Giải pháp từ phía DN

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 115)

a) Căn cứ đề xuất giải pháp

Trong quá trình liên kết hợp tác giữa DN và TĐH ở Việt Nam, nhiều khi DN là bên chủ động, còn trường chỉ là bị động tiếp nhận ý kiến hợp tác. Chúng ta không nên đánh giá thấp ảnh hưởng của kênh hợp tác với ý nguyện và hiệu quả hợp tác, bởi nếu đảm bảo tốt lưu thông kênh hợp tác thì có thể thúc đẩy việc thực hiện hợp tác. Kênh hợp tác thực ra có thể hiểu là kênh giao lưu giữa DN và TĐH, DN có dự án hợp tác thích hợp có thể tìm kiếm được trường phù hợp hay không. Để hai bên hiểu rõ nhau hơn, cũng có thể nâng cao hiệu quả hợp tác.

Tuy hiện nay nhiều DN đã thực hiện liên kết với các TĐH, nhưng hiệu quả chưa thực sự tốt. Chính vì vậy DN nên tìm kiếm các mô hình mới để đem lại kết quả tốt nhất cho mình cũng như cho TĐH. Trên thực tế có rất nhiều mô hình hợp tác, nhưng vẫn có một số trường và DN cho rằng mô hình hợp tác hiện có không thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Đối với mỗi nhu cầu và dự án khác nhau có thể ứng biến hình thức hợp tác, kết hợp những kinh nghiệm thành công trong nước và thế giới, không ngừng phát triển các mô hình hợp tác mới.

3.4.2.1. Xác định rõ vị trí vai trò của mình trong liên kết đào tạo với TH

DN và TH cần xuất phát từ nhu cầu của mình, lựa chọn đối tác hợp tác thích hợp nhất. Sau khi DN có dự án cụ thể, sẽ bắt đầu tuyển chọn trường thích hợp, DN nên so sánh đặc điểm và điểm mạnh của các TĐH, chứ không chỉ giới hạn những trường đã từng hợp tác trước đây. Sau khi xác định dự án cụ thể DN có thể dùng phương thức đấu thầu để chọn được đối tác tốt nhất, tăng hiệu suất hợp tác.

Có rất nhiều phương pháp khai thác kênh hợp tác, ngoài việc các trường tuyên truyền ra bên ngoài, để các DN hiểu rõ quá trình phát triển, chuyên ngành, thế mạnh của trường và thực hiện lien kết ra, DN có thể tích cực giao lưu với trường, để trường hiểu nhu cầu về nhân lực, kỹ thuât, vật tư trang thiết bị của mình, bằng cách tạo một diễn đàn giao lưu, trao đổi trực tiếp các vấn đề cần thiết, qua đó các trường nắm bắt được thống tin và có thể sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong hợp tác đào tạo. Phá vỡ những hạn chế của tư duy, liên kết hợp tác giữa DN và TĐH không chỉ là hợp tác của DN TĐH trong khu vực, nên kết hợp với nhu cầu của mình để chọn đối tác thích hợp nhất. Để có nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai hơn nữa, DN và TĐH nên xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác, không phải chỉ là hợp tác một lần, mà có thể duy trì và tiếp tục các cơ hội hợp tác khác.

3.4.2.2.Tìm kiếm mô hình hợp tác mới

DN và TĐH nên đột phá hơn nữa, từ một hai hình thức hợp tác phát triển ra nhiều mô hình hơn. Ví dụ trước đây chỉ là DN ủy thác cho trường thực hiện nghiên cứu, không có các hợp tác khác, bây giờ cả hai nên thành lập nhóm nghiên cứu cùng nhau phát triển, tổ chức các hoạt động SV hoặc tài trợ cho SV nghèo vượt khó của trường, đa dạng hóa các hình thức hợp tác.

