Hoàn thiện mô hình điều chuyển vốn nội bộ để nâng cao tính thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 87)

khoản cho nguồn vốn.

Trước đây, Vietinbank thực hiện “Cơ chế lãi điều hòa chênh lệch cố định”. Cơ chế lãi điều hòa dựa trên lãi suất bình quân vốn huy động thực tế tại chi nhánh cộng một tỷ lệ % khuyến khích cố định. Cơ chế này nhằm tính đến tính chất địa bàn của lãi suất huy động, nhưng lại chưa tạo động lực đủ mạnh để giảm thấp lãi suất huy động đầu vào vì chi nhánh gửi vốn luôn được hưởng tỷ lệ khuyến khích như nhau với bất kỳ lãi suất huy động nào. Với những nhược điểm trên, Vietinbank đã chuyển sang “cơ chế lãi điều hòa một giá” nhằm khuyến khích các chi nhánh huy động nguồn vốn giá rẻ, nhằm giảm thấp chi phí đầu vào toàn hệ thống, tăng hiệu quả kinh doanh. Cơ chế này phát huy tốt trong điều kiện thị trường vốn dồi dào. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế một giá không tính đến yếu tố kỳ hạn đã làm mất cân bằng về kỳ hạn giữa danh mục cho vay và huy động của từng đơn vị. Từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản lớn cho toàn hệ thống. Mặt khác, cơ chế một giá chưa giúp Trụ sở chính có công cụ để điều tiết rủi ro lãi suất của hệ thống do không có khả năng tính giá mua/ bán khác nhau cho các giao dịch có lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là một thực trạng phát sinh nhiều khó khăn trong điều hành vốn kinh doanh của Vietinbank. Và để phù hợp với những điều kiện thực tế kinh doanh, Vietinbank lần

nữa đã thay đổi cơ chế quản lý vốn: chuyển sang cơ chế điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn. Đây là cơ chế mua bán vốn có tính thị trường bằng các phân đoạn lãi suất cá biệt theo kỳ hạn, theo sản phẩm tín dụng, theo tần suất điều chỉnh lãi suất… khi chi nhánh đưa vốn về hoặc nhận vốn từ Trụ Sở chính. Cơ chế này bộc lộ nhiều ưu điểm như khuyến khích các chi nhánh hạch toán và điều chuyển theo từng gói sản phẩm, từng nghiệp vụ, tạo điều kiện dễ kiểm tra, quản lý trong quá trình rút hay nhận thêm từ khách hàng. Và mọi hoạt động của chi nhánh đều cập nhật tương ứng với Trụ sở chính, giúp việc định hình các tình huống thanh khoản nếu coa sẽ dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)