Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách thực hiện công tác XHHGD trong xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách thực hiện công tác XHHGD trong xây dựng

xây dựng trường tiểu học ở thị xã Dĩ An

a) Mục tiêu:

Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ theo quy định của Chính phủ các bộ, ngành Trung ương bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút sự hợp tác của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực cho phát triển GD & ĐT trên địa bàn thị xã. Tập trung đầu tư phát triển hệ thống GD MN, phổ thông ngoài công lập và các cơ sở dạy nghề, trước hết về đất đai, thuế và vốn vay. Khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho GD, mở các cơ sở GD chất lượng cao trên địa bàn thị xã.

b) Nội dung và cách thực hiện:

- Về cơ chế.

Các cơ chế khuyến khích XHH để phát triển GD&ĐT trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua được thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước như: Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân triển khai xây dựng đề án thành lập các trường công lập hoặc tư thục để đáp ứng nhu cầu học tập

hiện nay cũng như sự gia tăng dân số hiện nay trong địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung thị xã Dĩ An nói riêng; thực hiện chuyển các trường bán công sang công lập tự chủ tài chính; mở rộng đối tượng miễn giảm học phí để ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học; giao 100% quỹ học phí, quỹ xây dựng trường học cho các trường quản lý sử dụng cho các yêu cầu phát triển GD của cơ sở…

Tuy nhiên, cơ chế khuyến khích XHHGD trong xây dựng trường học trên địa bàn thị xã chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Tỉnh chưa kịp thời ban hành cơ chế cụ thể có tính lâu dài, làm nền tảng vững chắc cho công tác XHHGD trong xây dựng trường học ở các địa phương trong tỉnh, nhất là tại địa bàn thị xã Dĩ An. Cách thức quản lý XHHGD mỗi địa phương mỗi khác, không có tính nhất quán. Do vậy, yêu cầu đặt ra là Tỉnh phải ban hành cơ chế chung, làm hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động XHHGD trong việc xây dựng trường học trên địa bàn thị xã. Đó là:

- Thể chế hoá vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân, gia đình trong GD, xây dựng môi trường GD; công khai mọi quy trình, thủ tục trong quản lý hệ thống GD và ở mỗi cơ sở GD để mỗi người dân và toàn xã hội tham gia giám sát và đánh giá GD. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của các lực lượng tham gia công tác XHHGD trong xây dựng trường học. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển XHHGD.

- Thực hiện cơ chế chia sẻ chi phí GD hợp lý giữa nhà nước, người học và các thành phần xã hội.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, phụ huynh có điều kiện đóng góp cơ sở vật chất cho ngành giáo dục hoặc đầu tư xây dựng các trường tư thục cấp tiểu học để gánh vác bớt với ngân sách của Nhà nước về tài chính hiện nay.

- Ban hành Quy định chặt chẽ về nội dung, chương trình đối với các cơ sở GD ngoài công lập, nhất là về chất lượng GD & ĐT.

- Các ngành, các cấp định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện XHHGD; động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp quan trọng cho GD.

- Về chính sách:

Ngân sách nhà nước đầu tư cho GD đã chạm ngưỡng 20% tổng chi nên khó kỳ vọng tăng mạnh đầu tư cho GD từ ngân sách nhà nước. Để thực hiện tốt công tác XHHGD, cần phải có chính sách hợp lý. Về tự chủ trong GD, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ GD & ĐT và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV. Tuy nhiên, các quy định này còn chung chung, làm cho các cấp quản lý và các cơ sở GD còn nhiều lúng túng, khó khăn trong thực hiện, dẫn đến hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với GD & ĐT đạt thấp. Tỉnh chưa kịp thời ban hành chính sách XHHGD trong xây dựng trường học trên lĩnh vực GD nhất là GD phổ thông và GDTX thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ; chưa tạo môi trường hấp dẫn để khuyến khích các nguồn lực đầu tư cho GD trong xây dựng trường học. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế, yếu kém nêu trên, trong điều kiện cụ thể của tỉnh Bình Dương và nguồn lực có thể có, các địa phương (Tỉnh và cấp Thị) cần ban hành chính sách phù hợp với quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng xã hội và những cá nhân có tâm huyết, có tiềm lực… đóng góp phát triển sự nghiệp GD nhất là việc xây dựng trường học. Các chính sách phải bảo đảm đồng bộ, không chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển GD, khuyến khích các thành phần xã hội tham gia đầu tư phát triển GD, bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư, lực lượng tham gia để xã hội, nhân dân được hưởng lợi.

Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể về công tác XHHGD trong xây dựng trường học cấp tiểu học, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn mở rộng mô hình trường tư thục.

Qua nghiên cứu Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày của Chính phủ về đẩy mạnh XHH các hoạt động GD, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ; Đề án nâng cao chất lượng GD tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2015, chúng tôi đề xuất xây dựng chính sách XHHGD trong xây trường học bậc Tiều học địa bàn thị xã Dĩ An trong thời gian tới như sau:

+ Đối với các cơ sở GD công lập:

Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở phân loại đơn vị sự nghiệp, ngân sách Tỉnh bảo đảm chi phí hoạt động cho các đơn vị không tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp đúng theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.

