Phân tích trạng thái thanh khoản tại ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 51)

thương Việt Nam

2.2.1. Phân tích trạng thái thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Việt Nam

Thứ nhất, xét chỉ số giới hạn huy động vốn H1

H1 = Vốn tự có

Tổng nguồn vốn huy động

tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước đã quy định các tổ chức tín dụng phải duy trì lượng vốn tự có bằng 5% tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ này được duy trì ở Vietinbank qua các năm như bảng 2.2.

Bảng 2.2. Bảng chỉ số giới hạn huy động vốn (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn tự có (tương đối) 12.572 18.170 28.491 33.625 54.075 Tổng nguồn vốn huy động 220.436 339.699 420.212 460.082 511.670 H1 (%) 5,70% 5,35% 6,78% 7,31% 10,57%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, với tiêu chuẩn đặt ra là H1 >= 5% thì Vietinbank đã luôn đảm bảo được tỷ lệ này qua các năm từ 2009 đến 2013. Chỉ số này tăng dần qua các năm với tỷ lệ ngày càng vững chắc hơn. Từ mức Vốn tự có chỉ đạt 5,7% trong Tổng nguồn vốn huy động vào thời điểm năm 2009 thì đến cuối năm 2013, Vốn tự có của Vietinbank đã đạt được tỷ lệ 10,57% so với Tổng nguồn vốn huy động. Đây cũng là một tỷ lệ tương đối an toàn. Để có được tỷ lệ an toàn như vậy, Vietinbank đã không ngừng nâng cao vốn tự có qua các năm để phù hợp với tổng nguồn vốn huy động nhằm duy trì trạng thái thanh khoản ổn định cho ngân hàng.

Thứ hai, xét chỉ số giới hạn huy động vốn H2

H2 = Vốn tự có

Tổng tài sản có

Chỉ số này cho biết mức độ rủi ro mà bất kỳ một ngân hàng nào được phép mạo hiểm trong sử dụng vốn. Vietinbank với số vốn tự có lớn sẽ được phép sử dụng vốn với mức độ liều lĩnh lớn đổi lại với lợi nhuận cao và rủi ro cao. Chỉ số này nhằm khống chế tình trạng huy động vốn vượt quá khả năng chi trả của các NHTM, là một trong các nguyên nhân gây ra nguy cơ phá sản và ảnh hưởng danh tiếng của NHTM. Chỉ số này được thể hiện qua các năm trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Bảng chỉ số giới hạn huy động vốn (Đvt: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn tự có 12.572 18.170 28.491 33.625 54.075 Tổng tài sản có 243.785 367.731 460.420 503.530 576.368 H2 (%) 5,16% 4,94% 6,19% 6,68% 9,38%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Với quy định tối thiểu là 5%, Vietinbank luôn cố gắng duy trì tỷ số này trên tỷ lệ tiêu chuẩn nhằm đảm bảo tình hình thanh khoản có ngân hàng. Mặc dù vào năm 2010, tỷ lệ này có phần sụt giảm hơn so với tỷ lệ tiêu chuẩn ở mức 4,94% thấp hơn tỷ lệ tiêu chuẩn này, nguyên nhân là do vốn tự có tăng không tương ứng với tổng tài sản có. Tuy nhiên, việc sụt giảm này vẫn không ảnh hưởng nhiều tới tính thanh khoản của ngân hàng. Vào năm 2011, tỷ lệ này đã lấy lại cân bằng ở mức 6,19%, cao hơn mức tiêu chuẩn 5% và tăng ổn định đến năm 2013 đạt mức 9,38%. Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi đã thiết lập được vị thế trên thị trường trong nước, với mức vốn tự có bằng 9,38% so với tổng tài sản có vào năm 2013, Vietinbank có khả năng sử dụng vốn để sinh lời tốt hơn với mức độ rủi ro tương ứng.

Thứ ba, chỉ số an toàn vốn (CAR)

Giai đoạn năm 2009 – 2013, chỉ số an toàn vốn được Vietinbank duy trì như trong bảng 2.4.

