Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHH trong xây dựng trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 71)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHH trong xây dựng trường

dựng trường tiểu học ở thị xã Dĩ An

a) Thành lập Ban chỉ đạo:

Căn cứ Nghị quyết số 112/2005/NQ-CP ngày 18/5/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, Nghị quyết số 21- NQ/TU ngày 26/02/2010 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xã hội hoá các hoạt động giáo dục đến 2015, Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND ngày 31/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND Thị xã quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác XHHGD cấp thị do đồng chí Phó chủ tịch UBND thị phụ trách văn hóa - xã hội làm trưởng ban và các đồng chí trưởng các phòng, ban, chủ tịch UBND các phường và đại diện một số trường học trên địa bàn thị xã Dĩ An. Tại cấp cơ sở do đồng chí Phó chủ tịch UBND phường phụ trách văn hóa - xã hội làm trưởng ban và các đồng chí hiệu trưởng Mầm non, Tiểu học, THCS làm thành viên.

- BCĐ cấp thị đã chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp quản lý khác nhau:

* Cho UBND các phường:

- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo các đơn vị trường học, các đoàn thể, các khu phố thực hiện tốt việc chiêu sinh trẻ trong độ tuổi đi học, đặc biệt là trẻ lớn tuổi chưa đi học, trẻ bỏ học những năm trước ra học chương trình phổ cập GD tiểu học, bổ túc tiểu học và bổ túc THCS phục vụ cho nhiệm vụ phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập GD - THCS tiến tới phổ cập THPT.

- Các phường đã có kế hoạch khẩn trương phối hợp với phòng Giáo dục và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các trường học để triển khai dự án kịp thời đúng kế hoạch.

* Cho phòng Giáo dục và các cơ sở giáo dục trên toàn thị:

- Phòng Giáo dục phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo; thường xuyên kiểm tra các đơn vị, kịp thời tham mưu cho Thường trực Thị

uỷ, HĐND - UBND thị về công tác XHHGD trên địa bàn. Nhất là việc về xây dựng trường tiểu học để đáp ứng nhu cầu học sinh theo học hiện nay.

- Chỉ đạo rà soát đánh giá tình hình học sinh quá tải trong một lớp; Quá tải trong một trường. Yêu cầu các trường thường xuyên chủ động tham mưu và vận động nhân dân cùng thực hiện kế hoạch của Thị ủy và HĐND thị xã đề ra.

- Chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết 05 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động Giáo dục, Ytế, Văn hoá và Thể dục thể thao; Chỉ đạo các trường tổ chức học tập sâu rộng các Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ về công tác xã hội hoá, đặc biệt là Nghị quyết 24/2010/NQ-HĐND ngày 12/10/2010 của HĐND tỉnh về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động Giáo dục, Ytế, Văn hoá và TDTT và dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2015 [ 35 ]. Tham mưu cho thị xã về việc xây dựng đề án xã hội hoá trong lĩnh vực Giáo dục giai đoạn 2010 - 2015.

Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể tới các đồng chí ủy viên, hàng tháng, quý đi về cơ sở kiểm tra, đôn đốc. Hàng năm BCĐ tiến hành tổng kết, khen thưởng những đơn vị làm tốt công tác XHHGD.

b) Ban hành các quy định về công tác XHHGD trong việc xây trường học:

b.1) Quy định về nội dung của công tác XHHGD trong xây dựng trường học bao gồm:

- Thực hiện chủ trương chính sách, các văn bản liên quan.

- Tuyên truyền vận động thực hiện chủ trương XHH xây trường học tại các phường có đông dân cư.

- Hoạt động của hội cha mẹ phụ huynh học sinh. - Huy động các nguồn lực cho giáo dục.

- Chỉ đạo quản lý thực hiện chủ trương XHH trong xây dựng trường học. - Vận động nhân dân tham gia đầu tư vào các trường học tư thục.

Bảng 2.9. Đánh giá tính hiệu quả việc thực hiện nội dung công tác XHH trong xây dựng trường Tiểu học

Nội dung Rất

hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả

Không hiệu quả Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Thực hiện chủ trương chính sách, các văn bản liên quan. 135 75,0 45 25,0 0 0 0 0

Tuyên truyền vận đông thực hiện chủ trương XHH xây trường học tại các phường có đông dân cư.

