2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990. Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương VN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng công thương Việt Nam theo mô hình Tổng công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTG ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTG phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, NHNN ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03 tháng 07 năm 2009, NHNN ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu từ TP Hà Nội cấp ngày 03/07/2009.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng có hệ thống
mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Các công ty hạch toán độc lập gồm Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm Vietinbank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II – Cửa Lò. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA, có quan hệ đại lý với trên 900 Ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ Visa, Master quốc tế; là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh; là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới; không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013
Tổng tài sản của Vietinbank tính đến thời điểm 31/12/2013 đạt 576.368 tỷ đồng, tăng trưởng 14,5% so với năm 2012.
Hoạt động huy động vốn
Vietinbank được xem là một trong những ngân hàng có hoạt động huy động vốn tốt và bền vững trong toàn hệ thống ngân hàng và luôn nằm trong top 3 ngân hàng có lượng huy động vốn cao của toàn hệ thống. Hình 2.1 cho thấy nguồn vốn Vietinbank huy động được qua các năm giai đoạn 2009 – 2013.
Hình 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013
(ĐVT: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)
Tính đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 339.699 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2009. Cũng trong năm 2010, Vietinbank đã phát hành thành công trái phiếu kỳ hạn 2 năm trị giá 5.350 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn. Điều này cũng góp phần làm cho nguồn vốn huy động của năm 2010 tăng mạnh. Năm 2011, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhiều chính sách được ban hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và hạ lãi suất như Thông tư 14/2011/TT-NHNN, Thông tư 13/2011/TT-NHNN, quyết định 1209/QĐ-NHNN. Các quy định trên cùng với khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động huy động vốn của Vietinbank. Tuy nhiên, Vietinbank vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định với số dư cuối năm là 420.212 tỷ đồng, tăng 24% so với 2010. Năm 2012, với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống còn 8%/năm cuối năm, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức mà Vietinbank phải vượt qua. Bằng nhiều giải pháp, cuối năm 2012, số dư huy động vốn đạt 460 nghìn tỷ, tăng 9,3% so với năm 2011. Thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, Vietinbank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định vào năm 2013. Số dư nguồn vốn đến 31/12/2013 là 511.670 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 11,2% so với năm 2012.
Hoạt động tín dụng
Với tiền thân là một ngân hàng nhà nước, Vietinbank được phần lớn khách hàng tin tưởng lựa chọn là ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của mình. Bên cạnh đó, với việc theo sát chính sách lãi suất của chính phủ và ngân hàng nhà nước, Vietinbank cũng là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng khi có nhu cầu giao dịch tín dụng. Hình 2.2 thể hiện dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013.
Hình 2.2. Dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013
(ĐVT: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)
Với vai trò là một Ngân hàng thương mại nhà nước chủ lực, năm 2010 Vietinbank đã tài trợ nhiều dự án lớn trọng điểm của Chính phủ, ngành, địa phương góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tiếp tục cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo chỉ đạo của Chính phủ. Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2010 đạt 234 ngàn tỷ đồng, tăng 43,5% so với năm 2009. Dư nợ tín dụng Vietinbank tiếp tục tăng đều vào năm 2011 đạt 293.434 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Năm 2012, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế, tuy nhiên, Vietinbank đã nỗ lực thu xếp tài trợ vốn cho các tập đoàn, tổng công ty với nguồn vốn lớn để thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Theo đó, Vietinbank đã tài trợ 6.200 tỷ cho Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3, 3.300 tỷ cho Dự án Đường dây 500KV Pleiku – Mỹ Thuận – Cầu Bông, 360 tỷ cho Dự án hầm đèo Cả,… Ngoài ra, Vietinbank còn chủ động
điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân. Với nhiều gói hỗ trợ lãi suất tín dụng, hoạt động tín dụng của Vietinbank vẫn tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Cụ thể tính đến cuối năm 2012, dư nợ đạt 405 ngàn tỷ đồng tăng hơn nhiều so với đầu năm. Dư nợ tín dụng của Vietinbank tính đến 31/12/2013 là hơn 460 ngàn tỷ đồng tăng so với năm 2012 là 13,4% trong khi theo công bố của NHNN, toàn ngành ngân hàng tăng trưởng khoảng 12,5% trong năm 2013.
