Đào tạo giáo dục chuyên môn vốn là nhu cầu cấp thiết để sử dụng nguồn nhân tài có khả năng kỹ thuật cao vào phát triển DN, DN chính là người hưởng lợi trực tiếp từ việc liên kết giáo dục này. Tuy nhiên, thái độ của đại đa số các DN hiện nay còn khá thờ ơ bàng quan trước vấn đề hợp tác với
các TH. Nhiều DN cho rằng phát triển giáo dục là trách nhiệm của nhà nước, của chính phủ, còn đào tạo nhân tài là nghĩa vụ của TĐH, mà không ý thức được rằng họ cũng có trách nhiệm trong đó, họ cũng chưa nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa đầu tư giáo dục và phát triển công ty lâu dài. Các DN vẫn chưa muốn dốc sức lực tham gia vào việc đào tạo giáo dục nhân tài. Nhiều DN thường cho rằng việc hợp tác này không đem lại lợi ích cho mình, họ chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn, lợi ích cục bộ. Tuy nhiên hiệu quả của việc hợp tác giữa TĐH và DN không thể thấy ngay trước mắt, mà cần cả một quá trình lâu dài và phát triển. Do đó, tuy nhu cầu nhân tài cho sự phát triển của DN vô cùng cấp thiết, nhưng đối với việc đầu tư thời gian, sức lực, nhân lực, vật chất, tiền bạc nhất định cũng khó có thể có hiệu quả tức thời, nên các DN hầu hết thiếu sự kiên trì, nhiệt tình, chỉ là bị động ứng phó, không tích cực tham gia vào quá trình hợp tác đó.
Đối với TĐH, việc ra sức thúc đẩy các mô hình liên kết đào tạo giữa DN và TĐH là một con đường tất yếu cho sự cải cách đổi mới phát triển khoa học kỹ thuật, do đó nhiều trường đã có thái độ rất tích cực với vấn đề này. Tuy nhiên do điều kiện thực tế của các DN, khiến cho việc hợp tác mới chỉ dừng lại ở lời nói, văn bản còn chưa biết làm thế nào để đưa vào thực tế, nhiều TĐH chỉ hiểu việc hợp tác đơn giản là một khâu trong quá trình dạy học hoặc là phương án để giải quyết các vấn đề như điều kiện thực tế của trường không đủ, kinh phí còn khó khăn, SV khó tìm kiếm cơ hội việc làm. Nhưng lại thiếu những suy nghĩ và nghiên cứu làm thế nào để tăng cường trao đổi quan hệ gắn bó mật thiết với các DN có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Đây cũng chính là tình trạng hợp tác đào tạo của Trường Mỏ địa chất và Công ty FECON, mặc dù đã có văn bản ký kết hợp tác, nhưng sự hợp tác còn diễn ra hời hợt, không có sự kiểm tra, đánh giá về các vấn đề hợp tác chuyên sâu.