Phương pháp khe hở tài trợ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 26)

Khe hở tài trợ là sự chênh lệch về số dư trung bình của cho vay và huy động vốn và được tính bằng công thức.

Khe hở tài trợ = Dư nợ tín dụng trung bình – Số dư tiền gửi trung bình

Nếu khe hở tài trợ là dương thì ngân hàng phải tài trợ phần tín dụng phụ trội bằng cách giảm số dư tiền mặt dự trữ và các tài sản thanh khoản hoặc phải đi vay trên thị trường tiền tệ. Nhu cầu vay vốn bổ sung được xác định bởi số dư tiền gửi thường xuyên, số dư tín dụng thường xuyên và số dư tài sản có thanh khoản. Theo đó, nhu cầu vay bổ sung được xác định

Tiền vay bổ sung (Nhu cầu tài trợ) = Khe hở tài trợ + Tài sản có thanh khoản Đối với ngân hàng có khe hở tài trợ lớn nhưng lại muốn duy trì nhiều tài sản có thanh khoản, thì nhu cầu đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ càng lớn và rủi ro thanh khoản sẽ rất cao.

Như vậy, khe hở tài trợ thể hiện dấu hiệu cảnh báo về rủi ro thanh khoản trong tương lai của ngân hàng. Ngân hàng cần bù đắp khe hở tài trợ bằng cách đi vay trên thị trường tiền tệ. Khi đi vay nhiều, ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng bị các ngân hàng cho vay chú ý đến hệ số tín nhiệm, ngân hàng cho vay có thể tăng lãi suất hoặc không cho vay lại, nếu nhu cầu tài trợ vượt quá hạn mức tín dụng được phép thì ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán.

Đây là phương pháp tốt cho chúng ta thấy được dấu hiệu cảnh báo sớm về rủi ro thanh khoản có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, phương pháp này dựa trên số liệu trung bình của một thời kỳ, không đánh giá được chính xác về rủi ro

thanh khoản của một ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 26)