Niềm tin của công chúng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 34)

Ngân hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên hoàn toàn kinh doanh dựa trên chữ tín. Vì vậy, khi các cá nhân và tổ chức cho rằng ngân hàng đang trong tình trạng nguy hiểm và không thể thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho họ thì ngay lập tức các ngân hàng sẽ mất đi các khoản tiền gửi.Và nếu ngân hàng thực sự đánh mất long tin, chữ tín đối với khách hàng thì ngân hàng không thể giữ chân những người gửi tiền được nữa và hiển nhiên là hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng hoàn toàn bị thất bại.

1.3.4.2. Chi phí vay mượn từ các nguồn bên ngoài

Một trong các phương pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản là việc vay mượn hoặc bán các tài sản thanh khoản ra bên ngoài. Một ngân hàng thường xuyên vay mượn nhiều từ ngân hàng trung ương, một ngân hàng đang bán các tài sản của mình với giá trị thấp, một ngân hàng đang trả chi phí lãi suất vay vốn cao hơn các ngân hàng khác có cùng quy mô và địa bàn để trang trải cho nhu cầu thanh khoản của mình là những chỉ tiêu cho thấy việc quản trị rủi ro của ngân hàng này đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

1.3.4.3. Các chỉ tiêu tài chính

Bộ chỉ tiêu tài chính này được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Bộ chỉ tiêu tài chính bao gồm bốn chỉ tiêu.

Thứ nhất, chỉ số trạng thái tiền mặt

Chỉ số trạng thái tiền mặt = Tiền mặt + tiền gửi tại các định chế tài chính Tổng tài sản “Có”

Về mặt lý thuyết, một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là chỉ số trạng thái tiền mặt cao, sẽ đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này trên thực tế quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Bởi vì, các tài sản tiền mặt hoặc tương đương tiền thường ít đem lại lợi tức cao cho ngân hàng.

Thứ hai, chỉ số chứng khoán thanh khoản

Chỉ số CK thanh khoản = CK kinh doanh + CK sẵn sàng để bán Tổng tài sản “Có”

Chỉ số này phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu này trên tổng tài sản có của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

Thứ ba, chỉ số tiền nóng

Chỉ số tiền nóng = Tiền gửi và cho vay ngân hàng Tiền gửi và vay từ ngân hàng

Chỉ số này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Nếu chỉ số này lớn hơn một thì chứng tỏ các NH đã gửi đi nhiều hơn cho vay đối với các ngân hàng khác. Điều đó chứng tỏ ngân hàng có nhiều lợi thế trong việc huy động để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.

Thứ tư, chỉ số thành phần tiền gửi

Chỉ số thành phần tiền gửi = Tiền gửi giao dịch Tiền gửi định kỳ

Chỉ số này giảm thể hiện yêu cầu thanh khoản giảm vì tính ổn định của tiền gửi định kỳ tăng. Điều này cho thấy việc quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng được cải thiện đáng kể.

1.4.Các quy định về thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản được đề cập trong hiệp ước Basel

1.4.1. Hiệp ước Basel I

Basel I đặt ra ba tiêu chuẩn về thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản

Tiêu chuẩn thứ nhất: Tỷ lệ vốn dựa trên rủi ro – “Tỷ lệ Cook”

Tỷ lệ này được phát triển bởi Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng với mục đích củng cố hệ thống Ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những Ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia.

Theo tiêu chuẩn này, Ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.

8%

Tiêu chuẩn thứ hai: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3, trong đó

Vốn cấp 1 gồm: Vốn chủ sở hữu; Lợi nhuận giữ lại; Lợi ích thiểu số tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh.

Vốn cấp 2 gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung; Công cụ vốn hỗ trợ; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con và các tổ chức tài chính khác.

Vốn cấp 3 gồm vay ngắn hạn.

Tiêu chuẩn thứ ba: Vốn tính theo rủi ro gia quyền

Tài sản tính theo rủi ro gia quyền (RWA) = ∑ (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + ∑ (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)

Hạn chế của Basel I

Thứ nhất, Basel I chỉ đề cập những rủi ro về tín dụng chứ chưa đề cập đến các rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro hệ thống, rủi ro thanh khoản,…

Thứ hai, Basel I không phân biệt theo loại rủi ro. Nghĩa là một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng AAA được coi như một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng B. Điều này chỉ ra rằng có thể các ngân hàng có cùng tỷ lệ an toàn vốn nhưng sẽ đối mặt với các loại rủi ro khác nhau, ở mức độ khác nhau.