Hoạt động đầu tư: Hoạt động đầu tư được phát triển theo hướng tăng cường khả năng sinh lời. Tính đến cuối năm 2013, quy mô hoạt động đầu tư của Vietinbank đạt giá trị 160 ngàn tỷ đồng và chiếm 27,8% tổng tài sản, tăng trường 19% so với đầu năm. Trong đó, đầu tư liên ngân hàng chiếm 46%, đầu tư GTCG chiếm 52% góp vốn liên doanh mua cổ phần chiếm gần 2%. Danh mục đầu tư được điều chỉnh, cơ cấu lại linh hoạt theo hướng tăng khả năng sinh lời, đảm bảo trạng thái thanh khoản tốt cho toàn hệ thống và góp phần đầu tư vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Tính đến cuối năm 2013, doanh số mua bán ngoại tệ của Vietinbank trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh lên 32,6 tỷ USD, đạt bình quân 120 triệu USD/ngày, chiếm 10 – 12% toàn thị trường. Doanh số trên thị trường đạt 20 tỷ USD, tăng 48% so với năm 2012. Thị phần của Vietinbank so với toàn thị trường tăng từ 8,6% đầu năm lên 11% cuối năm 2013. Điều này khẳng định vị thế hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank tiếp tục được nâng cao trên thị trường.
2.1.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn năm 2009 – 2013 giai đoạn năm 2009 – 2013
Kết thúc năm tài chính 2013, Vietinbank tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu ngành ngân hàng về các chỉ tiêu kinh doanh: Tổng tài sản tăng trưởng 14,5%, nguồn vốn huy động tăng 11,2%, dư nợ tín dụng tăng 13,4% và lợi nhuận trước thuế đạt 7.751 tỷ đồng. Các chỉ tiêu cơ bản về tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013 được thể hiện cụ thể trong bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2013
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng tài sản 243.785 367.731 460.420 503.530 576.368 Tổng thu nhập từ HĐKD 9.679 14.858 22.373 21.961 21.783 Lợi nhuận sau thuế 2.583 3.444 6.259 6.169 5.808
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)
Trong những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Vietinbank cũng chịu ảnh hưởng của những tác động này khiến cho lợi nhuận và tổng thu nhập của ngân hàng trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Lợi nhuận sau thuế giảm từ 6.259 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 5.810 tỷ đồng năm 2013. Tổng thu nhập cũng giảm từ 22.374 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 21.781 tỷ đồng năm 2013. Tuy nhiên, so với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống, mức giảm lợi nhuận và thu nhập của Vietinbank vẫn ở mức thấp và vẫn là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận.
Lợi nhuận giảm do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đã khiến cho các chỉ tiêu sinh lời của Vietinbank cũng bị ảnh hưởng. Hình 2.3. thể hiện xu hướng của các chỉ tiêu sinh lời qua các năm.
Hình 2.3. Chỉ tiêu về hệ thống sinh lời Vietinbank giai đoạn 2009 - 2013
(ĐVT: %)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)
Các chỉ tiêu ROA, ROE của ngân hàng trong các năm 2011, 2012, 2013 có xu hướng giảm, mặc dù trước đó các chỉ tiêu này đều có xu hướng tăng. Tính đến 31/12/2013, ROA đạt 1,4% và ROE đạt 13,72%.
Theo xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng, NIM của Vietinbank cũng có xu hướng giảm, xuống còn 3,62% tại thời điểm 31/12/2013 do NHNN liên tục điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng.
2.2.Thực trạng thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thương Việt Nam
2.2.1. Phân tích trạng thái thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Việt Nam
Thứ nhất, xét chỉ số giới hạn huy động vốn H1
H1 = Vốn tự có
Tổng nguồn vốn huy động
tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước đã quy định các tổ chức tín dụng phải duy trì lượng vốn tự có bằng 5% tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ này được duy trì ở Vietinbank qua các năm như bảng 2.2.
