hoạt động XHHGD trong xây dựng trường học.
- Về phía ngành GD:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển GD phù hợp với thực trạng phát triển của địa phương. Tham mưu UBND cùng cấp cụ thể hoá Đề án nâng cao chất lượng GD tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015 bằng các kế hoạch cụ thể, nhất là Kế hoạch nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD giai đoạn 2011 - 2015. Phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu đề
xuất UBND Tỉnh ban hành những chủ trương, chính sách đẩy mạnh XHHGD trong xây trường học.
Quan tâm củng cố và nâng chất hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức này cùng sát cánh với nhà trường trong tất cả các hoạt động, nhất là trong việc chăm lo việc học tập của con em, hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng.
Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, các mạnh thường quân có đóng góp công sức cho sự nghiệp GD. Huy động các tổ chức, đoàn thể, mà nòng cốt là Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức các cấp để đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT.
- Về phía nhà trường:
Tổ chức thực hiện tốt chủ trương. chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GD. Xây dựng trường học "xanh, sạch, đẹp"; tổ chức thực hiện tốt chủ trương "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực". Tăng cường công tác quản lý GD. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, chất lượng GD toàn diện để tạo lòng tin với xã hội; tổ chức tốt việc dạy và học.
Triển khai rộng rãi cho cha mẹ học sinh và cộng đồng biết về nhiệm vụ, mục tiêu, các hoạt động GD nói chung và XHHGD trong xây dựng trường học nói riêng để tạo sự đồng thuận, cộng đồng trách nhiệm cùng nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện tốt việc dạy học văn hoá và các hoạt động GD khác để nâng cao chất lượng GD toàn diện; từng bước hình thành “thương hiệu” của nhà trường để thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng.
Chủ động tạo mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với phụ huynh học sinh, hội cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu GD. Tranh thủ các tổ chức, đoàn thể tham gia tuyên truyền, vận động, hỗ trợ của toàn xã hội trong việc đầu tư cho GD, bao gồm cả về vật chất lẫn tinh thần, nguồn vốn, các mô hình để chăm lo cho GD. Xây dựng môi trường học
tập, rèn luyện phù hợp. Tăng cường rèn luyện kỹ năng mềm, sinh hoạt ngoại khoá, hoạt động Đoàn, Hội, Đội…
Đẩy mạnh các cuộc vận động công tác XHHGD trong xây dựng trường học đến tận gia đình thông qua các mô hình khuyến học.
Quy định mức đóng góp của người học không quá cao so với thu nhập bình quân trong xã hội; không lạm dụng thu học phí với mọi hình thức. Công khai, minh bạch các nguồn thu XHH để cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy rõ hiệu quả của XHHGD.
- Về phía gia đình:
Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, quan tâm GD con em, tích cực tham gia các hoạt động Hội Khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Chủ động thông tin, trao đổi, liên lạc với nhà trường về chất lượng học tập của con em. Nâng cao nhận thức của bản thân và con em mình về sự học tập và vai trò của tri thức trong giai đoạn mới. Quan tâm đóng góp vật chất cho GD, nhất là các đối tượng có điều kiện.
Phải có trách nhiệm trong việc học tập của con em, phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường và cộng đồng trong GD con em nói riêng, thế hệ trẻ nói chung. Tùy điều kiện cụ thể của gia đình, có đóng góp phù hợp vào công tác XHHGD.
Nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của XHHGD trong xây dựng trường học, thể hiện trách nhiệm. Sự quan tâm, đầu tư cho con em có đủ điều kiện học tập. Đóng góp vật chất cho nhà trường; tăng cường phối hợp với nhà trường, các lực lượng xã hội quản lý việc học tập, sinh hoạt của con em mình; tham gia giám sát về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và chất lượng GD của các cơ sở GD & ĐT.
- Về phía các lực lượng xã hội:
Phối hợp chặt chẽ với ngành GD nói chung - các trường học và cơ sở GD nói riêng trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu GD trong từng thời điểm phù hợp, góp phần xây dựng XHHGD trong xây dựng trường học. Tuỳ
đặc thù công việc, có đóng góp phù hợp vào sự phát triển GD: gương mẫu đi đầu vận động, giúp đỡ học sinh ra lớp, nhất là các đối tượng khó khăn; thực hiện tốt công tác xoá mù chữ, phổ cập GD; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến nhân cách thanh, thiếu niên; tổ chức các sân chơi văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao... Tích cực đóng góp, góp ý cho ngành GD nói chung, các nhà trường và cơ sở GD nói riêng để Ngành ngày càng thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng được giao. Tăng cường giám sát các hoạt động GD: Chất lượng GD, hiệu quả sử dụng nguồn tài chính huy động, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy.
Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội xác định rõ nhiệm vụ của tổ chức mình trong công tác tuyên truyền, GD đoàn viên, hội viên nhận thức và quan tâm đúng mức cho sự nghiệp GD: Tham gia XHHGD là góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng XHHT, làm cho đất nước phồn vinh, văn minh, tiến bộ. Mở rộng các mô hình hiệu quả: Vườn ươm tài năng trẻ, Câu lạc bộ sáng tạo trẻ… Đa dạng hoá các hình thức đóng góp cho phát triển GD. Động viên, kêu gọi các doanh nghiệp, mạnh thường quân, người có tâm huyết đầu tư cho GD.
Quán triệt sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của GD nói chung và XHHGD nói riêng, phối hợp huy động các nguồn lực; phân công cụ thể trách nhiệm đoàn viên, hội viên tham gia kêu gọi đóng góp cho GD. Vận động đầu tư sân chơi giải trí lành mạnh, giải quyết nhu cầu sinh hoạt giải trí của học sinh, sinh viên, giúp các em tránh xa tệ nạn xã hội.
b.2. Vận động các nguồn lực xã hội đầu tư cho GD trong việc xây dựng trường học:
Đối với UBND tỉnh:
Thực hiện tốt định hướng đầu tư cho GD theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (năm 2009) "Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho GD" [27], gắn với đa dạng hoá
các nguồn lực thực hiện GD có chất lượng ở các cấp học và trình độ đào tạo. Tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo đúng với yêu cầu "quốc sách hàng đầu", phấn đấu nâng tỷ lệ đầu tư cho GD trong tổng chi ngân sách Nhà nước lên trên 20%,. Phân bổ tài chính cho các cơ sở GD bảo đảm cơ cấu tỷ lệ chi thường xuyên theo quy định và theo biên chế được duyệt.
Hàng năm cán bộ quản lý cần có kế hoạch phát triển trường lớp, đồng thời tham mưu tốt với các cấp lãnh đạo có hướng xây dựng kịp thời để tránh bị động trong tình trạng đầu năm học số học sinh tăng nhà trường không giải quyết kịp thời sẽ gây khó khăn về chất lượng.
Đối với UBND thị xã:
Có kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn, ngắn hạn, luôn quan tâm đến giáo dục, tạo điều kiện cũng như ưu tiên đầu tư phát triển quỹ đất để xây dựng trường học trong địa bàn có đông dân cư.
Vận động tất cả các ban ngành đoàn thể ở địa phương cùng nhau chung tay góp sức hỗ trợ tốt cơ sở vật chất cho trường học trong địa bàn cư ngụ, cống hiến quỹ đất để xây dựng trường học đảm bảo đủ phòng học phục vụ giảng dạy, đồng thời để mở rộng các mô hình lớp bán trú học cả ngày giúp cho cán bộ công nhân viên và phụ huynh an tâm công tác.
Vận động các ngành, các cấp, các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tham gia phối hợp với ngành GD đầu tư cơ sở vật chất nhất là xây dựng trường lớp, trang thiết bị dạy và học, xây dựng môi trường sư phạm, môi trường GD, duy trì mối liên hệ nhà trường - gia đình - xã hội trong các hoạt động giáo dục.... Kêu gọi ý thức trách nhiệm, lòng hảo tâm, niềm tự hào được góp sức lực, trí tuệ, tiền của cho GD trong cộng đồng tuỳ theo khả năng. Vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, Việt kiều tham gia đóng góp trong việc xây dựng trường học tư thục nhằm để đảm bảo có đủ cơ sở vật chất phục
vụ cho việc dạy và học đồng thời giảm bớt áp lực cho những trường công lập hiện nay vượt quá sĩ số quy định.
Lãnh đạo chính quyền địa phương tăng cường quản lý tốt công tác xây dựng trường học, tập trung ưu tiên xây dựng những nơi có nhiều khu công nghiệp vì nơi đây có nhiều dân nhập cư từ đó dẫn đến số học sinh tăng theo.
Đối với cha mẹ học sinh:
Vận động cha mẹ học sinh, mạnh thường quân đóng trên địa bàn luôn quan tâm đến giáo dục, vận động những khoản đóng góp có tính tự nguyện cho các đơn vị trường học để tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường, đồng thời vận động phụ huynh đầu tư xây dựng các trường tư thục để gánh vác bớt sĩ số học sinh tăng hiện nay, bên cạnh đó làm cho phụ huynh thấy được quyền lợi của họ trong việc đóng góp xây dựng trường học, từ đó họ sẵn sàng tham gia cống hiến. Khuyến khích các trường công lập mở rộng các hình thức huy động sự đầu tư từ phía cha mẹ học sinh, chủ yếu là mua sắm trang thiết bị, Ban Đại diện cha mẹ học sinh kết hợp với nhà trường góp phần thực hiện Đề án xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học.
c/ Điều kiện thực hiện
Nội dung phương pháp tư vấn, thời gian đối tượng tư vấn thích hợp CBQL làm tốt công tác đề xuất tham mưu trong các buổi họp với chính quyền địa phương và lãnh đạo Phòng Giáo dục.