Thứ ba, Basel I chưa tính đến lợi ích của đa dạng hóa hoạt động. Các lý thuyết về đầu tư chỉ ra rủi ro sẽ giảm thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tuy nhiên, theo Basel I, quy định về vốn tối thiểu không khác biệt giữa một ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng (ít rủi ro hơn) và một ngân hàng kinh doanh tập trung (nhiều rủi ro hơn); một khoản nợ riêng lẻ yêu cầu một lượng vốn giống như một danh mục đầu tư được đa dạng hóa với cùng một giá trị.

Thứ tư, một số quy tắc do Basel I đưa ra chỉ có thể vận dụng trong trường hợp ngân hàng hoạt động theo kiểu ngân hàng đơn, không dựa trên một sự sáp nhập hay hoạt động theo kiểu tập đoàn ngân hàng, ngân hàng mẹ, ngân hàng – chi nhánh.

1.4.2. Hiệp ước Basel II

Trụ cột 1: Yêu cầu về vốn tối thiểu

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0% - 150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.

Trụ cột 2: Giám sát

Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủi ro mà họ phải đang đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này. Ngoài ra, trụ cột 2 còn liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những công cụ tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, gồm rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro pháp lý, rủi ro thanh khoản.

Trụ cột 3: Kỷ luật thị trường

Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Với trụ cột này, Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Hạn chế của Basel II

Qua các thay đổi của Basel, các ngân hàng càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn, do vậy hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro. Tuy nhiên, dù được coi là một cơ chế quan trọng để tăng cường cải cách và củng cố toàn bộ công tác điều hành trong lĩnh vực tài chính,

nhưng cuộc khủng hoảng tài chỉnh hiện tại đã cho thấy những thiếu sót, bất cập của Basel II.

Thứ nhất, việc áp dụng các phưuơng pháp quản trị rủi ro tiên tiến chưa có các tiêu chuẩn có thể được chấp nhận rộng rãi.

Thứ hai, các phương pháp giám sát, đánh giá rủi ro chưa tính đến các hoạt động của chu kỳ kinh doanh.

Thứ ba, các cơ quan quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ những sản phẩm dịch vụ có khoa học công nghệ cũng như mức độ rủi ro cao.

1.4.3. Hiệp ước Basel III

Nhằm khắc phục những thiếu sót của Basel II, đồng thời nỗ lực ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, BCBS đã phát triển Basel II thành Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn.

Trụ cột 1: Yêu cầu về vốn tối thiểu

Basel III đặt ra tiêu chuẩn tối thiểu về vốn cổ phần thường tăng từ 2% RWA (Risk Weighted Assets) trước khi giả trừ lên 4,5% sau khi giảm trừ và vốn cấp 1 (bao gồm vốn cổ phần thường và các công cụ tài chính đủ điều kiện khác) tăng từ 4% lên 6%. Cả hai tiêu chuẩn này được thực hiện từ 01/01/2015

Basel III cũng bổ sung thêm một số quy định về vốn đệm dự phòng

Một là bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính ở mức 2,5% nhằm đối phó với những tình huống căng thẳng trong tương lai và đưa tiêu chuận tổng mức vốn cổ phần thường lên mức 7%. Vốn đệm dự phòng tài chính bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2015, ở mức ban đầu là 0,625% sau đó mỗi năm tưng 0,625% cho đến ngày có hiệu lực toàn phần là 01/01/2019 ở mức yêu cầu là 2,5% RWA.

Hai là vốn đệm dự phòng ngược chu kỳ từ 0 đến 2,5% vốn cổ phần thường tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia và chỉ cóhiệu lực khi có sự tăng trưởng tín dụng nóng, gây rủi ro cho toàn hệ thống.

Bên cạnh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được đề cập ở trên, Basel III còn đưa ra hai tiêu chuẩn thanh khoản. Hai tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm đạt được hai

mục tiêu riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau, đó là:

Mục tiêu thứ nhất: thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản ngắn hạn trong danh mục rủi ro thanh khoản của một ngân hàng bằng cách đảm bảo ngân hàng nắm giữ các tài sản thanh khoản có chất lượng đủ cao để có thể chịu đựng được một cuộc kiểm tra căng thẳng kéo dài một tháng. Mục tiêu này được đo lường bằng tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio – LCR)

LCR = Dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao Tổng luồng tiền mặt ra thuần trong 30 ngày tới

Mục tiêu thứ hai: thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản trong một thời gian dài hơn bằng cách tạo ra nguồn lực bổ sung để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng với nguồn tài chính ổn định hơn và liên tục. Mục tiêu này được đo lường bằng tỷ lệ tài trợ ổn định thuần (the Net Stable Funding Ratio – NSFR)

Trụ cột 2: Giám sát và quản lý rủi ro

Theo Basel III, có hai việc cần làm để hạn chế rủi ro hệ thống hiệu quả. Một là giảm mức độ khuếch đại của khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế và hai là mối quan hệ phụ thuộc và những rủi ro chung của các tổ chức tài chính, đặc biệt đối với những ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống.