85 47,2 90 75,0 5 2,78 0 0

Hoạt động của hội cha mẹ phụ huynh học sinh. 130 72,2 50 27,8 0 0 0 0 Huy động các nguồn lực cho giáo dục. 123 68,3 32 17,8 25 13,9 0 0 Chỉ đạo thực hiện chủ trương XHH xậy dựng trường học. 160 88,9 19 10,5 1 0,6 0 0

Trực tiếp tham gia XHH xây dựng trường học phù hợp với chức năng của mình.

126 70,0 33 18,3 21 11,7 0 0

Tham gia đầu tư vào

các cơ sở giáo dục 119 66,1 35 19,4 18 10,0 8 4,5

Chú thích: 100% = 180 người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Qua khảo sát, cho thấy ở mức độ rất hiệu quả và hiệu quả đó là việc thực hiên các nội dung:

- Tuyên truyền vận động thực hiện chủ trương XHH xây dựng trường học tại cơ sở.

- Hoạt động của hội cha mẹ phụ huynh học sinh.

-Chỉ đạo thực hiện chủ trương XHH xậy dựng trường học. * Ở mức độ thực hiện chưa hiệu quả là các nội dung: - Huy động nguồn lực cho giáo dục.

- Trực tiếp tham gia XHH xây dựng trường học phù hợp với chức năng của mình.

- Tham gia đầu tư vào các cơ sở giáo dục.

b.2) Quy định về sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác XHH trong xây dựng trường học.

Để đánh giá đúng về vai trò và mức độ tham gia của các lực lượng xã hội trong công tác XHH xây dựng trường học tại thị xã Dĩ An, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát, đồng thời kết hợp với ý kiến của chuyên gia trên những lĩnh vực khác nhau ở cùng địa bàn:

+ Đánh giá về vai trò các lực lượng xã hội trong công tác XHH trường học (xếp theo thứ tự được đánh giá rất quan trọng, quan trọng): Hội cha mẹ học sinh 94,4%; ngành giáo dục 93,9%; cấp ủy Đảng, UBND 84,4%; các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 54,4%; các tổ chức xã hội 82,2%; các tổ chức kinh tế, công ty, doanh nghiệp 53,9%.

+ Đánh giá về mức độ tham gia của các lực lượng xã hội trong công tác XHH trong việc xây dựng trường học (xếp theo thứ tự được đánh giá rất tích cực và tích cực): Hội cha mẹ học sinh 95,5%; ngành giáo dục 88,3%; cấp ủy Đảng, UBND 86,7%; các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 84,5%; các tổ chức xã hội 83,8%; các tổ chức kinh tế, công ty, doanh nghiệp 53,3%.

Bảng 2.10. Đánh giá về vai trò các lực lượng thực hiện công tác XHH về việc xây dựng trường tiểu học ở thị xã Dĩ An

gia công tác XHH xây dựng trường quan trọng quan trọng Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Cấp ủy Đảng, HĐND, UBND 152 84,4 28 15,6 0 0 0 0 Ngành giáo dục toàn thị xã 169 93,9 11 6,1 0 0 0 0 Các ban ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể 98 54,4 78 43,4 4 2,2 0 0 Các tổ chức xã hội 148 82,2 26 14,5 6 3,3 0 0 Các tổ chức kinh tế doanh nghiệp 97 53,9 77 42,8 6 3,3 0 0

Hội cha mẹ học sinh 170 94,4 10 5,6 0 0 0 0

Qua kết quả trên cho thấy sự thống nhất cao ở các lực lượng: Hội cha mẹ học sinh, ngành giáo dục, cấp ủy Đảng, UBND, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, công ty, doanh nghiệp. Kết quả này một lần nữa chứng minh nét đặc thù của XHH trong việc xây dựng trường học trên địa bàn thị xã Dĩ An.

Tuy nhiên, về vai trò, mức độ tham gia còn có một khoảng cách đối với các ban ngành, Đoàn thể chính trị xã hội và các doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là một trong những vấn đề cần được xem xét thấu đáo, tìm rõ nguyên nhân để có giải pháp hữu hiệu khắc phục, phát huy tốt hơn tiềm năng của các lực lượng này trong quá trình tham gia thực hiện công tác XHH trong việc xây dựng trường tiểu học.

Bảng 2.11. Mức độ tham gia của các lực lượng xã hội trong thực hiện XHH trong xây dựng trường tiểu học, thị xã Dĩ An.

Các lực lượng tham gia công tác XHHGD (n=180) Rất tích cực Tích cực Ít tích cực Không tích cực Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ

người % người % người % người % Cấp ủy Đảng, HĐND, UBND 156 86,7 20 11,1 4 2,2 0 0 Ngành giáo dục toàn huyện 160 88,9 17 9,4 2 1,7 0 0 Các ban ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể 152 84,5 22 12,2 6 3,3 0 0 Các tổ chức xã hội 151 83,8 26 14,5 3 1,7 0 0 Các tổ chức kinh tế doanh nghiệp 96 53,3 76 42,2 8 3,33 0 0

Hội cha mẹ học sinh 172 95,5 8 4,5 0 0 0 0

Từ kết quả khảo sát các đối tượng: Hội cha mẹ học sinh, ngành giáo dục, cấp ủy Đảng, UBND, các tổ chức xã hội, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, công ty, doanh nghiệp, đồng thời qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia cho thấy nhận định đánh giá các đối tượng được khảo sát khách quan thực trạng về XHH trong việc xây dựng trường học trên địa bàn thị xã Dĩ An.

Trên thực tế thị xã Dĩ An đã huy động được các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục và đặc biệt là sự tham gia rất tích cực hiệu quả của hội cha mẹ học sinh, của cấp ủy chính quyền, ban ngành,....Với các điều kiện thuận lợi của một thị xã đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác XHH trong việc xây dựng trường học đã đạt được những thành tựu không nhỏ, góp phần thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp giáo dục của thị xã một cách mạnh mẽ và khá toàn diện.

b.3) Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tốt kế hoạch công tác XHH trong việc xây dựng trường học.

- Có đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng về phát triển GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; các chính sách pháp luật của Nhà nước đã ban hành nhằm cân đối các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp GD-ĐT. Đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục từ 2005 - 2010. Đó chính là những cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục, đổi mới sự nghiệp GD-ĐT.

- Có chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh đã được phê duyệt đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

- Có các nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; của Thị ủy - HĐND- UBND thị đã đề ra các chủ trương, chính sách đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển GD-ĐT toàn thị xã.

- Điều kiện tự nhiên của thị xã thuận lợi cho phát triển KT-XH và giao lưu văn hóa.

- Xã hội phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao là những thuận lợi để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

- Những thành quả của GD & ĐT tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng của tỉnh và địa phương, đặc biệt là góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

- Giáo dục của huyện trong những năm qua đã có bước phát triển nhất định, thể hiện trên tất cả các góc độ khác nhau khi đánh giá về chất lượng giáo dục của bậc học. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt, học sinh được học đầy đủ các môn học do Bộ GD&ĐT quy định, đặc biệt là một số môn học không bắt buộc cũng được Phòng Giáo dục thị xã Dĩ An triển khai đồng bộ. Thị xã Dĩ An trong những năm gần đây luôn được đánh giá là một trong những đơn vị đứng đầu trong tỉnh. Tỷ lệ học sinh đạt học lực giỏi, khá và hạnh kiểm tốt ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học rất nhỏ. Quy mô mạng lưới trường lớp ngày càng ổn định và phát triển, số lượng học sinh ngày càng tăng so với tỷ lệ tăng dân số, chất lượng giáo dục được cải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiện, đội ngũ giáo viên được phát triển về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất và trong thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư, hàng năm tỉnh Bình Dương đã trích nhiều tỷ đồng tập trung ưu tiên đầu tư kiên cố hóa trường lớp học và mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường, đến nay 87% các trường đã được kiên cố hóa và cao tầng. Giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 71)