sát rủi ro thanh khoản.
Vietinbank muốn xây dựng một hệ thống thông tin vững mạnh thì cần
Thứ nhất, đầu tư xây dựng và cung cấp các hệ thống quản lý nội bộ của ngân hàng sao cho hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu phát sinh liên tục trong quá trình tác nghiệp của nhân viên ngân hàng cũng như có thể kết nối với các ngân hàng khác.
Thứ hai, tận dụng và học hỏi sự hiện đại của các đối tác chiến lược như yêu cầu hỗ trợ công nghệ nhằm hoàn hiện hệ thống thông tin trong ngân hàng.
Thứ ba, hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên
chuyên biệt để quản lý rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, do việc thành lập muộn và chưa có cơ hội tiếp cận nhiều với thực tế, do đó chưa xây dựng được các tình huống thanh khoản sát với thực tế để từ đó có những biện pháp giải quyết hơn các vấn đề về thanh khoản. Do đó, Vietinbank cần phải hoàn thiện hơn nữa lực lượng nhân sự, đầu tư vào các chính sách đạo tạo nhân sự, có các chính sách giữ người tài để tránh hiện tượng “chảy máu nhân sự”.
Việc nhận thức rủi ro cũng có ý nghĩa quan trọng. Rủi ro thanh khoản không tự nhiên hình thành mà xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có rủi ro thị trường. Khi có một sự thay đổi đột ngột khiến gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận khiến cho lãi suất tăng nhanh trong thời gian ngắn sẽ gây ra hiện tượng rút ồ ạt kéo theo rủi ro thanh khoản. Vì vậy cần nâng cao nhận thức cho nhân viên để có thể nhận định được tình hình và báo cáo kịp thời cho cấp trên để kịp giải quyết vấn đề.
3.3. Kiến nghị đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước 3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ
3.3.1.1. Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Nhận diện rõ mục tiêu của quá trình tái cấu trúc. Tái cấu trúc ngân hàng phải được khảo sát trên hai phương diện là tái cấu trúc một ngân hàng và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam, vấn đề này được hiểu là tái cấu trúc trên cả hai phương diện. Trên phương diện tái cấu trúc một ngân hàng, NHNN và chính phủ cần có các biện pháp để nhanh chóng đưa các khoản nợ xấu của NHTM ra khỏi bảng cân đối kế toán bằng cách khoanh lại và bán cho các công ty mua nợ và quản lý tài sản.
Đánh giá công khai và định kỳ tình hình sức khỏe của các TCTD để phân loại các TCTD yếu kém. Cần đánh giá tình hình hoạt động của các TCTD qua chỉ tiêu nợ xấu, tính thanh khoản, tăng trưởng tín dụng, tăng vốn điều lệ… Từ đó đưa ra các hướng giải quyết kịp thời cho các vấn đề về tình hình tài chính của các TCTD.
3.3.1.2. Phát huy hết vai trò của công ty TNHH Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam – VAMC. TCTD Việt Nam – VAMC.
TCTD, tuy nhiên việc xử lý các món nợ này vẫn là một vấn đề đáng quan tâm của các TCTD này. Bên cạnh đó, tổ chức này cần hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý các tài sản bảo đảm, cơ cấu lại khoản nợ… để giúp cho các TCTD có hướng giải quyết kịp thời.
3.3.1.3.Giám sát chặt chẽ hiệu quả thị trường tài chính ngân hàng.
Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế Việt Nam, trước và sau khi thị trường chứng khoán ra đời và phát triển thì lĩnh vực ngân hàng vẫn đóng vai trò là lĩnh vực hàng đầu, nắm giữ quyền lực. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc lớn vào nguồn tín dụng của hệ thong ngân hàng để có thể thúc đẩy tăng trưởng. Do đó, việc duy trì một hệ thống ngân hàng ổn định, vững chắc và vững mạnh là vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng một cách chặt chẽ, cải thiện hiệu quả hoạt động, vận hành của hệ thống ngân hàng được xem là việc làm cấp thiết hiện nay.
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 3.3.2.1.Hoàn thiện hành lang pháp lý 3.3.2.1.Hoàn thiện hành lang pháp lý
NHNN khi ban hành các văn bản, quyết định, thông tư cần có tính bao quát, thống nhất và đi sát với thực tế của hệ thống NHTMVN, tránh trường hợp ngày phải lùi ngày áp dụng như trường hợp thông tư số 13/2010 hoặc gần đây nhất là thông tư 02/2013 của NHNN.
Các thông tư, văn bản, quyết định cần mang tính dễ hiểu, hạn chế trường hợp khi đã ra công văn, quyết định sau đó lại tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Việc này sẽ gây mất thời gian trong quá trình triển khai, thực hiện, thậm chí có thể gây ra sự chậm trễ trong việc áp dụng hoặc thực hiện sai.