Trụ cột 3: Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin. Về cơ bản, trụ cột này không khác nhiều so với các yêu cầu được đặt ra trong Basel II.

1.5.Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản và bài học cho ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Công thương Việt Nam

1.5.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng về quản trị rủi ro thanh khoản 1.5.1.1. Kinh nghiệm từ ngân hàng TMCP Sumitomo Mitsui Nhật Bản

(SMBC)

NSFR = Nguồn tài trợ ổn định hiện có ASF Nguồn tài trợ ổn định cần phải có RSF

Ngân hàng SMBC Nhật Bản thành lập năm 1919 là một trong những ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản, có uy tín, tiềm lực tài chính và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đồng thời là một trong những ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực quản trị rủi ro thanh khoản.

Thứ nhất, SMBC luôn duy trì một lượng vốn cấp 1 và cấp 2 bằng 30% tổng tiền gửi.

Thứ hai, SMBC thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản theo mô hình CAMELS bằng cách phối hợp quản trị giữa vốn tự có, chất lượng tài sản có, quản lý, thu thập, thanh khoản và độ nhạy cảm.

Thứ ba, SMBC chủ động thiết lập Hội đồng quản lý Tài sản nợ và Tài sản có (ALCO) nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Một biện pháp điển hình như: hợp nhất tài khoản là cách hợp nhất các tài khoản vòa một ngân hàng sẽ giúp đơn giản hóa việc giám sát, quản lý các khoản phải thu và phải trả, đồng thời giúp kịp thời huy động vốn.

Thư tư, SMBC thực hiện chiến lược quản trị phối hợp giữa Tài sản có và Tài sản nợ một cách thống nhất, nhịp nhàng. Bên cạnh đó, SMBC còn thực hiện chiến lược phát triển thị trường bán lẻ nhằm tăng thu nhập và phân tán rủi ro.

1.5.1.2.Kinh nghiệm của Ngân hàng Barings ở Anh

Giám đốc chi nhánh Barings tại Singapore đã dùng 1,4 tỷ USD vốn của ngân hàng đầu cơ mua cổ phiếu bất động sản tại thị trường chứng khoán Tokyo với hy vọng kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, trận động đất tại Nhật Bản đã khiến cho thị trường chứng khoán sụt giảm và mất hết toàn bộ số tiền trên. Cùng lúc đó, Giám đốc ngân hàng này bỏ trốn khiến cho dư luận hoang mang đến rút tiền ồ ạt tại Barings và lan ra toàn cầu buộc ngân hàng này phải tuyên bố phá sản. Nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro thanh khoản này là do đầu tư vào kinh doanh chứng khoán mà không có sự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro, đầu tư quá lớn tập trung vào Nhật Bản, thị trường có rủi ro lớn. Ngân hàng đã không quy định hạn mức đầu tư đối với danh mục, vai trò chức năng kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh ngân hàng kém, người gửi tiền ồ ạt đến ngân hàng rút tiền dẫn đến phá sản.

1.5.1.3.Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank.

Vietcombank được xem một trong những ngân hàng có hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Để có được kết quả quản trị rủi ro thanh khoản tốt như vậy là do Vietcombank đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng; luôn theo dõi, phân tích tài sản và công nợ theo kỳ đáo hạn thực tế; luôn tuân thủ các hạn mức thanh khoản theo quy định của Ủy ban ALCO; kiểm soát chặt chẽ lưu lượng tiền gửi, rút và cho vay, các động thái của khách hàng theo từng ngày, từng tuần, từng tháng để xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, đưa ra đề xuất kịp thời nhằm ứng phó với từng diễn biến thanh khoản song song với việc đảm bảo hiệu quả đầu tư tài chính và triển khai một các nhịp nhàng và nhanh chóng các biện pháp ứng phó một cách có hệ thống giữa các bộ phận tác nghiệp. Vietcombank cũng đã ban hành quy định về phân tách, hạch toán và quản lý sổ kinh doanh và sổ ngân hàng, tách riêng bộ phận kinh doanh vốn và quản lý tài sản nợ có (ALM).

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)