Mô hình hợp tác không thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả các trường và DN, tìm kiếm các hình thức hợp tác mới là vấn đề cấp bách. Do còn thiếu

những cơ sở thực tập, nên cải tiến hình thức thực tập, đó là liên kết “SV- giáo viên hướng dẫn- DN”. Phương thức chủ yếu của cơ sở thực tập hiện nay là DN chọn trong trường một nhóm SV đến công ty thực tập, trường và giáo viên không tham gia và quá trình thực tập của SV, cũng không đánh giá quá trình đó, bởi vậy nên đưa thực tập của SV vào một phần của dạy học, thành tích thực tập là một phần đánh giá thành tích dạy học của giáo viên. Điểm sáng tạo của mô hình này chính là tăng thêm yếu tố vai trò của giáo viên trong quá trình thực tập. Giáo viên sẽ là “trung gian” giữa SV và DN, họ có thể tìm kiếm và giới thiệu chỗ thực tập cho sinh, thực hiện giám sát và đốc thúc quá trình thực tập đó, nếu giáo viên không thể tự mình liên hệ được với các DN, nhà trường có thể đứng ra giới thiệu. DN sẽ đánh giá biểu hiện thực tập của SV, và đưa thông tin phản hồi cho nhà trường, những thông tin phản hồi này sẽ là tiêu chí đánh giá giáo viên trong việc dạy học thường ngày, có thể có những ràng buộc nhất định với giáo viên, làm cho họ phải theo sát SV, giúp SV nâng cao hiệu quả thực tập; hình thức thực tập này mỗi năm nên thực hiện ít nhất 1 lần. Trong mô hình này DN cũng thu được lợi ích, không những có thể củng cố quan hệ với trường, cũng có thể rút ngắn thời gian tuyển dụng SV. Mô hình hợp tác này muốn nhấn mạnh tính giao lưu trao đổi giữa DN và nhà trường, cả hai kịp thời phản hồi thông tin cho nhau sẽ tạo điều kiện phát triển quá trình liên kết hợp tác hơn.

3.4.2.3. DN nên tăng cường hơn nữa trách nhiệm xã hội, chủ động tham gia hợp tác với TĐH tham gia hợp tác với TĐH

Các DN cần tăng cường tính tích cực và chủ động, đi sâu hơn nữa tham gia vào giáo dục nghề nghiệp. TĐH là tổ chức mang tính công ích của xã hội, lấy giáo dục con người làm mục tiêu, theo đuổi lợi ích của xã hội; DN là tổ chức kinh tế của xã hội, lấy lợi nhuận làm mục tiêu, theo đuổi lợi ích kinh tế. Việc DN có muốn tham gia vào liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp hay

không, điều quan trọng nằm ở việc họ thu được gì từ việc hợp tác đó. Còn DN có thể tìm thấy các DN phù hợp với việc liên kết đào tạo hay không, điều quan trọng nằm ở việc trường có đủ sức thu hút không. Nhiều trường do các chuyên ngành không phù hợp với nhu cầu của công ty, hay khả năng của SV không tương ứng với vị trí thực tập, tư chất SV cũng như quan niệm kỷ luật của SV quá kém, khiến nhiều DN không muốn tiếp nhận các SV của trường đó vào thực tập và huấn luyện đào tạo. Không ít nhà DN chỉ cho rằng tham gia liên kết đào tạo với TH chỉ là việc không mang lại lợi ích gì. Nhìn từ thực tiễn, rất nhiều hợp tác giữa DN và TH chỉ là hợp tác bề nổi trong thời gian ngắn.

3.4.2.4.DN cần thay đổi hiện trạng vị trí thực tập ít mà thời gian thực tập dài.

Tình trạng phổ biến là rất ít DN, tổ chức cho sinh viện thực tập được trực tiếp làm việc hay chỉ dạy tận tình. Đến thực tập nhưng hầu như công việc chuyên ngành, kiến thức được truyền đạt ở trường hầu như không phát huy được vì SV chỉ được đứng ngoài và quan sát công việc, ngồi đọc tài liệu, chứng từ hoặc làm những việc lặt vặt. Các DN, tổ chức với tâm lý e ngại nhận SV năm cuối các trường đến thực tập vì kinh nghiệm ở họ chưa có, không có lợi cho đơn vị, sợ “bị quấy rầy”, thậm chí có DN thu nhận toàn bộ hồ sơ danh sách SV có yêu cầu đến thực tập và công khai cho phép SV về nhà nghỉ hè, khỏi đến cơ quan, đơn vị để thực tập, họ hẹn ngày đến trả giấy chứng nhận thực tập.“Thực tập ở nhà, chờ xin dấu” là một thực trạng phổ biến hiện nay của SV năm cuối các TĐH. Đến cơ quan, đơn vị thực tập nhưng không được thực tập thực sự, thời gian đó đối với SV hầu như chỉ là thời gian rãnh rỗi, sát ngày nộp báo cáo thì chỉ cần xin bảng số liệu, tài liệu để viết.