Trong luật các tổ chức tín dụng, các khoản vay đặc biệt của NHNN quy định trong luật các TCTD chỉ nên xem như khoản vay có bảo đảm, không nên quy định được ưu tiên thanh toán trước tất cả các khoản nợ kể cả các khoản nợ có bảo đảm.
3.3.2.2.Hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM
Mặc dù hiện nay, NHNN vẫn là kênh hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM cuối cùng và vững chắc nhất. Tuy nhiên, việc thiếu hụt thanh khoản tạm thời hiện
nay vẫn còn là vấn đề của riêng các NHTM. Do đó, NHNN cần phải khống chế quy mô và mật độ vay để thị trường tiền tệ liên ngân hàng phát triển thực sự bền vững.
3.3.2.3.Phát huy tối đa vai trò là người quản lý điều tiết các hoạt động trên thị trường tiền tệ và là người cho vay cuối cùng đảm bảo thanh khoản cho trên thị trường tiền tệ và là người cho vay cuối cùng đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng
NHNN cần điều hành một cách linh hoạt chính sách tiền tệ và phát triển các hoạt động của thị trường tiền tệ một cách có hiệu quả thông qua các công cụ điều tiết thị trường, trong đó, công cụ thị trường mở được xem là công cụ có tác động tích cực đến hoạt động quản trị rủi ro của NHTM. Với việc một số NHTM nhỏ không có khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc nắm giữ các giấy tờ có giá không phù hợp với việc giao dịch thì việc đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao sẽ khiến cho các NHTM này đối mặt với rủi ro thanh khoản. Do đó, NHNN cần tăng số lượng phiên giao dịch, khối lượng giao dịch, mở rộng các loại giấy tờ có giá được thực hiện giao dịch để tạo điều kiện cho các NHTM nhỏ tiếp cận với nguồn vốn này.
Ngoài ra, NHNN cần phát huy tối đa vai trò là người cho vay cuối cùng của mình. Trong thời gian vừa qua, việc hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM của NHNN vẫn chưa thực sự hợp lý, chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Do đó, cần tăng cường hiệu quả bằng cách phân loại các ngân hàng theo mức độ thiếu hụt thanh khoản để có thể ưu tiên giải quyết thanh khoản cho các ngân hàng có mức độ thiếu hụt nghiêm trọng mà không có sự phân biệt giữa ngân hàng cổ phần và ngân hàng có vốn đầu tư nhà nước. Có như vậy, việc hỗ trợ của NHNN mới thực sự thiết thực và hiệu quả.
3.3.2.4.Hạn chế sở hữu chéo trong quá trình tái cấu trúc lại hệ thống
Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng không chỉ giải quyết khó khăn trước mắt, mà còn làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng với một bộ máy quản trị mới, kể cả bộ máy điều hành, quản trị của ngân hàng, tránh tình trạng sở hữu chéo tràn lan trong hệ thống ngân hàng. Bởi vì sở hữu chéo cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự mất thanh khoản dây chuyền trong hệ thống ngân hàng và kéo theo hàng loạt nợ xấu xảy ra. Trải qua một số vụ sáp nhập gần đây, nhìn vào thực trạng ta
thấy, mặc dù các ngân hàng trải qua quá trình tái cấu trúc, cơ cấu lại tuy nhiên, trên thực tế, cơ cấu về sở hữu vẫn không thay đổi. Do đó, NHNN cần có các biện pháp tích cực trong việc thuyên giảm tình trạng sở hữu chéo sau khi các ngân hàng đã tiến hành tái cấu trúc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên những hạn chế về quản trị rủi ro thanh khoản của Vietinbank, luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với NHNN, chính phủ và Vietinbank để tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, luận văn còn nêu ra các định hướng về hoạt động của Vietinbank trong thời gian sắp tới cũng như định hướng về công tác quản trị rủi ro thanh khoản của Vietinbank. Từ đó học viên đưa ra các kiến nghị về vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản đối với chính phù, ngân hàng nhà nước và đưa ra các giải pháp cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietinbank.
KẾT LUẬN
Thanh khoản là vấn đề cấp thiết và luôn được đặt ra hàng đầu trong hoạt động của các NHTM. Do vậy, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản luôn được các NHTM đặc biệt quan tâm. Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản không chỉ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của một ngân hàng mà còn tác động đến cả hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Luận văn đã nêu lên được cơ sở lý luận về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản, thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietinbank. Từ đó đi vào phân tích thực trạng, nêu ra được các điểm mạnh và điểm yếu của Vietinbank để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng.