+ Đối với các cơ sở công lập, bán công chuyển sang loại hình dân lập, tư thục:

Thực hiện chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ và 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

Tỉnh có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở GD công lập và bán công chuyển sang loại hình dân lập hoặc tư thục và được hưởng ưu đãi như sau:

Về nhà và cơ sở hạ tầng: Sử dụng quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có, hoặc xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng để cho cơ sở thực hiện XHH thuê dài hạn với giá ưu đãi. Giảm 50% giá thuê tính theo mức giá quy định chung của Nhà nước trong 05 năm đầu, sau đó, căn cứ vào điều kiện thực tế để xác định mức giảm phù hợp cho 05 năm tiếp theo.

Về đất đai: Tỉnh quy định thống nhất trong toàn Tỉnh thực hiện giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Khuyến khích các cơ sở GD ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Đối với các cơ sở GD ngoài công lập hoạt động theo cơ chế lợi nhuận được hưởng ưu đãi các loại thuế suất ở mức cao nhất theo quy định hiện hành của tỉnh Bình Dương.

Về huy động vốn đầu tư: Tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ sở GD ngoài công lập được vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định hiện hành. Trường hợp phải vay vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thì ngân sách Tỉnh sẽ hỗ trợ 50% lãi suất sau đầu tư 03

năm kể từ thời điểm dự án được UBND Tỉnh chấp thuận của cơ sở ngoài công lập hoàn thành đi vào hoạt động thực hiện trả lãi vay cho ngân hàng.

Về chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên: Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế nhà nước, đang làm việc ở các cơ sở GD công lập, bán công khi chuyển đổi thành cơ sở GD ngoài công lập được cơ quan quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên trợ cấp một lần bằng 12 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng. Trong trường hợp không chuyển sang cơ sở ngoài công lập thì thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh XHH các hoạt động GD, y tế, văn hoá và thể thao.

+ Đối với cơ sở GD dân lập, tư thục thành lập mới: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ GD ngoài công lập theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

Tỉnh hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở GD dân lập hoặc tư thục thành lập mới và được hưởng các chính sách ưu đãi sau:

Về nhà và cơ sở hạ tầng: Căn cứ vào quỹ nhà và cơ sở hạ tầng hiện có thuộc nhà nước quản lý, Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở GD ngoài công lập mua hoặc thuê dài hạn với giá ưu đãi.

Về đất đai: Tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố quy hoạch quỹ đất sạch để xây dựng trường học. Ưu tiên giao đất phù hợp với quy hoạch chung và phù hợp với việc xây dựng cơ sở GD đạt chuẩn quốc gia và không

thu tiền sử dụng đất. Tỉnh tạo điều kiện để giải phóng mặt bằng và hỗ trợ một phần kinh phí đền bù, tái định cư (nếu có) theo từng dự án cụ thể.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Khuyến khích các cơ sở GD dân lập, tư thục thành lập mới hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Đối với các cơ sở hoạt động theo cơ chế lợi nhuận được hưởng ưu đãi các loại thuế suất ở mức cao nhất theo quy định hiện hành của tỉnh Bình Dương.

Về huy động vốn đầu tư: Tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ sở GD dân lập, tư thục thành lập mới được vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định hiện hành. Trường hợp phải vay vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thì ngân sách Tỉnh sẽ hỗ trợ 50% lãi suất sau đầu tư 03 năm kể từ thời điểm dự án được UBND Tỉnh chấp thuận của cơ sở GD dân lập, tư thục thành lập mới hoàn thành đi vào hoạt động thực hiện trả lãi vay cho ngân hàng.

+ Đối với các cá nhân, tổ chức đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực cho việc xây dựng trường học bán trú, nội trú, trường học đạt chuẩn quốc gia…:

Tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực vào việc xây dựng trường học bán trú, nội trú, trường học đạt chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng GD; xây dựng môi trường GD; tham gia vào quá trình GD và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở GD.

Miễn giảm thuế thu nhập và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật hiện hành khi các cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp, hiến, tặng, cho các cơ sở GD theo quy định tài chính hiện hành.

Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục và kinh phí để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, đầu tư từ nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ (NGO), vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA),... ưu tiên đặc biệt cho việc bố trí nguồn vốn từ địa phương đã cam kết đóng góp trong tổng mức đầu tư.

Khuyến khích sự đóng góp của xã hội, cá nhân, tổ chức cho GD thông qua quỹ khuyến học, quỹ phát triển nhà trường...

Có hình thức ghi công phù hợp với mức độ đóng góp của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Hàng năm, tổ chức lễ tuyên dương các nhà hảo tâm, doanh nghiệp điển hình, các tổ chức, cá nhân có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp GD & ĐT.

+ Về chế độ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:

Thực hiện chính sách bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập về thi đua khen thưởng, kỷ luật, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; bình đẳng về tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ từ khu vực công lập sang ngoài công lập và ngược lại. Có chế độ, chính sách thích hợp đối với học sinh, cán bộ quản lý GD, giáo viên hợp lý theo thực tế công việc. Các chế độ ưu đãi phải thực hiện đồng đều công bằng cho các đối tượng (phụ cấp thâm niên; nhà công vụ….).

Các cơ sở GD ngoài công lập chủ động lập kế hoạch đào tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn; lập danh sách trình cấp có thẩm quyền để hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chế độ hiện hành của nhà nước áp dụng cho các cơ sở GD công lập.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc các cơ sở GD ngoài công lập được các cơ sở GD ngoài công lập thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước.

c/ Điều kiện thực hiện :

Nắm bắt các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường tiểu học ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 98)