Bảng 2.4. Bảng chỉ số an toàn vốn

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

CAR 8,06% 8,02% 10,57% 10,33% 13,17%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Năm 2009, Vietinbank duy trì tỷ lệ an toàn vốn 8,06% xấp xỉ với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được quy định tại thời điểm hiện tại, cho thấy, Vietinbank đã chú trọng vấn đề an toàn vốn và phòng ngừa rủi ro từ năm 2009. Khi Thông tư 13/2010 của NHNN được ban hành, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% có hiệu lực từ

ngày 01/10/2010. Theo xu hướng chung, mặc dù tỷ lệ này đã có hiệu lực và cần được áp dụng từ tháng 10 năm 2010, Vietinbank vẫn chưa thể đạt được tỷ lệ tối thiểu này, một phần nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mặt khác do tiến độ tăng vốn điều lệ từ cổ đông nước ngoài chưa đạt được như kế hoạch. Khi quá trình góp vốn hoàn tất, năm 2011, chỉ số này tăng mạnh và vượt mức quy định của NHNN, đạt 10,57%, duy trì tốt ở năm 2012 và ổn định qua năm 2013 ở mức 13,17%. Như vậy ta thấy, Vietinbank rất chú trọng trong việc duy trì hệ số này ở mức cao trên 10% để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Thứ tư, về quy mô Vốn điều lệ

Vốn điều lệ được xem là lá chắn cuối cùng mà các TCTD sử dụng đến nếu rủi ro xảy ra, một ngân hàng có vốn điều lệ càng cao thì khả năng thanh khoản càng được đảm bảo. Do đó, Chính phủ đã ban hành nghị định 141/NĐ-CP quy định về mức vốn pháp định cho từng loại hình vào năm 2010 là 3.000 tỷ đồng đối với các NHTM nhà nước, cổ phần, liên doanh, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng hợp tác, QTDNDTW; riêng Ngân hàng phát triền và Ngân hàng chính sách là 5.000 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD. Quy mô vốn điều lệ của Vietinbank được thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Quy mô vốn điều lệ qua các năm

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Quy mô vốn điều lệ 11.252 15.172 20.230 26.218 37.234

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Qua các năm, quy mô vốn điều lệ của Vietinbank cũng tăng theo. Đặc biệt, năm 2009, với việc cổ phần hóa thành công, số vốn điều lệ của Vietinbank gia tăng đáng kinh ngạc đạt mức 11.252 tỷ đồng. Vietinbank duy trì mức tăng vốn điều lệ năm sau so với năm trước khoảng 30% trong các năm tiếp theo cho đến cuối năm 2013, tỷ lệ này đạt 37.234 tỷ đồng và trở thành một trong những ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. So với quy mô vốn điều lệ quy định của NHNN là 3.000 tỷ đồng, quy mô này tại thời điểm cuối năm 2013 đã đạt được một con số đáng kinh ngạc, gấp 10 lần quy định của NHNN. Điều này cho thấy, Vietinbank đang ngày càng lớn mạnh và sẵn sàng đương

đầu với mọi rủi ro có thể gặp phải.

Thứ năm, tỷ lệ khả năng chi trả

Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá trạng thái thanh khoản của một ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh lượng tài sản “Có” thanh toán ngay đáp ứng được cho tổng nợ phải trả. Tỷ lệ này tại Vietinbank được duy trì như như bảng 2.6.

Bảng 2.6. Bảng tỷ lệ khả năng chi trả

(ĐVT: %)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Khả năng thanh toán nhanh 96% 95% 94% 88% 91%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013 và tính toán của học viên)

Theo bảng trên cho thấy, mức độ đảm bảo khả năng chi trả của Vietinbank là rất tốt, các tỷ lệ luôn duy trì ở mức cao đạt trung bình 90% nhu cầu thanh toán nhanh. Điều này chứng tỏ, Vietinbank luôn đảm bảo đầy đủ lượng tài sản thanh toán nhanh cho các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, với tỷ lệ như vậy cho thấy, Vietinbank cũng đang dự trữ một số lượng lớn các tài sản thanh khoản cao phục vụ cho nhu cầu thanh toán nhanh của khách hàng.

Thứ sáu, chỉ số trạng thái tiền mặt H3

H3 = Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác Tổng tài sản Có

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời của nân hàng. Chỉ số này được thể hiện như trong bảng 2.7.