Với thực trạng thị trường hiện nay, vấn đề tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM. Với một cơ cấu quản lý chặt chẽ, Vietinbank hoàn toàn có thể trở thành một trong 5 ngân hàng bán lẻ hàng đầu, góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả có nghiên cứu một số tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề thanh khoản. Tuy nhiên, do thời gian hạn chế, khả năng tiếp cận dữ liệu của ngân hàng có hạn nên đề tài nghiên cứu của luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý, bổ sung ý kiến của Quý thầy cô, các anh chị quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của Vietinbank từ năm 2009 đến tháng 06 năm 2014
2. Luật các TCTD 2010
3. Một số văn bản nội bộ của Vietinbank về quản lý rủi ro thanh khoản 4. Một số văn bản khác của NHNN
5. Nguyễn Hoàng Thanh Truyền (2013), Ứng dụng Basel III vào quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
6. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động – xã hội
7. Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Á Châu
8. Peter S. Rose (2011), Quản trị ngân hàng thương mại (bản dịch), Trường đại học Kinh tế quốc dân, NXB tài chính Hà Nội
9. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
10.Thông tư 13/2010/TT-NHNN của thống đốc NHNN ngày 20/05/2010 về việc “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”
11.Trần Huy Hoàng (2011), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động – xã hội
12.Trương Quang Thông (2012), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TPHCM
13.Văn Thị Bích Ngọc (2014), Giải pháp tăng cường hoạt động quản trị thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
14.www.moj.gov.vn
15.www.sbv.org.vn
17.www.vietinbank.vn
Tài liệu tiếng Anh
18. BIS, 2009, History of the Basel Committee and its Membership (August 2009) [pdf] Available at http://www.bis.org/bcbs/history.pdf
19.BIS, 2010, Basel III: International framework for liquidity risk measurement, standards and monitoring [pdf] Available at
PHỤ LỤC 1
Những quy định hiện hành về thanh khoản của Nhà nước
Thời gian Số nghị quyết Nội dung
21/01/2013 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
04/05/2012 15/2012/TT-NHNN Quy định về việc NHNN tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các TCTD 28/09/2011 30/2011/TT-NHNN Quy định lãi suất tổi đa với tiền gửi bằng VNĐ của
tổ chức kinh tế và dân cư lại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
31/08/2011 27/2011/TT-NHNN Sửa đổi quy chế dự trữ bắt buộc đối với TCTD kèm theo QĐ 581/2003/QĐ-NHNN
08/10/2011 33/2011/TT-NHNN Sửa đổi một số điều của thông tư 13/2010/TT-NHNN
30/08/2011 22/2011TT-NHNN Sửa đổi một số điều thông tư 13/2010/TT-NHNN 10/03/2011 04/2011/TT-NHNN Quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ
chức, các nhân rút tiền gửi trước hạn tại TCTD 01/07/2011 21/2011/TT-NHNN Quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các
đơn vị thuộc NHNN và các TCTD, chi nhánh NHNN thay thế QĐ 477/2004/QĐ-NHNN và QĐ 1747/2005/QĐ-NHNN
27/09/2010 19/2010/TT-NHNN Sửa đổi một số điều thông tư 13/2010/TT-NHNN 16/06/2010 Luật các tổ chức tín dụng
20/05/2010 13/2010/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
10/08/2009 15/2009/TT-NHNN Quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với TCTD
PHỤ LỤC 2
Sự tương tác giữa các bộ phận trong cơ cấu quản trị rủi ro của Vietinbank
HĐQT
Uỷ ban ALCO
Phê chuẩn chính sách và chiến lược
Xem xét báo cáo rủi ro
Thảo luận các vấn đề rủi ro chính Họp hàng tháng Bộ phận kinh doanh
Bộ phận quản lý rủi ro thanh khoản (Bộ phận quản lý cân đối vốn – ALM) Quản lý RRTK trong hạn mức cho phép, gồm:
Quản lý RRTK ở cấp độ danh mục
Quản lý khả năng tiếp cận thị trường Để thực hiện chức năng quản lý thanh khoản, bộ phận QL CĐV thực hiện nhận diện, đo lường và kiểm soát RRTK, xây dựng kịch bản căng thẳng thanh khoản, lập các báo cáo thanh khoản và vận hành hệ thống ALM
- Sử dụng công cụ FTP điều tiét hành vi của các đơn vị kinh doanh
- Quản lý danh mục đầu tư, tối đa hóa danh mục đầu tư trong giới hạn rủi ro
Bộ phận giám sát độc lập (Phòng QLRR thị trường)
Việc đánh giá, giám sát và kiểm soát rủi ro thanh khoản gồm:
Xây dựng và rà soát chính sách
Đề xuất và giám sát các hạn mức, chỉ số
Xây dựng phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản
Xây dựng kịch bản căng thẳng
Thực hiện các báo cáo phân tích độc lập RRTK
PHỤ LỤC 3
Cơ chế quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietinbank
(Nguồn: QĐ 376/QĐ-HDQT/NHCT15) HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH Tổng giám đốc Phó TGĐ Giám đốc
Khối rủi ro (CRO) HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ủy ban QLRR Ủy ban ALCO
Ban kiểm soát CÁC PHÒNG/ BAN NGHIỆP VỤ Vòng kiểm soát thứ 1
Hoạt động kinh doanh vốn và thị trường
Vòng kiểm soát thứ 2 Khối Quản lý rủi ro Phòng QLRR TT Phòng QLRR TD Phòng QLRR