8. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến công tác XHHGD trong xây dựng trường TH
1.4.3.1. Yếu tố khách quan
- Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ, Ngành về công tác XHHGD ngày càng được quan tâm chỉ đạo cụ thể. Có vai trò định hướng, chỉ đạo, tạo hành lang pháp lý và cơ chế để thực hiện công tác XHHGD.
- Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của xã hội, cộng đồng, địa phương là động lực để thúc đẩy công tác quản lý XHHGD, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công tác XHHGD.
- Sự phát triển KT-XH của địa phương có nhiều ảnh hưởng lớn đến công tác XHHGD. Giáo dục và đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào công tác xã hội hóa giáo dục. Nguồn tài chính, tài sản của các trường thu được từ 3 nguồn chính: Nhà nước, cha mẹ và chính quyền địa phương. Ngoài ra, điều kiện phát triển kinh tế còn quyết định sự phát triển của công tác XHHGD. Công tác giáo dục và đào tạo rất cần sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, một mặt
nó tạo ra sự thống nhất trong công tác giáo dục, mặt khác nó phát huy thế mạnh giáo dục gia đình và nhà trường trong giáo dục tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Bởi vậy điều kiện KT-XH, phong tục, tập quán, lối sống và đặc điểm dân cư có tác động trực tiếp đến công tác XHHGD.
- Sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là sự đồng lòng của hội cha mẹ học sinh sẽ tạo điều kiện cho công tác XHHGD phát triển.
1.4.3.2. Các yếu tố chủ quan
- Nhận thức, thái độ của đội ngũ CBQL, GV các cấp chính quyền, phụ huynh học sinh trong công tác XHHGD có tác dụng vô cùng quan trọng, định hướng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ của họ. Là động lực thúc đẩy việc XHHGD có chất lượng cao hơn.
- Trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý của CBQL có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển công tác XHHGD.
- Các giải pháp quản lý công tác XHHGD của thị xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp nhưng hết sức quan trọng đến công tác XHHGD. Việc nắm vững và quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu XHHGD vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ của cán bộ quản lý.
Kết luận Chương 1
XHHGD là điều kiện quan trọng để thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở đó, đạt tới chất lượng và hiệu quả GD ở trình độ cao hơn, phù hợp xu hướng phát triển của xã hội hiện nay. Quá trình nghiên cứu XHHGD đã làm rõ chủ trương, quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta: Sự nghiệp GD không phải là của riêng cấp nào, ngành nào mà là sự nghiệp chung của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Mọi người đều có nhiệm vụ chăm lo phát triển GD; Đảng, Nhà nước tạo điều kiện và cơ hội để mọi người có thể được học tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của riêng mình, học tập suốt đời,
tiến tới xây dựng cả nước thành một XHHT. Công tác XHHGD mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện đại. Tăng cường quản lý công tác XHHGD là góp phần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học hiện nay đồng thời nâng cao chất lượng GD & ĐT, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ Tỉnh Bình Dương của Tỉnh uỷ khoá IX về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2015.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRONG XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THỊ XÃ DĨ AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG