Hạn chế của việc quản trị thanh khoản và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 78)

Thứ nhất, hệ thống các văn bản nội bộ của vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản đang được Vietinbank hoàn thiện, tuy nhiên, Vietinbank vẫn chưa có văn bản chỉ rõ mối quan hệ sâu sắc giữa rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác trong ngân hàng

mà nguyên nhân là do nguồn nhân lực cho bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản, bộ phận soạn thảo các văn bản chính sách tại Vietinbank vẫn chưa nhận thức rõ ràng về mối quan hệ này. Nếu trong điều kiện lãi suất biến động liên tục, Vietinbank không có các chính sách phản ứng kịp thời khiến cho lãi suất đầu vào và đầu ra không thống nhất, bộ phận soạn thảo các văn bản chính sách không phối hợp với bộ phận quản trị rủi ro sẽ khiến ngân hàng gặp phải rủi ro lãi suất, đồng thời dẫn đến hệ lụy phải đối mặt với rủi ro thanh khoản nghiêm trọng.

Thứ hai, việc chuyên hóa bộ phận quản trị của Vietinbank vẫn chưa thực sự sâu sắc. Nguyên nhân của vấn đề này tính đến đầu năm 2013, Vietinbank mới có các quyết định thành lập các phòng quản trị rủi ro và các bộ phận liên quan. Tuy nhiên, mô hình này lại có nhiều điểm bất cập và không phù hợp. Vì vậy đến cuối năm 2013, đầu năm 2014, Vietinbank lại tiếp tục chuyển đổi mô hình để phù hợp hơn với tình hình hoạt động hiện tại.

Thứ ba, Vietinbank vẫn chưa cân đối được Tài sản nợ và Tài sản có như đã phân tích ở các phần trước.Tất cả các nguồn ngắn hạn của Vietinbank đều bị thâm hụt trong khi các nguồn trung dài hạn đều thặng dư với số lượng lớn. Vấn đề này cho thấy việc quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietinbank vẫn có nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do, mặc dù Vietinbank được đánh già là một trong những ngân hàng có lượng khách hàng truyền thống và ổn định lớn, tuy nhiên, những khách hàng này lại không có nhu cầu gửi tiền với kỳ hạn dài. Bên cạnh đó, Vietinbank hiện nay cũng đang có các chính sách thúc đẩy mảng kinh doanh bán lẻ, lượng khách hàng vay tiêu dùng tăng cao với nhu cầu vốn vay dài hạn. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến gây ra sự chênh lệch tài sản ròng tại Vietinbank.

Thứ tư, mặc dù đã có các mô hình và chính sách về quản trị rủi ro thanh khoản, tuy nhiên, Vietinbank vẫn chưa có các dự báo chính xác, chưa có hướng giải quyết thỏa đáng cũng như chưa xây dựng được các tình huống thanh khoản cụ thể cho mình. Nguyên nhân của hạn chế này là do Vietinbank vẫn thiếu các phương tiện và kỹ thuật để báo cáo, ngoài ra còn do trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách mảng quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietinbank chưa tốt, chưa đúc kết được các kinh nghiệm từ các vấn đề rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng bạn mà điẻn

hình là ACB.

Thứ năm, Vietinbank đã thành lập Công ty TNHH Quản lý và Khai thác tài sản tuy nhiên công ty này chỉ dừng lại ở việc quản lý hành chính lượng tài sản đăng ký khi khách hàng giao dịch với ngân hàng. Do đó, khi rủi ro thanh khoản xảy ra, tỷ lệ nợ xấu tăng lên, việc xử lý các món nợ xấu vẫn do Chi nhánh tại từng địa phương quản lý mà không có sự phối hợp một cách tốt nhất từ phía công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu tổng quát về quá trình hình thành và phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh trong 5 năm gần đây của Vietinbank. Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích các chỉ tiêu liên quan đến tình hình thanh khoản của Vietinbank và đề cập đến văn bản pháp lý của Vietinbank về quản trị rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, luận văn còn đưa ra một số phân tích, đánh giá về tình hình quản trị thanh khoản cũng như các tích cực, hạn chế của chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của Vietinbank. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cho Vietinbank nhằm tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)