Do SV thực tập không quen với quy trình công nghệ sản xuất, thao tác kỹ thuật không thành tạo, khiến tỷ lệ phế phẩm cao, thêm vào đó số SV thực tập nhiều, nên nhiều DN khó sắp xếp công việc, một số DN chỉ ứng phó với

yêu cầu thực tập của TĐH là một phương án giải quyết vấn đề nhân lực. Một số công ty coi SV thực tập của các trường dạy nghề là lao động giá rẻ, không muốn sắp xếp đào tạo, luân chuyển công việc cho SV thực tập.Thời gian làm việc của nhiều SV thực tập ở một số công ty vượt quá 8 tiếng đồng hồ, thậm chí buổi tối hay cuối tuần còn liên tục tăng ca, ảnh hưởng đến sức khỏe của SV. Tiền lương thực tập của nhiều công ty quá thấp, có nơi thậm chí còn không trả lương thực tập. Chính vì vậy, DN cần thay đổi quan niệm coi những SV thực tập là lao động giá rẻ hoặc lao động miễn phí.

3.4.2.6.DN cần nâng cao tầm quan trọng của việc đào tạo nhân viên đang làm việc

Các DN ở các nước phát triển rất coi trọng việc huấn luyện đào tạo và tiếp tục bồi dưỡng cho nhân viên đang làm việc. So sánh với các nước phát triển, các DN của nước ta hiện nay ngoài việc giáo dục và đào tạo an toàn cho nhân viên ra, rất ít chú trọng đến việc đào tạo tiếp chuyên môn cho nhân viên. Do đó, các DN ít chủ động hợp tác liên kết đào tạo với các trường. Tuy nếu DN thực hiện đào tạo nguồn nhân lực đó một cách chuyên sâu và tốt hơn, mặc dù DN phải chi trả các chi phí đào tạo đó không ít, nhưng chắc chắn hiệu quả công việc của những nhân viên có năng lực và kỹ năng đem lại cho DN không hề nhỏ. Chính vì vậy, các DN nên nhìn nhận và đầu tư tương lai cho định hướng phát triển công ty của mình ngay từ việc thực hiện liên kết đào tạo kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn cho nhân viên của công ty mình.

c) Ý nghĩa tác dụng

Các giải pháp từ phía DN vừa nêu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thiết lập liên kết đào tạo giữa TĐH và DN. Các giải pháp này khi đưa vào thực thi sẽ giúp DN định hướng và xác định các nội dung và mục tiêu liên kết cụ thể của mình, chủ động hơn nữa trong liên kết đào tạo với TĐH nhằm đạt được mục tiêu thúc đẩy đào tạo nhân lực.

d) Điều kiện khả thi

Các giải pháp nêu trên chỉ có thể áp dụng trong điều kiện DN có sự phát triển nhất định, có tiềm lực kinh tế và các điều kiện nền tảng về điều kiện cơ sở vật chất, có môi trường cho SV thực tập. Có như vậy, sự liên kết mới thực sự đi sâu vào chất lượng và nâng cao hiệu quả của nó.

3.4.3. Giải pháp từ phía TĐH

a) Căn cứ đề xuất

Rất nhiều TĐH ở nước ta hiện nay có chương trình giảng dạy và mô hình quản lý SV về cơ bản vẫn là các mô hình truyền thống giáo dục thông thường. Tuy tên chuyên ngành, tên chương trình có thay đổi, nhưng vẫn chủ yếu thực hiện theo mô hình chung ban ngày lên lớp, buổi tối tự học, cuối kỳ thi. Nhìn bề ngoài trình tự dạy học tương đối ổn, nhưng lại không có đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là khó thay đổi mô hình giảng dạy, xây dựng trang thiết bị thực tập, quản lý SV, cải cách dạy học của các TH.

b) Cách làm

3.4.3.1. Nhà trường cần tăng cường xây dựng năng lực chuyên môn

Thứ nhất, cần thay đổi hiện trạng hệ thống lý thuyết cách xa thực tiễn ở các TĐH. Các chương trình học của TĐH hiện nay thường tồn tại vấn đề khoảng cách giữa thiết lập chuyên ngành và nhu cầu xã hội, giữa hệ thống dạy học lý thuyết và thực tiễn sản xuất còn cách nhau khá xa. Do nhiều trường không chú trọng điều tra xã hội, nên không thể đổi mới chuyên ngành và chương trình giảng dạy theo nhu cầu của xã hội và DN.

