Nội dung quản lý công tác XHHGD trong xây dựng trường T Hở các địa

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Nội dung quản lý công tác XHHGD trong xây dựng trường T Hở các địa

địa phương

1.4.2.1. Lập kế hoạch công tác XHHGD trong xây dựng trường TH

Trên cơ sở quy mô, loại hình trường, lớp, học sinh, các cơ sở GD phải tiến hành lập kế hoạch XHHGD trong xây dựng trường học cho đơn vị mình. Ngoài sự chỉ đạo chung của ngành, nhà trường, địa phương phải xây dựng kế hoạch XHHGD xây dựng trường học trong giai đoạn thời gian dài hạn (trên 5 năm), trung hạn (3-5 năm) và ngắn hạn (1 năm) để đảm bảo phát triển công tác XHH mà Bộ GD&ĐT quy định.

Trước hết cần lập kế hoạch XHHGD trong xây dựng trường học cho toàn thị xã, sau đó cụ thể hóa cho từng phường, từng trường, cấp học, lớp học. Lĩnh vực nào cần xã hội hóa trước, phường nào, trường nào cần chú trọng ưu tiên.

Trong kế hoạch phải nêu rõ XHH xây dựng trường học cần những nội dung nào, dự trù về mức kinh phí, nguồn kinh phí, quá trình, thời gian thực hiện, người thực hiện.

Kế hoạch công tác XHHGD trong xây dựng trường học được thông qua Hội đồng thị xã, phòng giáo dục, hội đồng phường và được lãnh đạo các nhà trường duyệt để đưa vào thực hiện.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHHGD trong xây dựng trường TH

Trên cơ sở kế hoạch đã lập, lãnh đạo chính quyền, phòng giáo dục nhà trường chỉ đạo các bộ phận có liên quan đến công tác XHH trong vấn đề xây dựng trường học thực hiện kế hoạch đã đặt ra qua các biện pháp cụ thể sau:

+ Phân công trong Ban giám hiệu quản lý công tác XHHGD trong xây dựng trường học của đơn vị (Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung, phó hiệu trưởng phụ trách CSVC, chuyên môn).

+ Phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiên công tác XHHGD trong xây dựng trường học.

+ Xây dựng và ban hành các quy định về công tác XHHGD trong xây dựng trường học và quản lý tốt công tác XHHGD trong xây dựng trường học.

+ Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cần thiết để họ thực hiện được kế hoạch (tài chính, thời gian, con người, điều kiện thực hiện).

+ Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo cho lực lượng tham gia quản lý công tác XHHGD trong xây dựng trường học.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác XHHGD trong xây dựng trường TH

Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo thị xã, phòng giáo dục và nhà trường cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra.

- Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch thông qua các biện pháp như:

+ Thành lập Ban chỉ đạo công tác XHHGD trong xây dựng trường tiểu học.

+ Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện kế hoạch.

+ Động viên, khuyến khích nhằm điều chỉnh hoạt động của cấp dưới để có thể thực hiện được kế hoạch đặt ra.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác XHHGD trong xây dựng trường TH

Căn cứ vào các mốc thời gian đã xây dựng trong kế hoạch và người (hoặc bộ phận nào đó) thực hiện, từng giai đoạn, từng kỳ hay năm học, trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá công tác XHHGD trong xây dựng trường học đã thống nhất và ban hành, các cơ sở GD cần đánh giá thông qua kiểm tra, tổng kết... việc thực hiện kế hoạch đã xây dựng, từ đó thấy được những vấn đề đã thực hiện được, vấn đề gì còn tồn tại để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác XHHGD trong xây dựng trường học cho nhà trường, đáp ứng được yêu cầu dạy - học của trường.

1.4.3. Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến công tác XHHGD trong xây dựng trường TH ở các địa phương VN

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 46)