Biện pháp và biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.5.Biện pháp và biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục

Biện pháp:

Theo từ điển tiếng Việt: Biện pháp là đưa ra cách làm và cách giải quyết các vấn đề cụ thể [32].

Còn theo Nguyễn Văn Đạm, “biện pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục một khó khăn” [11, tr 325].

Để hiểu rõ hơn khái niệm biện pháp, chúng ta cần phân biệt nó với một số khái niệm tương tự như phương pháp, giải pháp. Điểm giống nhau của các khái niệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một công việc, một vấn đề. Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc có mục đích. Biện pháp chính là giải pháp nhưng được thực hiện ở tầm vĩ mô hơn.

- Biện pháp quản lý công tác XHHGD

Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục là hệ thống các giải pháp, phương pháp, cách thức quản lý việc thực hiện công tác XHHGD nhằm huy động toàn thể xã hội tham gia một cách có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục.

Một số nội dung sau cũng là biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mang tính chất cụ thể từng việc làm.

Huy động dân tham gia đóng góp cho giáo dục phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, căn cứ vào mức sống và khả năng của dân ở từng vùng, từng địa phương trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội.

Tham mưu với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.

Vận động phụ huynh học sinh, mạnh thường quân cùng chung tay góp sức xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay, xây dựng đủ phòng học phục vụ giảng dạy cho học sinh.

Bố trí và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Hội nghị 2 Trung ương khoá VIII.

Phân bố hợp lý mạng lưới giáo dục theo vùng địa lý kinh tế, theo nhu cầu và khả năng phát triển của địa phương.

Tổ chức sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng để vận động nhân dân tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 32)