Các SV khi đến các công ty thực tập, do các địa điểm thực tập phân tán trên diện rộng, hơn nữa số lượng giáo viên của trường cũng có hạn, nên lượng giáo viên được cử để hướng dẫn thực tập không nhiều. Do nhiều công ty có cường độ làm việc lớn, thường xuyên tăng ca, nếu TĐH và DN không quan tâm sát sao, không tăng cường chỉ dẫn và quản lý đúng đắn, SV rất dễ phát sinh vấn đề về cuộc sống, công việc và tâm lý.
Hơn nữa, trách nhiệm an toàn của SV thực tập là vấn đề cả DN và TĐH đều rất lo lắng, cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều sâu của liên kết đào tạo. TĐH cho rằng SV tham gia thực tập đã bước ra khỏi mái trường đến với công ty thực tập, tách rời khỏi sự giám sát của nhà trường, làm việc và đem lại lợi nhuận cho công ty, thì đương nhiên do công ty
đó chịu trách nhiệm an toàn của SV đó; còn DN lại cho rằng, SV chưa tốt nghiệp, trách nhiệm an toàn của SV vẫn phải thuộc về phía nhà trường. Trong khi đó nhà nước không có bất kỳ pháp quy nào liên quan đến vấn đề an toàn cho SV thực tập, hay Luật lao động của Việt Nam không có điều khoản liên quan bảo hộ an toàn nhân thân của SV thực tập. Chính vì vậy, việc thực tập trở thành một việc làm “cưỡi ngựa xem hoa” của các SV, nên hiệu quả thực hành thực tế không hề có. Việc nhà trường quản lý và giám sát SV thực tập là vô cùng quan trọng, tuy nhiên nên kết hợp chặt chẽ với phía DN, bởi SV thực tập trực tiếp ở DN, để hiệu quả và lợi ích đạt được tốt nhất cho chính SV, nhà trường cũng như DN.
c) Ý nghĩa tác dụng
Các giải pháp từ phía TĐH tập trung vào trọng tâm thực trạng của các trường. Sự liên kết sẽ không thực sự hiệu quả nếu như các trường không chủ động trong việc tự thay đổi, điều chỉnh để thích nghi. Khi các trường nhìn nhận, đánh giá và phát triển chính nội lực của mình, thì liên kết đào tạo sẽ là động lực tiếp thêm cho mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực của nhà trường.
d) Điều kiện khả thi
Điều kiện khả thi của các giải pháp trên là bản thân nhà trường có mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn được xây dựng rõ ràng trên nền tảng năng lực và định hướng phát triển tự thân, thay đổi, điều chỉnh từ chính nội lực của trường để đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
3.4.4.Giải pháp từ phía SV
a) Căn cứ đề xuất
Thực tập là cơ hội thực hành thực tiễn, không ngừng nâng cao tố chất nghề nghiệp tổng hợp của SV. Chính vì vậy, SV nên có thái độ đúng đắn về thực tập.
Đối với những SV năm cuối của các trường cao đẳng, đại học, “học đi đôi với hành” được tập trung thể hiện qua thời gian thực tập của mình ở các DN, cơ sở, đơn vị tư nhân hoặc nhà nước. Tuy nhiên câu chuyện thực tập cũng có nhiều vấn đề để nói. Với thời gian đi thực tập, nhiều SV coi đây là một cơ hội lớn để mình học hỏi những kiến thức không được dạy trên ghế nhà trường, nhưng bên cạnh đó lại có những SV coi thực tập là một quãng thời gian để nghỉ ngơi và không thu hoạch được gì. Đối với hầu hết các trường, thực tập là quy định bắt buộc để nhà trường xét cho thi tốt nghiệp để ra trường. Phía nhà trường sẽ cấp giấy giới thiệu cho SV, và nhiều TĐH SV phải tự mình tìm nơi thực tập, nếu không tìm được thì nhà trường hoặc khoa sẽ liên hệ và giới thiệu đơn vị thực tập cho SV. Nhưng có trường, SV phải tự túc tìm kiếm chỗ thực tập, quá thời gian thực tập mà chưa có chỗ nhận thực tập, không có con dấu xác nhận của DN hay các cơ quan, đơn vị thì SV không đủ điều kiện để có thể ra trường. Mỗi năm vào thời gian này, áp lực và gánh nặng tâm lý lại đè nặng lên vai mỗi SV, tìm kiếm, liên hệ địa chỉ thực tập, ngay cả khi tìm được nơi thực tập thì câu chuyện về thực tập của SV cũng chưa dừng lại đó. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng không phải không có những SV thực tập thành công, đạt hiệu quả và sau thời gian thực tập họ được nhận ở lại làm ở đơn vị mình thực tập. Đó là sự thành công của những SV chăm chỉ, biết hòa mình vào công việc và tập thể. Nhưng những trường hợp này không phải nhiều trong một thực trạng chung hiện nay, và trường hợp như thế không phủ nhận có yếu tố may mắn.
