Kết quả công tác XHHGD trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Kết quả công tác XHHGD trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh

An, tỉnh Bình Dương.

Trong 5 năm trở lại đây công tác XHHGD trong xây dựng trường tiểu học (gọi chung là XHHGD) của địa bàn thị xã Dĩ An đã đạt được những kết quả như sau:

a) Về nhận thức: Việc triển khai công tác xã hội hoá trong xây dựng trường tiểu học đã giúp phần lớn cán bộ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ thị xã đến phường và nhân dân nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, về tầm quan trọng của công tác xã hội hoá trong việc xây dựng trường tiểu học, nhất là thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Quá trình thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, đã giúp mọi người nhận thức được bản chất, nội dung của xã hội hoá giáo dục và biết cách làm giáo dục theo tinh thần xã hội hoá. Các cấp, các ngành đã ý thức được việc vận dụng đường lối của Đảng về giáo dục - đào tạo, có biện pháp huy động mọi lực lượng xã hội tham gia giáo dục và tạo

ra sự phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời hiểu rõ mục tiêu của xã hội hoá giáo dục là huy động sức mạnh của toàn xã hội tạo ra nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân.

b) Về sự tham gia của các lực lượng xã hội.

Xác định rõ: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” và thực hiện xã hội hoá trong việc xây dựng trường tiểu học vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của mọi người, của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, các tổ chức đoàn thể từ thị xã đến các phường tích cực vận động quần chúng tham gia công tác xã hội hóa giáo dục.

Tất cả các trường đều thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh các trường nhìn chung hoạt động tốt, đã làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, Chính sách của Nhà nước về công tác giáo dục đến phụ huynh; là lực lượng quan trọng trong việc vận động ủng hộ nguồn lực trong phụ huynh học sinh và cộng đồng tham gia xây dựng trường.

Xã hội hoá giáo dục đã huy động được nhiều lực lượng xã hội, nhiều tập thể, cá nhân làm công tác giáo dục. Các cấp chính quyền, các ban ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh, gia đình phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm với giáo dục, đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động xã hội hoá công tác giáo dục, đã thực hiện phối hợp chặt chẽ 3 môi trường: nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh.

Để có được chất lượng giáo dục toàn diện, phải có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và nhất là đủ phòng để mở rộng mô hình công tác bán trú, để đạt được điều đó phải có sự tham gia tích cực của cá nhân và cả cộng đồng trong việc xây dựng trường tiểu học. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước và nhân dân thị xã Dĩ An tập trung huy động quỹ đất để xây dựng

trường tiểu học nhằm giảm áp lực cho các trường có số học sinh quá tải, đồng thời vận động, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư mở các trường tư thục gánh vác cùng với Đảng và Nhà nước nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục trong địa bàn thị xã Dĩ An. Để vận động trẻ em đến trường, ngành giáo dục - đào tạo đã phối hợp với hội khuyến học, với các lực lượng xã hội, các địa phương thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm, trong đó có các hoạt động như: Điều tra, khảo sát, vận động học sinh đi học đúng độ tuổi, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại trường. Vì vậy ở thị xã Dĩ An, trong những năm qua số lượng học sinh bỏ học ít, nhu cầu được đi học của cộng đồng dân cư ngày càng được đáp ứng.

c) Về huy động nguồn lực xã hội xây dựng trường học.

Một trong những kết quả đáng kể của công tác xã hội hóa trong việc xây dựng trường học ở thị xã Dĩ An là huy động nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Thị xã Dĩ An đã có những chỉ đạo và cơ chế huy động nguồn lực từ đấu giá đất của các phường ưu tiên dành diện tích khuôn viên rộng rãi, xây dựng các trường học theo mạng lưới quy hoạch trường lớp của thị xã. Tập trung chỉ đạo xây dựng các trường học, cấp học đạt chuẩn Quốc gia. Hiện nay thị xã Dĩ An đã có 9 trường mầm non, 45 cơ sở trường mần non tư thục, 15 trường tiểu học, 08 trường THCS, 04 trường THPT, 01 Trường trung tiểu học tư thục. Về xây dựng đạt chuẩn Quốc gia với tổng kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường chuẩn Quốc gia là 238.000.000.0000 đồng.

