Để có thể đánh giá được ngân hàng nào phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao hơn, chúng ta xét một chỉ tiêu tương đối quan trọng vể vấn đề thanh khoản giữa các ngân hàng đó là chỉ tiêu hệ số an toàn vốn Car. Nếu chỉ tiêu này ở Vietinbank cao hơn các ngân hàng khác, chứng tỏ Vietinbank là ngân hàng ít phải đối mặt với rủi ro thanh khoản hơn các ngân hàng khác và ngược lại. Số liệu được học viên tổng hợp trong bảng 2.15.
Bảng 2.15. Bảng hệ số an toàn vốn CAR của một số ngân hàng (ĐVT: %) STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 1 Vietinbank 8,06 8,02 10,57 10,33 13,17 2 BIDV 7,55 9,32 11,7 9,65 10,23 3 Vietcombank 8,11 9,0 11,14 14,63 13,13 4 ACB 9,97 10,4 9,25 11,2 14,66 5 Eximbank 26,87 17,79 12,94 16,38 14,47 6 Sacombank 11,41 9,97 11,66 9,53 10,22 7 MBBank 12 12,9 9,59 11,15 11 8 Techcombank 9,6 13,11 11,43 12,6 14,3
(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng 2009 - 2013)
So với các ngân hàng khác, Vietinbank có chỉ số an toàn vốn tối thiều ở mức trung bình và có phần thấp hơn so với một số ngân hàng khác trong nước. Tuy nhiên, Vietinbank vẫn duy trì được hệ số này cao hơn ngưỡng quy định là 8% trước năm 2011 và 9% từ năm 2011 trở đi và tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ, khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản là tương đối thấp mặc dù nền kinh tế có khó khăn và hàng loạt các món nợ xấu lần lượt xuất hiện trong năm 2012. Nếu so với một số ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn Vietinbank, điển hình là ngân hàng ACB, ta thấy, tỷ lệ an toàn vốn của ACB không ổn định, có thời điểm cao, có thời điểm thấp và đã xảy ra một số sự kiện về rủi ro thanh khoản thì Vietinbank vẫn chưa xảy ra vấn đề này. Điều này cho thấy, sức đề kháng của Vietinbank đối với rủi ro thanh khoản là tương đối cao.