b) Cách làm
Bản thân mỗi SV phải nhận thức được rằng mỗi kỳ thực tập rất quan trọng đối với tương lai của mình. Vì thế, trước hết SV cần phải cố gắng hết sức để bắt kịp công việc, không phải chỉ để đối phó lấy một bản nhận xét tốt. Và để có thể làm việc tốt, SV cần có kiến thức vững vàng. Điều này cần phải
được trau dồi trong suốt quá trình học tập của SV trước đó. Muốn vậy, nhà trường, giáo viên cần củng cố ý thức này cho SV ngay từ khi mới bước chân vào trường chứ không chỉ trước kỳ thực tập. Thứ hai, SV cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm đơn vị cũng như vị trí thực tập phù hợp với chuyên ngành học. Việc tìm kiếm này không phải cứ đợi đến sát thời kỳ thực tập mới tiến hành tìm hiểu mà nên lưu tâm từ trước đó một thời gian dài. Thứ ba, mỗi SV nên luôn ý thức chấp hành tốt nội quy đơn vị đi thực tập, cũng như những quy định của giáo viên hướng dẫn, luôn có tinh thần học hỏi và cầu tiến. Thứ tư, đối với nội dung bài báo cáo thực tập giữa khóa, khuyến khích SV nên tự tìm tòi, phân tích, đặc biệt là những chủ đề mới lạ trong DN. SV không nên phụ thuộc quá nhiều vào những bản báo cáo có sẵn tại đơn vị thực tập rồi đem “xào nấu”, copy lại và nộp cho giáo viên hướng dẫn.
c) Ý nghĩa tác dụng
Thực tập được coi là cơ hội để các bạn SV sắp ra trường tiếp xúc, va chạm với thực tiễn, vận dụng những kiến thức đã được truyền đạt trong suốt mấy năm ngồi trên ghế nhà trường. Rõ ràng mục đích của việc đề ra chương trình, kế hoạch thực tập cho SV là đúng đắn, hợp lý khi nó thể hiện triết lý giáo dục “học đi đôi với hành”. Với cách làm trên, SV sẽ nhận rõ được vai trò và tác dụng của quá trình thực tập, thực sự chú tâm và coi trọng khoảng thời gian thực tập tại DN.
d) Điều kiện khả thi
Giải pháp đối với SV tập trung vào sự nhận thức và vai trò, tầm quan trọng của thực tập thực tế để SV chủ động hơn nữa trong cơ hội được làm quen, tiếp xúc với điều kiện thực tế ở các DN.
Tuy nhiên, điều kiện quan trọng để giải pháp này thực sự thấm nhuần vào tư tưởng của SV phải có sự hợp tác, hỗ trợ từ cả phía TĐH và DN. Chỉ khi TĐH và DN đi sâu, đi sát vào thực tế thực tập của SV, cùng định hướng,
hướng dẫn cho SV tại nơi thực tập, có như vậy công tác thực tập thực tế của SV mới thực sự đạt kết quả.
Tóm lại, bốn nhân tố TĐH, DN, chính phủ và thị trường cấu thành 4 yếu tố trong hợp tác DN TĐH. TĐH và DN là chủ thể phát sinh hành vi liên kết nhà trường DN, 2 bên có nhu cầu lợi ích riêng, thông qua liên kết thực hiện chung nguồn, hỗ trợ ưu thế, hợp tác cùng có lợi, ủng hộ lẫn nhau, lấy mục tiêu nhu cầu xã hội của các bên làm căn cứ, rang buộc lẫn nhau, tạo dựng lợi ích chung. Chính phủ trở thành nhà quản lý của cả quốc gia và xã hội, thúc đẩy hợp tác tốt đẹp của giới giáo dục và giới DN, gây dựng qui chế pháp luật và thúc đẩy liên kết đào tạo, để trình tự hợp tác giữa 2 bên được tiến hành theo sự chỉ đạo của chính phủ và sự bảo đảm của pháp luật. Cơ chế thị trường trở thành cơ sở và phương pháp của phối hợp nguồn, thông qua tác dụng của cơ chế cạnh tranh, làm cho 2 bên DN và TĐH cảm nhận được tính cần thiết và tính quan trọng của việc hợp tác, từ đó cả 2 bên có thêm động lực để hợp tác và đạt được hiệu quả tốt
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở xác nhận lại mục tiêu định hướng của DN - TĐH, cũng như quan điểm liên kết của cả 2 phía, xác nhận rõ định hướng chủ trương phát triển lâu dài trong việc liên kết đào tạo của trường Mỏ địa chất và công ty FECON, tác giả đưa ra mô hình liên kết đào tạo nhằm hoàn thiện sự gắn kết đào tạo giữa 2 bên, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải có điều tiết, can thiệp của chính phủ thông qua các chính sách khuyến khích cho sự liên kết đào tạo giữa trường và DN, tạo hành lang thúc đẩy công tác này trở thành nội lực xuất phát từ chính nhu cầu cấp thiết của cả 2 phía.
