Trường đại học

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 26)

Theo từ điển Wikipedia thì: TĐH (từ tương tự trong tiếng Anh: college;

có khi còn được dịch ra tiếng Anh là university) là một loại hình cơ sở giáo

dục đại học của Việt Nam. Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tên là TĐH và theo mô hình phân mảnh ngành học và phân mảnh cơ sở giáo dục của Liên Xô cũ, tức là mỗi TĐH tập trung vào một chuyên ngành hay một nhóm chuyên ngành riêng; ví dụ: TĐH Kinh tế Quốc

dân, TĐH Xây dựng, TĐH Thủy lợi... Trong TĐH thường có các khoa; trong khoa có các bộ môn.

TĐH có khi là một đơn vị thành viên trong một viện đại học, ví dụ TĐH Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thời Mỹ ngụy), hay trong một đại học, ví dụ TĐH Kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng.

TĐH tổng hợp (từ tương tự trong tiếng Anh: college hoặc university) là loại hình cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam dưới hai chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các trường loại này gồm có TĐH Tổng hợp Hà Nội (nay thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), TĐH Tổng hợp Huế (nay thuộc Đại học Huế), và TĐH Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Các TĐH tổng hợp này chỉ tập trung vào các ngành nhân văn và khoa học cơ bản.

TĐH bách khoa (từ tương tự trong tiếng Anh: polytechnic), có khi còn

gọi là TĐH kỹ thuật, là loại hình cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam dưới hai chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các trường loại này gồm có TĐH Bách khoa Hà Nội, TĐH Bách khoa Đà Nẵng (nay thuộc Đại học Đà Nẵng), và TĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (nay thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Các TĐH bách khoa này chỉ tập trung vào các ngành kỹ thuật và công nghệ.

TĐH cộng đồng (từ tương tự trong tiếng Anh: community college) là cơ

sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành được thành lập ở Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa (trước năm 1975 ở miền Nam). SV học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Các TĐH cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình TĐH cộng đồng ở Việt Nam là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Nam California năm 1970. Cơ sở đầu tiên được hình thành là TĐH

Cộng đồng Tiền Giang, thành lập năm 1971 ở Định Tường, sau đó được mở rộng khắp các địa phương.

TĐH Hàn Lâm: Là loại hình cơ sở giáo dục đại học, với chương trình đào tạo mang tính chất chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học cơ bản cụ thể (Khoa học tự nhiên: Toán học, Vật Lý,...và Khoa học xã hội: Triết học, xã hội học...) với xu hướng đi đến cùng bản chất vấn đề mang tính chất căn bản của khoa học, lý giải đầy đủ, cặn kẽ về bản chất, hiện tượng của tự nhiên và con người... Ở Việt Nam hiện nay, một số trường có mô hình đào tạo này như: Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn... Với loại hình này, sau khi đào tạo ở bậc đại học, sẽ đi sâu vào nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, TĐH ở trong nước và nước ngoài.

Đại học dân trí: giống như TĐH cộng đồng, Đại học dân trí là loại hình giáo dục đại học sơ cấp, đa ngành với mục đích đưa những kiến thức kỹ thuật cơ bản đi sâu vào quần chúng nhân dân, tạo điều kiện nâng cao kiến thức trong nhân dân, nâng cao năng lực kỹ thuật... Hiện nay, nhiều TĐH với loại hình này đã được thành lập. Tuy nhiên, thiếu sự gắn kết với thực tiễn, loại hình này vẫn đang gặp nhiều bất cập về giải quyết đầu ra nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 26)