Hiệp ước Basel III

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 39)

Nhằm khắc phục những thiếu sót của Basel II, đồng thời nỗ lực ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, BCBS đã phát triển Basel II thành Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn.

Trụ cột 1: Yêu cầu về vốn tối thiểu

Basel III đặt ra tiêu chuẩn tối thiểu về vốn cổ phần thường tăng từ 2% RWA (Risk Weighted Assets) trước khi giả trừ lên 4,5% sau khi giảm trừ và vốn cấp 1 (bao gồm vốn cổ phần thường và các công cụ tài chính đủ điều kiện khác) tăng từ 4% lên 6%. Cả hai tiêu chuẩn này được thực hiện từ 01/01/2015

Basel III cũng bổ sung thêm một số quy định về vốn đệm dự phòng

Một là bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính ở mức 2,5% nhằm đối phó với những tình huống căng thẳng trong tương lai và đưa tiêu chuận tổng mức vốn cổ phần thường lên mức 7%. Vốn đệm dự phòng tài chính bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2015, ở mức ban đầu là 0,625% sau đó mỗi năm tưng 0,625% cho đến ngày có hiệu lực toàn phần là 01/01/2019 ở mức yêu cầu là 2,5% RWA.

Hai là vốn đệm dự phòng ngược chu kỳ từ 0 đến 2,5% vốn cổ phần thường tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia và chỉ cóhiệu lực khi có sự tăng trưởng tín dụng nóng, gây rủi ro cho toàn hệ thống.

Bên cạnh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được đề cập ở trên, Basel III còn đưa ra hai tiêu chuẩn thanh khoản. Hai tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm đạt được hai

mục tiêu riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau, đó là:

Mục tiêu thứ nhất: thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản ngắn hạn trong danh mục rủi ro thanh khoản của một ngân hàng bằng cách đảm bảo ngân hàng nắm giữ các tài sản thanh khoản có chất lượng đủ cao để có thể chịu đựng được một cuộc kiểm tra căng thẳng kéo dài một tháng. Mục tiêu này được đo lường bằng tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio – LCR)

LCR = Dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao Tổng luồng tiền mặt ra thuần trong 30 ngày tới

Mục tiêu thứ hai: thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản trong một thời gian dài hơn bằng cách tạo ra nguồn lực bổ sung để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng với nguồn tài chính ổn định hơn và liên tục. Mục tiêu này được đo lường bằng tỷ lệ tài trợ ổn định thuần (the Net Stable Funding Ratio – NSFR)

Trụ cột 2: Giám sát và quản lý rủi ro

Theo Basel III, có hai việc cần làm để hạn chế rủi ro hệ thống hiệu quả. Một là giảm mức độ khuếch đại của khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế và hai là mối quan hệ phụ thuộc và những rủi ro chung của các tổ chức tài chính, đặc biệt đối với những ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống.

Trụ cột 3: Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin. Về cơ bản, trụ cột này không khác nhiều so với các yêu cầu được đặt ra trong Basel II.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)