Bài học rút ra cho công tác liên kết đào tạo giữa TĐH Mỏ Địa chất

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 53)

chất và Công ty FECON

Là một nước đi sau về cải cách giáo dục, nước ta hiện nay đang trong giai đoạn quá độ về chính sách và đường lối trong giáo dục. Với xu hướng đi tắt đón đầu, nước ta đang tham khảo các nước về vấn đề cải cách, đổi mới

trong giáo dục nói chung và giáo dục ở bậc Đại học nói riêng. Tuy nhiên, việc vận dụng sao cho phù hợp cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng ứng với từng trường hợp cụ thể.

Từ mô hình ở các nước tiên tiến, cho thấy mấu chốt để phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực nằm ở sự thống nhất hoàn chỉnh của việc học và làm. Các mô hình này chỉ ra việc hình thành liên kết giữa TH và DN là bản lề để có được nguồn nhân lực thật, làm được việc, cống hiến cho DN. Đi vào chi tiết, từ việc xác lập mục tiêu, rõ ràng về phương pháp và chính sách đã giúp cho nhà trường và DN kết hợp chặt chẽ và tạo ra giá trị. Để có thể vận dụng được, nhà trường và DN cần đi sâu vào phân tích kỹ các phương pháp mà các nước tiên tiến đã vận dụng và đạt hiệu quả.

Từ các đặc điểm, tiêu chí đánh giá về việc liên kết đào tạo, cùng với các mô hình của các nước tiên tiến trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc liên kết đào tạo giữa trường Mỏ địa chất và Công ty FECON như sau:

Thứ nhất, từ vấn đề chung là liên kết giữa TH và DN, ta đưa ra bài toán cụ thể hơn: loại hình TH nào liên kết với loại hình DN nào? Từ đó đưa ra các tiêu chí đánh giá về sự phù hợp của hai bên. Trên cơ sở hai bên cùng có lợi, sẽ tìm được tiếng nói chung trong việc liên kết đào tạo, thúc đẩy việc triển khai nhanh chóng, định hướng đúng đắn và mang lại hiệu quả thiết thực trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Như vậy, nhà trường có thể đưa ra chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đào tạo được người học kỹ năng làm được việc ngay sau khi tốt nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của nhà trường, thu hút được người học.

Thứ hai, sau khi tìm được sự phù hợp về đối tượng hợp tác, hai bên cùng thống nhất về các điều khoản liên kết. Về phía nhà trường, đưa ra các tiêu chí cụ thể như: tuyển chọn nhân lực, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Về phía DN, hỗ trợ nhà trường về việc hoạch định chương trình đào tạo, góp phần hỗ trợ chi phí đào tạo và tạo điều kiện cho người học tiếp cận với công việc thực tế tại DN. Như vậy, DN sẽ có một đội ngũ nhân lực kỹ thuật cao, làm được việc ngay mà không mất thêm thời gian đào tạo, đem lại lợi ích thiết thực cho DN.

Thứ ba, để hướng tới mục tiêu bền vững và phát triển, nhà trường và DN phải thường xuyên ngồi lại, vạch ra các chiến lược lâu dài. Việc này không chỉ có giá trị gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và DN, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, mà còn tạo tiền đề cho các bước phát triển mạnh mẽ của hai bên. Bên cạnh việc mang lại lợi ích cụ thể cho nhà trường và DN, nó còn mang lại sự tin tưởng và yên tâm cho người học, mang lại lợi ích cho cộng đồng về vấn đề giáo dục và việc làm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chất lượng đào tạo nhân lực chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, đặc điểm hoạt động học tập của SV, năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học, sự hợp tác giữa trường và DN... Trong đó, mối quan hệ hợp tác giữa trường và DN có vai trò đặc biệt, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng có sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng sản phẩm, kể cả loại sản phẩm đặc biệt đó là nguồn nhân lực qua đào tạo.

Vấn đề liên kết đào tạo giữa trường và DN nhằm thúc đẩy công tác đào tạo nhân lực đã được một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu hầu hết tập trung ở tầm vĩ mô, chưa đi sâu nghiên cứu ở một mô hình liên kết đào tạo ở một DN - TH cụ thể.

Vai trò của việc liên kết giữa TH và DN đối với việc thúc đẩy công tác đào tạo nhân lực được thể hiện qua từng yếu tố: TH, DN và SV. Nó cho thấy sự gắn kết mật thiết của liên kết đào tạo với định hướng phát triển của trường và DN. Nội dung liên kết đào tạo là những vấn đề cốt lõi, bản chất của việc liên kết, giúp chúng ta hình dung được liên kết đào tạo bao gồm những vấn đề gì, các nhân tố tác động, đặc điểm của quá trình đó như thế nào. Từ đó định hướng cho việc xây dựng mô hình liên kết cụ thể.

Thông qua việc phân tích các mô hình liên kết đào tạo của một số nước trên Thế giới và ở Việt Nam, từ đó rút ra bài học cho công tác liên kết đào tạo giữa Công ty FECON và trường Mỏ địa chất là cơ sở nền tảng để xây dựng mô hình liên kết hiệu quả.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NHÂN LỰC GIỮA CÔNG TY FECON VÀ TRƯỜNG MỎ ĐỊA CHẤT

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 53)