Phương diện đào tạo thực tế Lấy mô hình “Xen kẽ vừa học vừa

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 51)

vừa làm” làm ví dụ

“Xen kẽ vừa học vừa làm” là một mô hình hợp tác giữa DN và TH được tiến hành xen kẽ quá trình học tập và thực tập lý thuyết, quá trình đào tạo thực tập, học lý thuyết chủ yếu diễn ra ở TH, nhiệm vụ thực tập chủ yếu thực hiện ở các DN, nơi đào tạo phải bao gồm phòng thực tập trong trường lẫn nơi đào tạo bên ngoài TH. Đối với SV, mô hình này có thể đưa họ bước ra khỏi giảng đường học lý thuyết đơn thuần, việc học thực tiễn với tư cách là người đi làm có thể thúc đẩy họ mau chóng thích nghi với thực tiễn công việc, việc trao đổi vai trò SV và người đi làm sẽ có ích cho việc thích ứng với vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp. Mô hình này phát triển từ phòng học thông thường sang hiện trường sản xuất, có thể tăng cường kỹ năng nghề nghiệp cho SV, nó cũng thể hiện được tính thực tiễn, tính mở cửa, tính nghề nghiệp rõ rệt, do đó trở thành một trong những mô hình bồi dưỡng nhân tài thường được áp dụng nhất hiện nay.

Phương pháp vận hành mô hình này thông thường là: sau khi SV mới nhập học, học kỳ đầu tiên đến các DN để cảm nhận, học tập và thực tiễn làm việc, DN sẽ phụ trách định hướng giáo dục tư tưởng nhập học và hướng dẫn chuyên môn cho SV; ở học kỳ thứ hai học kiến thức lý thuyết ở trường, học kỳ thứ ba tiếp tục đến DN thực tập, học kỳ bốn, năm SV lại tiếp tục quay về

TH lý thuyết, học kỳ sáu lại đến DN thực tập tốt nghiệp vầ hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Thực hiện theo phương pháp này, SV có thể sống trong môi trường làm việc của các DN nửa thời gian 3 năm học đại học của mình, đối với một số chuyên môn yêu cầu kỹ thuật tương đối cao khi áp dụng mô hình này, thực tiễn cần phải dài hơn nữa SV mới có thể nắm vững kỹ thuật sản xuất.

Ngoài ra mô hình còn có các hình thức khác, điển hình như mô hình “2+1” và “1+1+1”. Trong mô hình “2+1” chỉ trong 2 năm học đầu việc giáo dục ở TH là chủ yếu, còn năm thứ 3 sẽ lấy thực tiễn làm nòng cốt, phương án đào tạo nhân tài sẽ được nhà trường và DN cùng nhau nghiên cứu và thực hiện. Còn trong mô hình “1+1+1” việc giáo dục đào tạo sẽ chia ra làm 3 giai đoạn. Năm học đầu là giai đoạn thứ nhất, SV học ở trường là chính; năm thứ hai là giai đoạn thứ hai, nhà trường đóng vai trò chính, còn DN chỉ giữ vai trò hỗ trợ, SV cùng với việc học các môn học bắt buộc ở trường, phải hoàn thành cả nhiệm vụ thực tập nhất định; năm thứ ba là giai đoạn thứ ba, DN đổi lại giữ vai trò quan trọng, nhà trường sẽ chỉ cử giáo viện hướng dẫn phụ trợ cho SV, SV được phân đến các DN thực tập tốt nghiệp, vừa học vừa làm, nhận tiền lương thực tập và hưởng các chế độ đãi ngộ tương ứng.

Điển hình là TĐH Công nghiệp Hà Nội, đã áp dụng mô hình này trong những năm gần đây. Trong 5 năm trở lại đây, nhà trường đã tích cực tìm kiếm nguồn đầu tư từ phía DN. Mô hình được triển khai dựa trên phương diện thực tế, vừa học vừa làm. Cụ thể, SV từ năm thứ 2 bắt đầu được tiếp cận với các thiết bị công nghiệp hiện đại, với nguồn vốn từ đầu tư của DN. Bên cạnh đó, SV năm cuối được nhà trường liên hệ thực tập dài hạn (4 tháng đến 6 tháng) tại các nhà xưởng, nhà máy của DN đặt cơ sở trong nhà trường và ở ngoài. Nhờ vậy, SV được tiếp cận với các mô hình thực tiễn đang hoạt động tại các DN. Sau khi SV tốt nghiệp, có thể làm việc được ngay với tay nghề tương đối chắc chắn. Với hệ đào tạo nghề, nhà trường chú trọng vào việc thực hành cho

SV. Các khu xưởng, phòng thí nghiệm được nhà trường liên kết với các DN, đưa vào trong chương trình học. Do đó, SV được tiếp cận với công việc thực tế, nâng cao tay nghề, sau khi tốt nghiệp với tay nghề tốt sẽ được các DN đầu tư trực tiếp đón nhận, đem đến sự yên tâm cho người học. Với hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học, SV được tiếp cận nhiều hơn với các lĩnh vực công nghệ mới, tiến tiến từ các DN nước ngoài như Nhật Bản. Nhà trường đã liên hệ với các DN Nhật Bản, nhằm thu hút đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị và cam kết cung cấp nhân lực có kỹ thuật cho phía đối tác. Với mô hình trên, nhà trường đã đạt được một số kết quả khả quan. SV ra trường được đón nhận tại các DN, vị thế nhà trường được nâng cao trong tầm ngắm của các DN.

Nhìn vào tình hình thực hiện các mô hình liên kết giữa TH và DN, rất nhiều hợp tác chỉ dừng lại ở phía nhà trường làm nòng cốt, DN còn tương đối bị động, DN và TH còn thiếu sự hợp tác chuyên sâu. Việc liên kết giữa DN và TH là một mô hình giáo dục nghề nghiệp hiệu quả, là sự lựa chọn chiến lược quan trọng trong sự cải cách phát triển giáo dục nghề nghiệp thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đang ra sức phát triển giáo dục nghề nghiệp, tích cực phát triển và đổi mới các mô hình có ý nghĩa vô cùng lớn và sâu sắc. Hiện tại việc mở rộng việc hợp tác DNTH ở một số thành phố trên thực tế không hề lý tưởng, các vấn đề khó đi sâu vẫn là việc làm thế nào lập ra các mô hình hợp tác phát triển bền vững, tự nguyện, bổ sung ưu thế cho nhau, cùng chia sẻ lợi ích của nhà trường và DN, chính vì vậy nó đòi hỏi chúng ta cần thực hiện công việc tìm kiếm và đào sâu nghiên cứu hơn nữa.

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)