Bảng 2.7. Bảng chỉ số trạng thái tiền mặt

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tiền mặt và tiền gửi

tại các TCTD khác 30.072 54.530 77.592 36.197 72.506 Tổng tài sản có 243.785 367.731 460.420 503.530 576.368

H3 12,34% 14,83% 16,85% 7,19% 12,58%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trạng thái tiền mặt của Vietinbank luôn ổn định, vấn đề về thanh khoản ít bị vướng phải. Tuy nhiên, hệ số này duy trì càng cao thì khả năng sinh lời càng bị giảm do khối tài sản này có mức sinh lời thấp mặc dù tình thanh khoản rất cao. Chỉ số này được ngân hàng duy trì ở mức trên 10% chỉ có năm 2012, tỷ lệ này giảm thấp còn 7,19%. Nguyên nhân là do vào năm 2012, NHNN hạ dự trữ bắt buộc xuống còn 8%. Việc nắm giữ tỉ lệ này thấp không có nghĩa khả năng thanh khoản quá kém mà khả năng này phụ thuộc vào việc ngân hàng còn nắm giữ bao nhiêu loại chứng khoán chính phủ - loại tài sản có tính thanh khoản cao. Việc Vietinbank luôn duy trì lượng tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác ở mức trên 10% tổng tài sản có cho thấy Vietinbank luôn sẵn sàng có nguồn vốn tức thời để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.

Thứ bảy, chỉ số năng lực cho vay H4

H4 = Dư nợ

Tổng tài sản có

Đây là một chỉ tiêu quan trọng đối với tất cả các NHTM, phản ánh tiềm năng tín dụng cũng như tình hình thanh khoản của ngân hàng. Bảng 2.8 sẽ cho chúng ta thấy rõ nét hơn về việc duy trì chỉ số này tại Vietinbank.

Bảng 2.8 Bảng chỉ số năng lực cho vay (ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ 163.170 234.204 293.434 405.744 460.079 Tổng tài sản có 243.785 367.731 460.420 503.530 576.368 H4 66,93% 63,69% 63,73% 80,58% 79,82%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Theo bảng số liệu, các khoản tín dụng luôn chiếm trên 60% tổng tài sản Có của ngân hàng trong giai đoạn 2009 -2013. Ngân hàng đã cố gắng giảm thiểu rủi ro tín dụng thông qua việc tăng giá trị tổng tài sản có ứng với việc tăng quy mô dư nợ tín dụng qua các năm. Chỉ số này trên 60% cũng tạo ra rủi ro đối với Ngân hàng nếu khách hàng không thể trả được nợ hay trả nợ không đúng hạn. Hơn thế nữa, trong một số tình huống, việc cho vay quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận và gây rủi ro. Ví như, năm 2009, NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, các NHTM để đảm bảo thanh khoản đã tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất cho vay chưa được cập nhật kịp thời. Điều này khiến cho lợi nhuận ngân hàng bị giảm do chi phí tăng mà thu nhập chưa thể tăng ngay được. Bên cạnh đó, khi lãi suất tăng và bất ổn thì xu hướng hầu hết của người dân là gửi ngắn hạn nên ngân hàng phải đối mặt với sự chênh lệch về kì hạn giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn, các ngân hàng không huy động được vốn dài hạn sẽ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, gây mất cân đối nghiêm trọng. Với việc tăng mạnh dư nợ tín dụng trong năm 2012 bởi một số nguyên nhân được nêu ở các phần trước, chỉ tiêu này đã bị đẩy cao trong năm 2012 lên trên 80% khi tổng tài sản có chưa tăng tương ứng. Điều này khiến cho Vietinbank phải đối mặt với rủi ro thanh khoản tương đối cao. Đây cũng là năm nợ xấu bắt đầu xuất hiện ở các NHTM. Nỗ lực tăng tổng tài sản có để hạn chế rủi ro của Vietinbank trong năm 2013 đã góp phần đẩy chỉ tiêu này xuống thấp hơn ngưỡng 80%, cải thiện năng lực cho vay, tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Thứ tám, chỉ tiêu tín dụng H5

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay của ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tiền gửi của khách hàng và được tính theo công thức

H5 = Dư nợ

Tiền gửi khách hàng Bảng 2.9 theo dõi chỉ tiêu này trong 5 năm 2009 - 2013

Bảng 2.9. Bảng chỉ tiêu tín dụng (ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ 163.170 234.204 293.434 405.744 460.079 Tiền gửi khách hàng 148.374 205.918 257.135 289.105 364.497 H5 109,97% 113,74% 114,12% 115,31% 126,22%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ thanh khoản của ngân hàng càng thấp đồng nghĩa với việc nhu cầu cho vay của ngân hàng cao hơn khả năng huy động vốn. Hay nói cách khác, lượng tiền cho vay lớn hơn lượng tiền huy động được. Như vậy, nếu chỉ xét chỉ tiêu này một cách riêng lẻ thì mức độ rủi ro của Vietinbank tương đối cao với tỷ lệ luôn đạt mức trên 100%. Trên thực tế, ngân hàng đã sử dụng nhiều chính sách để khắc phục cũng như vận dụng các nguồn huy động khác như vay từ các TCTD khác, vay trên thị trường liên ngân hàng hay xin tái chiết khấu GTCG của NHNN.