Bảng 2.2. Bảng chỉ số giới hạn huy động vốn (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn tự có (tương đối) 12.572 18.170 28.491 33.625 54.075 Tổng nguồn vốn huy động 220.436 339.699 420.212 460.082 511.670 H1 (%) 5,70% 5,35% 6,78% 7,31% 10,57%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, với tiêu chuẩn đặt ra là H1 >= 5% thì Vietinbank đã luôn đảm bảo được tỷ lệ này qua các năm từ 2009 đến 2013. Chỉ số này tăng dần qua các năm với tỷ lệ ngày càng vững chắc hơn. Từ mức Vốn tự có chỉ đạt 5,7% trong Tổng nguồn vốn huy động vào thời điểm năm 2009 thì đến cuối năm 2013, Vốn tự có của Vietinbank đã đạt được tỷ lệ 10,57% so với Tổng nguồn vốn huy động. Đây cũng là một tỷ lệ tương đối an toàn. Để có được tỷ lệ an toàn như vậy, Vietinbank đã không ngừng nâng cao vốn tự có qua các năm để phù hợp với tổng nguồn vốn huy động nhằm duy trì trạng thái thanh khoản ổn định cho ngân hàng.
Thứ hai, xét chỉ số giới hạn huy động vốn H2
H2 = Vốn tự có
Tổng tài sản có
Chỉ số này cho biết mức độ rủi ro mà bất kỳ một ngân hàng nào được phép mạo hiểm trong sử dụng vốn. Vietinbank với số vốn tự có lớn sẽ được phép sử dụng vốn với mức độ liều lĩnh lớn đổi lại với lợi nhuận cao và rủi ro cao. Chỉ số này nhằm khống chế tình trạng huy động vốn vượt quá khả năng chi trả của các NHTM, là một trong các nguyên nhân gây ra nguy cơ phá sản và ảnh hưởng danh tiếng của NHTM. Chỉ số này được thể hiện qua các năm trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Bảng chỉ số giới hạn huy động vốn (Đvt: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn tự có 12.572 18.170 28.491 33.625 54.075 Tổng tài sản có 243.785 367.731 460.420 503.530 576.368 H2 (%) 5,16% 4,94% 6,19% 6,68% 9,38%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)
Với quy định tối thiểu là 5%, Vietinbank luôn cố gắng duy trì tỷ số này trên tỷ lệ tiêu chuẩn nhằm đảm bảo tình hình thanh khoản có ngân hàng. Mặc dù vào năm 2010, tỷ lệ này có phần sụt giảm hơn so với tỷ lệ tiêu chuẩn ở mức 4,94% thấp hơn tỷ lệ tiêu chuẩn này, nguyên nhân là do vốn tự có tăng không tương ứng với tổng tài sản có. Tuy nhiên, việc sụt giảm này vẫn không ảnh hưởng nhiều tới tính thanh khoản của ngân hàng. Vào năm 2011, tỷ lệ này đã lấy lại cân bằng ở mức 6,19%, cao hơn mức tiêu chuẩn 5% và tăng ổn định đến năm 2013 đạt mức 9,38%. Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi đã thiết lập được vị thế trên thị trường trong nước, với mức vốn tự có bằng 9,38% so với tổng tài sản có vào năm 2013, Vietinbank có khả năng sử dụng vốn để sinh lời tốt hơn với mức độ rủi ro tương ứng.
Thứ ba, chỉ số an toàn vốn (CAR)
Giai đoạn năm 2009 – 2013, chỉ số an toàn vốn được Vietinbank duy trì như trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Bảng chỉ số an toàn vốn
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
CAR 8,06% 8,02% 10,57% 10,33% 13,17%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)
Năm 2009, Vietinbank duy trì tỷ lệ an toàn vốn 8,06% xấp xỉ với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được quy định tại thời điểm hiện tại, cho thấy, Vietinbank đã chú trọng vấn đề an toàn vốn và phòng ngừa rủi ro từ năm 2009. Khi Thông tư 13/2010 của NHNN được ban hành, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% có hiệu lực từ