Thông qua việc phân tích cho một mô hình cụ thể của một TH - một DN cụ thể, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị chung cho công tá liên kết đào tạo để hoạt động này thực sự được triển khai và áp dụng cho các trường và DN tương ứng, có cùng định hướng, mục tiêu phát triển với đầu ra của TĐH là đầu vào của DN, như vậy, công tác đào tạo nhân lực mới thực sự được phát triển về chiều sâu, phát huy thế mạnh của cả 2 bên để đưa chất lượng nhân lực thực sự đáp ứng yêu cầu xã hội.
KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
Con người là yếu tố quan trọng nhất của mọi tổ chức và mọi thời đại. Con người được cho là tài sản vô giá của DN, là trung tâm của gia đình và xã hội. Đào tạo nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là mối quan tâm của nhiều thành phần trong xã hội.
Tầm quan trọng của việc liên kết đào tạo giữa DN và nhà trường: Nó nhìn nhận là lợi ích cho cả hai phía. Phía DN sẽ đóng vai trò là những nhà cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị trường lao động. Hoạt động đào tạo của TĐH luôn hướng tới đáp ứng nhu cầu DN. Mặt khác, nếu nhà trường đảm bảo cung cấp những lao động đáp ứng đúng nhu cầu của DN, thì đối với DN đó là điều lý tưởng nhất. DN được hợp tác với cơ sở đào tạo đại học cũng là nhu cầu thiết thực của chính DN. Do đó, mối liên kết này vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao trong việc đáp ứng lao động cho DN.
Xây dựng mô hình liên kết đào tạo giữa nhà trường và DN cụ thể , tác giả rất mong có mô hình này không chỉ ứng dụng trong phạm vi nhỏ giữa TĐH Mỏ địa chất với Công ty CP nền móng và công trình ngầm FECON mà còn nhân rộng giữa DN và các trường khác (trường ĐH kiến trúc, trường ĐH Giao thông vận tải, trường ĐH Xây dựng…) trong các lĩnh vực cả 2 bên cùng quan tâm. Mặt khác, thông qua mô hình thực tiễn này, sẽ có nhiều DN khác cũng có thể áp dụng liên kết với các TĐH, vì lợi ích của chính bản thân Nhà trường và DN.
Mô hình liên kết giữa DN và TĐH vô cùng đa dạng, ngoài việc hợp tác để thực hiện phát triển nghiên cứu khoa học, cung cấp vị trí thực tập ra, còn có các phương thức khác như liên kết vừa học vừa làm, tổ chức các hoạt động SV. TĐH và DN nên vượt qua các rằng buộc của tư tưởng truyền thống, tìm kiếm các mô hình hợp tác phong phú hứng thú với cả hai hơn. Trong quá trình
hợp tác, trường có thể cung cấp nhân tài ưu tú cho công ty, công nghệ khoa học và tư tưởng tiên tiến, DN cũng có tác dụng đặc biệt, trường không thể thay thế trong đào tạo tố chất tổng hợp cho SV. Việc lựa chọn mô hình liên kết phù hợp còn tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của DN và TĐH. Tuy nhiên, các vấn đề luận văn đề cập sẽ làm cơ sở nền tảng để lựa chọn mô hình liên kết phù hợp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Bình (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số lý luận
và thực tiễn, NXB Thống kê HN.
2. TS. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Hiệu quả sử dụng nguồn lực con người
Việt Nam, NXB Lao động xã hội.
3. Đại học Mỏ Địa chất (2013), Báo cáo thực hiện quy chế công khai.
4. Đại học Mỏ Địa chất (2014), Báo cáo thực hiện quy chế công khai.
5. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi
vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá .
6. Mai Quốc Khánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước, NXB Chính trị Quốc gia.
7. Mai Hữu Khuê (1982), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý,
NXB Lao động.
8. Trịnh Thị Hoa Mai (2005), Liên kết đào tạo giữa nhà TĐH với DN ở
Việt Nam, tạp chí khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Hồ Chí Minh (1980), Bàn về giáo dục, Nxb SGK Mac – Lê Nin.
10.PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2012), Giáo trình Quản trị nhân sự, Nxb
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
11.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005.
12.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một
số Điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 thông qua ngày 25 tháng
11 năm 2009.
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật Giáo dục đại học số
14.TS. Trần Anh Tài (2009), Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với DN,
tạp chí Khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội.
15.Bùi Đức Tịnh (2013), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin (trang
643)
16.Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lý, TĐH Kinh tế quốc dân Hà
Nội.
17.Võ Xuân Tiến (2010), Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, tạp chí Khoa học và công nghệ , Đại học Đà Nẵng, số 5(40).
18.Viện Nền móng và Công trình ngầm (2013), Hồ sơ năng lực.
19.Phạm Khắc Vũ (1993), Cơ sở lý luận và thực tiễn phương thức tổ chức
đào tạo nghề kết hợp tại trường và cơ sở sản xuất, Luận văn tốt nghiệp
khoa học, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội.
20.Vụ công tác lập pháp (2005), Những nội dung mới của Luật giáo dục