Thứ chín, chứng khoán thanh khoản H6

H6 = Chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán Tổng tài sản có

Tại tất cả các NHTM, việc nắm một lượng chứng khoán là nhu cầu tất yếu để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và có mức sinh lời cao hơn dự trữ tiền mặt. Với Vietinbank, tỷ lệ này được duy trì như trong bảng 2.10.

Bảng 2.10. Chỉ số chứng khoán thanh khoản

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán

34.166 53.876 65.863 71.365 80.628 Tổng tài sản có 243.785 367.731 460.420 503.530 576.368

H6 14,02% 14,65% 14,31% 14,17% 13,99%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Theo bảng số liệu ta thấy, Vietinbank luôn duy trì chỉ số này lớn hơn 13% qua các năm, điều này chứng tỏ Vietinbank đang nắm giữ số lượng tài sản có tính thanh khoản cao và mức độ sinh lời cao hơn tiền mặt. Điều này sẽ hỗ trợ để đảm bảo thanh khoản nếu rủi ro xảy ra. Ngân hàng có thể chủ động được tình hình bởi sự chuyển đổi dễ dàng của các loại chứng khoán đang nắm giữ.

Thứ mười, cơ cấu tiền gửi H7

H7 = Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn

Chỉ tiêu này cho biết lượng tiền ngân hàng phải dự trữ để phòng cho các trường hợp rút tiền không báo trước. Bảng 2.11 cho biết chỉ tiêu này tại Vietinbank giai đoạn 2009 – 2013

Bảng 2.11. Bảng chi tiêu cơ cấu tiền gửi

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tiền gửi không kỳ hạn 35.584 40.578 46.598 53.518 63.017 Tiên gửi có kỳ hạn 93.315 156.244 201.115 225.849 290.016

H7 31,13% 25,97% 23,17% 23,7% 21,73%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Như vậy, chỉ tiêu này càng thấp thì cho thấy ngân hàng càng làm ăn có hiệu quả. Bên cạnh đó, khi chỉ tiêu này thấp cho thấy niềm tin của khách hàng đối với

Vietinbank đang ngày mộtbền vững, các nhu cầu rút tiền không báo trước ngày càng giảm. Theo bảng số liệu, chỉ số này giảm dần qua các năm thể hiện lượng tiền mà ngân hàng phải dự trữ cho các khoản rút tiền không báo trước của ngân hàng đang giảm dần. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ ngân hàng đang có lượng khách hàng truyền thống ổn định và trung thành. Cụ thể, vào năm 2009, chỉ số này bị đẩy lên tương đối cao là do đây là năm đầu tiên sau khủng hoảng, các ngân hàng chạy theo cuộc đua lãi suất tiền gửi, điều này đã đẩy lãi suất leo thang theo từng ngày với đỉnh điểm của năm là 10,5%/ năm khiến một số khách hàng lần lượt rút từ ngân hàng này gửi qua ngân hàng khác với lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, do các cơ chế, chính sách cũng như lượng khách hàng ổn định, trung thành của Vietinbank, chỉ số này đã giảm đều qua các năm theo đúng chính sách của Vietinbank.

Vể tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu cũng ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng do ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro cho các khoản nợ này. Bảng 2.12 cho chúng ta thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng qua các năm đi kèm với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành.

Bảng 2.12. Bảng thống kê tỷ lệ nợ xấu qua các năm

(ĐVT: %)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank 0,61 0,66 0,75 1,35 0,82 Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành 2,5 2,1 3,3 8,83 3,79

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Theo bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ này của ngân hàng luôn giữ ở mức thấp hơn rất nhiều toàn ngành. Các tỷ lệ này đều nhỏ hơn 1, duy chỉ có năm 2012, tỷ lệ này

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)