Thứ hai, cần bổ sung lượng thiếu giáo viên giỏi kiến thức, am hiểu thực tiễn. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều DN cảm thấy không hứng thú với việc liên kết đào tạo hay thiếu sự tích cực và chủ động đó chính là đội ngũ giáo viên giỏi của các trường còn quá ít, giáo viên hiểu biết

về tri thức mới hay kỹ thuật mới rất ít, không theo kịp với xu thế và nhu cầu phát triển của xã hội, nên không góp ích được nhiều cho sự phát triển sản phẩm mới của công ty. Các trường không đủ khả năng kết hợp nghiên cứu sản xuất và việc học tập khó có thể thu hút các DN tham gia liên kết đào tạo.

3.4.3.2. Nhà trường cần gắn kết tạo môi trường văn hóa DN cho TĐH

Do cơ chế quản lý TH và cơ chế vận hành của DN không giống nhau nên văn hóa công ty và văn hóa nhà trường có sự khác biệt khá lớn, một bộ phận SV của các TĐH không thể thích ứng được với môi trường làm việc trong thời gian ngắn ở công ty, đối mặt với sự quản lý nghiêm khắc của công ty, tâm lý của nhiều SV thay đổi, họ tự ti nghi ngờ vào khả năng của mình, mất đi niềm tin vào công viên, khó phát huy kiến thức và khả năng của mình, khiến việc hợp tác chiều sâu khi liên kết đào tạo chịu những ảnh hưởng nhất định. Chính vì vậy, nhà trường nên tạo môi trường tập mô phỏng theo những đặc điểm văn hóa DN, để SV có thể làm quen ngay từ trong giảng đường, mà không gặp phải khó khăn hay bỡ ngỡ với công việc ngay sau khi tốt nghiệp.

3.4.3.3. Nhà trường cần thay đổi sự quản lý SV thực tập của trường

Các SV khi đến các công ty thực tập, do các địa điểm thực tập phân tán trên diện rộng, hơn nữa số lượng giáo viên của trường cũng có hạn, nên lượng giáo viên được cử để hướng dẫn thực tập không nhiều. Do nhiều công ty có cường độ làm việc lớn, thường xuyên tăng ca, nếu TĐH và DN không quan tâm sát sao, không tăng cường chỉ dẫn và quản lý đúng đắn, SV rất dễ phát sinh vấn đề về cuộc sống, công việc và tâm lý.

Hơn nữa, trách nhiệm an toàn của SV thực tập là vấn đề cả DN và TĐH đều rất lo lắng, cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều sâu của liên kết đào tạo. TĐH cho rằng SV tham gia thực tập đã bước ra khỏi mái trường đến với công ty thực tập, tách rời khỏi sự giám sát của nhà trường, làm việc và đem lại lợi nhuận cho công ty, thì đương nhiên do công ty

đó chịu trách nhiệm an toàn của SV đó; còn DN lại cho rằng, SV chưa tốt nghiệp, trách nhiệm an toàn của SV vẫn phải thuộc về phía nhà trường. Trong khi đó nhà nước không có bất kỳ pháp quy nào liên quan đến vấn đề an toàn cho SV thực tập, hay Luật lao động của Việt Nam không có điều khoản liên quan bảo hộ an toàn nhân thân của SV thực tập. Chính vì vậy, việc thực tập trở thành một việc làm “cưỡi ngựa xem hoa” của các SV, nên hiệu quả thực hành thực tế không hề có. Việc nhà trường quản lý và giám sát SV thực tập là vô cùng quan trọng, tuy nhiên nên kết hợp chặt chẽ với phía DN, bởi SV thực tập trực tiếp ở DN, để hiệu quả và lợi ích đạt được tốt nhất cho chính SV, nhà trường cũng như DN.

c) Ý nghĩa tác dụng

Các giải pháp từ phía TĐH tập trung vào trọng tâm thực trạng của các trường. Sự liên kết sẽ không thực sự hiệu quả nếu như các trường không chủ động trong việc tự thay đổi, điều chỉnh để thích nghi. Khi các trường nhìn nhận, đánh giá và phát triển chính nội lực của mình, thì liên kết đào tạo sẽ là động lực tiếp thêm cho mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực của nhà trường.

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)