Bảng 2.3. Cơ sở vật chất trường học đến tháng 6 năm 2013 Bậc học cấp học Tổng số Tổng trường cấp Tổng số trường Tỷ lệ % Trường tư thục

trường 4 cao tầng trường Mầm non 9 1 8 88,8 45 Tiểu học 15 2 13 86,6 1 THCS 8 0 8 100 1 THPT 4 0 4 100 1 GDTX 1 0 1 100 0

(Nguồn từ phòng giáo dục- THPT-GDTX thị xã Dĩ An)

Bảng trên cho ta thấy hệ thống trường lớp các cấp học tỷ lệ phòng học cao tầng khá cao. Đây là một phần thể hiện thành công của chủ trương Xã hội hoá giáo dục huy động sức mạnh của cả cộng đồng xây dựng cơ sở vật chất cho trường học.

“Ngoài việc việc xây dựng trường học theo hướng kiên cố các địa phương còn tập trung xây dựng các phòng chức năng đạt chuẩn, chú trọng xây dựng cảnh quan nhà trường xanh - sạch - đẹp, tạo được môi trường sư phạm mang tính giáo dục cao. Trong 5 năm qua, bằng sự huy động nguồn vốn, nguồn lực, tranh thủ các nguồn dầu tư của thị xã, của tỉnh, các chương trình dự án nước ngoài, toàn thị xã đã huy động đầu tư kinh phí hơn 980.000.000.000đồng để xây dựng cơ sở vật chất trường học, tăng gần 3 lần so với 5 năm trước đó [ 17]. Trong đó, nhân dân đóng góp 18.000.000.000 triệu đồng”.

Đặc biệt, các cơ sở giáo dục đã huy động nguồn lực một cách đa dạng phong phú, hầu hết ở các trường, ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn đều vận động các tổ chức đoàn thể trong phường đóng góp ngày công, tiền, vật liệu, để làm tặng trường các công trình như nhà xe, nhà bếp, sân trường. Hệ thống đường đi lại trong trường, sân chơi, bồn cây bồn hoa đều được hội phụ huynh, các nhà hảo tâm làm tặng trường.

Như vậy, 5 năm qua, nhờ chủ trương XHHGD, huy động cộng đồng, các trường trên địa bàn thị xã Dĩ An đã huy động được hơn 980 tỷ đồng - một con số không nhỏ cho riêng ngành giáo dục. Trong đó có 50 % huy động chính từ cộng đồng dân cư. Chỉ có thực hiện tốt chủ trương XHHGD mới có

được kết quả to lớn này. Mặc dù Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng trường lớp, kiên cố hóa gần 90% các công trình trường học nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đối với bậc học tiểu học, vì hiện nay số học sinh các trường phát triển quá nhanh dẫn đến quá tải, phần nào ảnh hưởng đến việc mở bán trú theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Dương và chất lượng dạy và học trong địa bàn thị xã Dĩ An.

Bảng 2.4. Kinh phí xây dựng CSVC trường học giai đoạn (2010 - 2013)

Đơn vị tính tỷ đồng Kinh phí Năm học Tổng kinh phí đầu Nhân dân đóng góp Tỷ lệ (%) 2010-2011 295 5,2 1,76 2011-2012 305 6,3 2,06 2012-2013 380 6,5 1,71 Cộng 980 18,0 1,83

(Nguồn từ Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Dĩ An)

Những số liệu của bảng trên một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của công tác XHH xây dựng trường học đối với việc xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học. Tuy nhiên chủ yếu kinh phí từ ngân sách Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân còn thấp.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 61)